Những kết quả đạt được trong giáo dục rèn luyện đạo đức của cán bộ,

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng của cán bố đảng viên ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 57)

SÁNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Những kết quả đạt được trong giáo dục rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay chúng ta đang đứng trước bối cảnh kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. “Trước những khó khăn,thử thách lớn ở trong nước, những biến động bất lợi ở trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trước sự chống phá của các thế lực thù địch, Đảng ta đã giữ vững bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên trì đường lối đổi mới; tiếp tục nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng” [15, tr 260]. Đặc biệt Đảng luôn quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Từ ngày thành lập đến nay, trong suốt 85 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó không ngừng giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng. Hệ thống các trường Đảng, hệ thống tổ chức đảng các cấp đều có chương trình giáo dục rèn luyện cho cán bộ, đảng viên. Đảng ta cũng đã có nhiều Nghị quyết về xây dựng Đảng, trong đó có xây dựng đạo đức. Có thể thấy rằng, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên hiện nay được thể hiện:

Về nội dung, chương trình: Các cấp học, bậc học từ phổ thông đến đại học, sau đại học đã có những bài giảng về giáo dục công dân, đạo đức với những nội dung như về luân lý, gương người tốt, việc tốt; những điều nên và không nên làm… tùy theo cấp học, bậc học; kết hợp với giáo dục truyền thống,

giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội góp phần hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi người. Tuy nhiên nội dung, chương trình giảng dạy cho các đối tượng này vẫn còn chung chung, ít tính thực tiễn; nội dung chương trình và phương pháp truyền đạt, chưa hấp dẫn, chưa thu hút được sự chú ý của người học, thậm chí bị coi nhẹ. Từ đó dẫn đến hiệu quả không cao, tính thuyết phục bị hạn chế. Đối với cán bộ, đảng viên nói chung, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đối tượng này đến nay chưa có một nội dung, chương trình thống nhất theo đối tượng, được nghiên cứu, soạn thảo có cơ sở khoa học, đảm bảo tính thực tiễn cao. Hiện nay việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên được thể hiện qua Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, giáo dục cán bộ, đảng viên, Pháp lệnh cán bộ, công chức, các quy định, quy chế làm việc, các bài giảng về đạo đức trong hệ thống các trường Đảng, đoàn thể, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã…; các chương trình của Ban tư tưởng- Văn hóa Trung ương, các đoàn thể, các hội quần chúng… Các chương trình này, bên cạnh việc cung cấp cho người học các nghiệp vụ gắn với yêu cầu của công tác tư tưởng- văn hóa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, qua đó góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho họ. Ngoài ra, trong hệ thống trường Đảng còn có bộ môn về đạo đức học dành cho cán bộ, đảng viên thuộc diện quy hoạch, cán bộ nguồn… người học được nghiên cứu một cách hệ thống hơn về đối tượng, nội dung, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về đạo đức, lối sống.

Trong các chương trình giáo dục lý luận chính trị nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng, có thể nói tính thực tiễn, ứng dụng còn yếu. Chương trình, nội dung giảng dạy còn xa cuộc sống, chưa sát thực tiễn. Chưa có các chương trình cụ thể cho các đối tượng là cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương… Một số tài liệu hiện có nội dung quá cũ, thiếu cơ sở khoa học, nội dung mang tính lý luận chung chung, ít tính thực tiễn… Do đó người học thường không hào hứng, thậm chí chiếu lệ, dẫn tới hiệu quả không

đức cho cán bộ, đảng viên; đồng thời lại có tình trạng trùng lắp và có phần “giáo điều” ở chương trình và các bài giảng. Vì vậy, mặc dù sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã được cảnh báo, nhưng việc hạn chế nó chưa đạt kết quả cao.

