Hạn chế và nguyên nhân a) Hạn chế

Một phần của tài liệu Tuyển dụng và đào tạo nhân lực quốc tế tại công ty TNHH unilever việt nam (Trang 33 - 34)

a) Hạn chế

Về tuyển dụng:

- Việc tổ chức các chương trình tuyển mặc dù sẽ tuyển được nhân sự có tài năng nhưng phần lớn các nhân lực được tuyển vào đều chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó công ty cũng tốn nhiều chi phí cho quá trình tuyển dụng như: chi phí tổ chức chương trình tuyển dụng và chi phí đào tạo nhân sự chưa có kinh nghiệm. Đồng thời việc tuyển dụng cũng tốn khá nhiều thời gian sàng lọc.

- Tốn kém nhiều chi phí quảng cáo, đăng bài.

- Tuyển chọn ứng viên bằng bài test online chưa được hợp lý vì dễ xảy ra gian lận. - Trong quá trình tuyển chọn đa phần ứng viên sẽ làm việc nhóm nhiều vì thế việc đánh giá năng lực từng người không được rõ ràng. Vòng phỏng vấn sơ bộ chưa thật sự khách quan, không có tính loại bỏ ứng viên cao.

- Công ty là công ty đa quốc gia nên đôi khi xảy ra rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, làm nội bộ nhân lực chưa thực sự hiểu được nhau.

- Công tác tuyển dụng được thực hiện không có sự đổi mới và mang tính chủ quan (Unilever đã từng sử dụng tên 1 chương trình tuyển dụng suốt từ năm 1998 đến 2009 là “Unilever’s management trainee programme”). Điều đó tạo cảm giác trùng lặp, không tạo nên sự khác biệt lớn giữa chương trình của các công ty, đặc biệt là các công ty cùng ngành.

- Các vòng tuyển chọn của Unilever được các ứng viên đã từng tham gia đánh giá là khó khăn và nhiều áp lực. Hơn nữa, sau khi đi hết các vòng và được tuyển chọn, thì quá trình thử việc có quá nhiều thách thức, mức lương tuy cạnh tranh nhưng so với thời gian và công sức bỏ ra thì chưa thật sự xứng đáng. Do vậy, đã có trường hợp, những quản trị viên tập sự không thể theo được tới cùng chương trình và được các công ty khác mời làm việc với chế độ làm việc và đãi ngộ hợp lý hơn.

Về đào tạo:

- Các chương trình đào tạo của công ty chỉ mang tính chất công việc, chưa đảm bảo việc đầu tư cho nhân lực về thể chất của họ mặc dù thể chất chính là yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến công việc. Trong Unilever’s employee handbook thì vấn đề phát triển thể chất, ví dụ như các khóa học aerobic, phòng tập thể thao,... không hề được nhắc tới. Việc quá tập trung vào công việc, đào tạo chuyên môn có thể dẫn tới sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, và họ sẽ không có thời gian chăm sóc sức khỏe để làm việc hiệu quả.

- Việc đào tạo theo hình thức hoán chuyển công việc, biệt phái mang lại cho nhân sự cơ hội học hỏi nhưng đôi khi cũng tạo ra áp lực cho nhân sự mới vì thử sức ở nhiều vị trí khác nhau, chưa kịp thích nghi.

- Chương trình đào tạo mang tính khuôn mẫu cứ người này ở vị trí này sẽ đào tạo như thế này theo kế hoạch.

- Công ty lên chương trình đạo tạo các kỹ năng đối với từng cấp đào tạo nhưng chưa phân luồng được các kỹ năng kiến thức họ đã có và kỹ năng kiến thức nào chưa có để bổ sung mà đào tạo tất cả nên sẽ mất thời gian và không cần thiết.

Một phần của tài liệu Tuyển dụng và đào tạo nhân lực quốc tế tại công ty TNHH unilever việt nam (Trang 33 - 34)