2.3.3.1. Đào tạo trước khi chuyển giao.
Unilever Việt Nam quy định một phương thức thống nhất về tổ chức công tác đào tạo nhân lực quốc tế tại Công ty mình. Bao gồm: đào tạo về chuyên môn, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo kiến thức bổ trợ cần thiết cho nhân viên sắp chuyển giao quốc tế.
Quy trình đào tạo nguồn nhân lực của Unilever Việt Nam được thực hiện qua các bước như sau:
- Thứ nhất: Xác định nhu cầu đào tạo.
- Thứ hai: Xây dựng chương trình và thực hiện đào tạo.
Với quy trình này, sau khi kết thúc khoá đào tạo, Công ty hướng đến mục tiêu là toàn bộ nhân viên của Unilever Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc sua khi sang nước ngoài làm việc, sử dụng ngoại ngữ thuần thục trong cả cuộc sống và trong công việc, được trang bị những kiến thức về văn hoá, pháp luật, lối sống cũng như phong tục tập quán của nước sở tại.
a) Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo chính là hoạt động Công ty tuyển chọn ra những ứng viên phù hợp với nhiệm vụ chuyển giao đợt này. Từ đó tạo cơ hội cho nhân lực có môi trường mới trải nghiệm, học tập và phát triển bản thân hơn.
Tuỳ theo từng đối tượng nhân lực, công ty sẽ lại đưa ra từng chương trình đào tạo riêng biệt cho mỗi đối tượng nhằm đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng nhân lực.
Từng đối tượng trong Unilever Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chuyển giao đều có những mục tiêu, nhiệm vụ và những kỹ năng cần thiết. Cụ thể được công ty quy định như sau:
Nhiệm vụ của họ là:
- Quản lý cấp cao: Đặt yêu cầu đào tạo cho nhân sự và phòng đào tạo; Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên học tập và phát triển.
- Trưởng phòng: Khuyến khích và hỗ trợ nhân viên áp dụng kỹ năng mới vào trong công việc; Huấn luyện, chỉ dẫn và theo dõi quá trình phát triển của nhân viên.
- Nhân sự: Hiểu nhu cầu của bộ phận và nhu cầu đào tạo; Đề nghị và bảo đảm thực hiện chương trình đào tạo hàng năm của các bộ phận; Hỗ trợ trưởng bộ phận/ trưởng phòng phát triển nhân viên; Chịu trách nhiệm về chương trình học tập kỹ năng chuyên môn.
- Phòng đào tạo: Triển khai chiến lược học tập; Xây dựng môi trường học tập; Triển khai và thực hiện chương trình học tập toàn công ty; Đưa ra các giải pháp học tập
Những mảng phát triển là hệ thống các kỹ năng và năng lực mà cấp quản lý và nhân viên Unilever Việt Nam cần có để thực hiện công việc một cách xuất sắc.
Nhân viên Quản lý
- 11 Năng lực dành cho cấp quản lý Unilever Việt Nam
-Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng quản lý chung (tầm thực hiện công việc)
- 11 năng lực LGP - Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng kinh doanh (tầm chiến lược)
b) Xây dựng chương trình và thực hiện khoá đào tạo
Với nguồn lao động chuyển giao dồi dào và đa dạng trải rộng ở tất cả các vị trí bao gồm những nội dung đào tạo chung nhất, cung cấp những yếu tố cơ bản nhất cho một nhân lực chuyển giao quốc tế nói chung của Unilever Việt Nam.
Chương trình bao gồm các nội dung: Xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn giáo viên, xây dựng khung trương trình, thực hiện trương trình,… Công ty thực hiện các nội dung cụ thể này như sau:
Xác định mục tiêu đào tạo.
Mục tiêu đào tạo là một yếu tố quan trọng trước khi thiết kế chương trình cụ thể, với nguồn lao động chuyển giao hầu hết là các đối tượng có trình độ chuyên môn cũng như tình thần học hỏi, năng động, ham trải nghiệm,…nên hầu như vấn đề đào tạo chung của Unilever Việt Nam chỉ tập trung ở một số nội dung chính sau đây:
- Đào tạo về trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề làm việc .
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, đặc thù của từng phòng ban, từng chức danh chuyển giao cụ thể.
- Nắm bắt được các quy định về an toàn lao động, am hiểu về văn hoá, phong tục tập quán nước sở tại,…
Chương trình đào tạo cho học viên.
Khung chương trình đào tạo gồm 3 phần: Đào tạo về trình độ ngoại ngữ; Đào tạo về trình độ chuyên môn và Đào tạo, bồi dưỡng một số kiến thức cần thiết khác.
- Đối với đào tạo trình độ ngoại ngữ.
STT TIÊU ĐỀ NỘI DUNG GHI CHÚ
1 Tên chương trình Bồi dưỡng ngoại ngữ cho lao động chuyển giao
Tiếng anh hoặc Tiếng nước tiếp nhận nhân lực chuyển
giao 2 Mục tiêu chung Đảm bảo cho nhân lực chuyển
giao có thể giao tiếp tốt trong công việc và cuộc sống cá
nhân hàng ngày. 3 Mục tiêu cụ thể (Tuỳ từng vị trí, chức danh
công việc cụ thể có yêu cầu riêng)
4 Phương pháp dạy Học trung tâm anh ngữ, tự học, ….
5 Bài kiểm tra đánh giá
Kiểm tra trình độ ngoại ngữ của nhân lực chuyển giao
Nếu thông qua mới được thực hiện nhiệm vụ chuyển
giao - Đối với đào tạo trình độ chuyên môn.
Như đã trình bày ở trên, tuỳ vào từng vị trí chuyển giao cụ thể sẽ có những chương trình đào tạo riêng. Cộng thêm đây là thông tin bảo mật của các phòng ban và của chính Unilever Việt Nam nên nhóm không đề cập và nghiên cứu chi tiết ở nội dung này.
Chương trình đào tạo kiến thức bổ trợ cho nhân lực đi làm việc tại nước ngoài được Unilever Việt Nam tiến hành thông qua một số nội dung tiết học như sau:
STT NỘI DUNG
1 Truyền thống, bản sắc, văn hoá dân tộc
2 Những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật, lao động, hình sự, dân sự và hành chính của Việt Nam và của nước sở tại
3 Nội dung hợp đồng ký kết giữa công ty với nhân viên. 4 Phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận. 5 Cách thức ứng xử trong công việc và đời sống.
6 Kỹ năng sống.
7 Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc tại nước sở tại.
8 Ôn tập và kiểm tra lại kiến thức đã học. c) Đánh giá kết quả đào tạo.
Sau mỗi khoá học thì giảng viên trực tiếp giảng dạy sẽ đánh giá chất lượng của từng ứng viên sau đó gửi lên bộ phân quản lý đào lý đào tạo, phòng nhân sự. Sau đó phòng nhân sự sẽ xem xét và tiến hành đánh giá các ứng viên tham gia kháo học xem ai hoàn thành tốt và ai còn lơ là, kết quả kém, chưa đạt tiêu chuẩn.
Sau mỗi đợt chuyển giao, Công ty cũng sẽ tiến hành tổng hợp đánh giá toàn bộ quá trình đào tạo của mình để tổng kết quy trình, xem xét và rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn những lần đào tạo sắp tới.
Việc đánh giá này hoàn toàn không có thông tin công khai, nhưng khi nhìn vào kết quả kinh doanh và sự phát triển hiện đại như hiện nay tại Unilever cũng đủ làm minh chứng cho thấy Unilever đã thực hiện xuất sắc công tác đào tạo nhân lực quốc tế của mình như thế nào.