Trong những năm qua, Đảng đã có nhiều nghị quyết, triển khai nhiều hình thức, biện pháp để giáo dục, nâng cao trình độ lý luận, nhận thức chính trị và bồi dưỡng tinh thần cách mạng, ý chí phấn đấu cho cán bộ, đảng viên. Nhờ đó, phần lớn đảng viên đã nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu thực hiện và động viên quần chúng vươn lên thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra. Qua đó khẳng định rằng, những thành tựu của công cuộc đổi mới có phần đóng góp quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục và sự cống hiến của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt kỷ niệm gắn với các ngày lễ, sinh hoạt chính trị cũng được mở rộng, các cấp cũng đã tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp thông qua các hoạt động hướng về cội nguồn, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trên các kênh thông tin; công tác tuyên truyền giáo dục được triển khai cụ thể ở các cấp cơ sở, đặc biệt là vào các dịp kỷ niệm lớn của đất nước. Các cơ quan chức năng còn tổ chức nhiều hoạt động học tập triển khai nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước để cán bộ, đảng viên nắm vững nội dung và nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung, hình thức triển khai còn khô khan, chưa đa dạng, ít được quan tâm do đó chưa tạo nên sự thu hút đối với cán bộ, đảng viên. Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải là người có lòng yêu nước, có sức khỏe, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có năng lực chuyên môn tốt, đủ khả năng hoàn thành các công việc được giao, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng. Chuẩn mực này là rất cần thiết, được đông đảo

cán bộ, đảng viên thực hiện nhằm chấn chỉnh lại những lệch lạc trong phong cách và lối sống tốt đẹp đã phần nào bị mai một trong sự phát triển không ngừng của xã hội. Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằng, sự vươn lên, lấy các chuẩn mực làm mục tiêu phấn đấu để tự nâng cao tri thức, sức khỏe, nâng cao tính năng động, sáng tạo, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; lựa chọn các hành vi thể hiện sự trung thực với chính mình và cộng đồng, thương yêu mọi người, tránh hành động ích kỷ, cá nhân, cơ hội là nhân tố quan trọng. Nếu bản thân người cán bộ, đảng viên không tu dưỡng, tự vươn lên thì mọi sự tác động đều kém hiệu quả. Đó là kinh nghiệm rút ra từ công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho cán bộ đảng viên những năm vừa qua. Công tác tuyên truyền gương người tốt, việc tốt còn hạn chế. Việc phát hiện những điển hình tiên tiến, nhất là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm, công tác tuyên truyền chưa mạnh, chưa thật chủ động, chưa động viên được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Phương châm giáo dục đạo đức là “giáo dục cái mà đất nước cần chứ không phải giáo dục cái mà ta có”. Đồng thời phải phát triển các giá trị đạo đức xã hội. Sự chuyển đổi giá trị đạo đức phải xử lý để chủ thể giá trị phát huy được tính tích cực cao nhất trong công tác, vừa góp phần vào quá trình xây dựng tổ chức, phát triển xã hội, vừa phải nâng cao trình độ nhận thức, ý thức tự giác, lập trường tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phải hướng dẫn các quan niệm về giá trị đạo đức, phải định vị cho được thước đo giá trị đạo đức cơ bản.

Để hệ thống những chuẩn mực đạo đức mới trở thành ý thức, chính kiến, thành tình cảm, tập tục, thói quen của mỗi thành viên xã hội, phải thông qua hoạt động giáo dục đạo đức. Chỉ có thông qua hoạt động giáo dục mới mới có thể xác lập được quan điểm nhận thức đạo đức, hình thành năng lực ứng xử đạo đức và tính cách đạo đức mới. Chỉ có thông qua hoạt động giáo dục đạo đức thường xuyên mới có thể xác lập được văn hóa đạo đức xã hội chủ nghĩa cho

Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, cần nắm vững và sử dụng đồng thời hai con đường trực tiếp và con đường gián tiếp. Con đường trực tiếp là chủ thể giáo dục trực tiếp truyền đạt tri thức đạo đức cho đối tượng. Để nâng cao hiệu quả giáo dục trực tiếp, đòi hỏi chủ thể giáo dục phải có tri thức, kinh nghiệm đạo đức cũng như khoa học và nghệ thuật truyền đạt. Con đường giáo dục đạo đức gián tiếp là thông qua hoạt động thực tiễn, thong qua việc đưa đối tượng giáo dục rèn luyện trong thực tế cuộc sống, công tác, nhất là thông qua các phong trào hành động cách mạng để từng cá nhân rút ra những kết luận về quan điểm, nhận thức, kinh nghiệm và kỹ năng ứng xử đạo đức.

Khi thông qua hai phương pháp để giáo dục đạo đức, phải thực hiện thật tốt các phương thức cơ bản của giáo dục, đó là giáo dục đạo đức từ trong gia đình đến cơ quan, đoàn thể, xã hội. Phải kết hợp chặt chẽ giữa chủ thể giáo dục với sự tự giáo dục của đối tượng giáo dục, trong đó chủ thể giáo dục là điều kiện, là tiền đề cho tự giáo dục. Chỉ có thông qua việc đối tượng giáo dục tự tu dưỡng, rèn luyện, họ mới tiếp nhận được sự giáo dục và mới hình thành các hành vi đạo đức trên cơ sở tự nguyện và kết quả này mới mang tính bền vững cao. Trong giáo dục phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống , trong đó xây là chính.

Để đổi mới, thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ chuyên trách về công tác tư tưởng của Đảng vừa phải tự rèn luyện, phấn đấu bản thân, vừa phải tập trung nghiên cứu, nâng cao nhận thức sâu sắc về đạo đức, vai trò của đạo đức, nội dung giáo dục đạo đức trong tình hình mới, con đường và những phương thức cơ bản để giáo dục đạo đức. Nâng cao sự thống nhất về nhận thức tư tưởng, chính trị, về ý chí và hành động trong toàn Đảng, kiên định lập trường cách mạng và những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc, củng cố và tăng cường sức mạnh của Đảng về mọi mặt làm cho Đảng thực sự “là đạo đức, là văn minh”. Bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, làm cho Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân. Chúng ta cần nhận thức

sâu sắc và đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên thông qua thực tiễn đời sống xã hội và các lĩnh vực hoạt động tư tưởng - văn hóa, sinh hoạt xây dựng Đảng như:

Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua đề cao và tích cực tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; tuyên truyền phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Ngoài ra cần phải thông qua quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo và thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Đồng thời giáo dục đạo đức, lối sống cần thông qua quan điểm chỉ đạo và thực tiễn đổi mới công tác tổ chức cán bộ, củng cố tổ chức, tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng; thông qua quan điểm lãnh đạo và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên thực tế, đa số đảng viên của Đảng đã tỏ rõ tính tiên phong gương mẫu. Những tấm gương kiên trung của các thế hệ đảng viên đã xây dựng, lưu giữ trong nhân dân hình ảnh tốt đẹp về Đảng cộng sản, một đảng “ tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Đảng sống trong lòng dân tộc vì đội ngũ đảng viên của Đảng luôn luôn phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong mọi điều kiện hoàn cảnh, luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Trong hòa bình xây dựng đất nước, đội ngũ đảng viên của Đảng đã phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trên mọi lĩnh vực, tiên phong về chính trị tư tưởng, gương mẫu trong đạo đức lối sống, có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chức trách được giao.

Số đông cán bộ, đảng viên vẫn giữ được đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Nhiều cán bộ, đảng viên đã vượt lên những cám dỗ và lợi ích cá nhân, phát huy tính tích cực của bản thân, vươn lên để tiếp thu tri thức mới, nâng cao trình độ, lao động sáng tạo, làm giàu chính đáng; động viên nhân dân làm giàu, tham gia vào quá trình xóa đói giảm nghèo. Những cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục

hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước. Đa số cán bộ, đảng viên được nâng cao về trình độ, kiến thức và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực chuyên môn được khuyến khích, không khí dân chủ trong xã hội tăng lên. Đạo lý của dân tộc sống có tình, có nghĩa “ bầu ơi thương lấy bí cùng”, “ lá lành đùm lá rách”… tiếp tục được nhân rộng. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa những người có công giúp đỡ đồng bào hoạn nạn… trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Ngoài những điểm chung nói trên, mỗi loại cán bộ còn có những ưu điểm cụ thể.

Cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn thể: có bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo chính trị, vận động nhân dân, tích cực tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang có lập trường chính trị kiên định, có ý thức cảnh giác cao, chịu đựng gian khổ, vượt qua khó khăn, bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Cán bộ khoa học: Có tâm huyết, say mê nghiên cứu khoa học, có năng lực sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới. Có nhiều

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng của cán bố đảng viên ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)