Những hạn chế về đạo đức của cán bộ, đảng viê nở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng của cán bố đảng viên ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 66)

Nam hiện nay

Nhìn vào thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay cho thấy, bên cạnh những giá trị đạo đức đã và vẫn được thừa nhận, những nhân tố mới đã nảy mầm và phát triển để theo kịp và hòa nhập với thời đại. Đó là tinh thần năng động, ham học hỏi, tiếp thu cái mới; ý chí vươn lên làm giàu chính đáng; tinh thần uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa; ý thức yêu quý và bảo vệ môi trường… Chưa thể khẳng định một nền đạo đức trong giai đoạn mới đã hình thành, nhưng những yếu tố mới sẽ xây dựng nên nó đã manh nha, phát triển trên nền vững chắc của truyền thống, rất cần được Đảng ta phát hiện kịp thời, bồi đắp thường xuyên.

bình trong nhân dân. Những vụ tiêu cực đã được phát hiện làm chúng ta mất đi nhiều cán bộ, đảng viên, mất đi nhiều tổ chức đảng vì đã bị tham nhũng và lộng quyền làm tha hóa. Tổn thất về người cũng đã lan đến những cán bộ cấp cao, làm suy giảm lòng tin của quần chúng vào sự gương mẫu của đảng viên và vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng. Nhiều vụ việc có quy mô nhỏ nhưng hậu quả mà nó gây ra lại rất lớn, vẫn lan tới ngõ ngách của đời sống xã hội. Không ít những sai phạm “lặt vặt”, chưa đến mức xử lý bằng pháp luật, nhưng những sai phạm “lặt vặt” đó cũng không kém phần nguy hiểm, mà điều nguy hiểm nhất của nó là đã tạo ra một lớp người thực dụng, thu vén cá nhân, thờ ơ với lợi ích của người khác.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên những năm gần đây diễn biến phức tạp, ở nhiều lĩnh vực, với nhiều mức độ và hình thức biểu hiện. Đó là sự phai nhạt mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng; nhận thức, quan niệm không đầy đủ, đúng đắn, thậm chí sai trái về những vấn đề cơ bản, liên quan trực tiếp đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…Về đạo đức lối sống, đó là chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, vị kỷ trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Nạn tham nhũng, hối lộ, bòn rút, lãng phí của công; lối sống cơ hội, buông thả; thái độ thiếu trách nhiệm với công việc được giao; nói không đi đôi với làm; nói nhiều, làm ít… khá phổ biến. Đó còn là tệ quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe và nói sự thật… tồn tại ở không ít cơ quan, ban ngành, địa phương

Có thể thấy rằng, thực trạng về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên hiện nay đã được các Đại hội Đảng và Hội nghị Trung ương nhìn nhận một cách thẳng thắn, nghiêm túc. Bên cạnh số đông cán bộ, đảng viên vẫn giữ được phẩm chất, đạo đức, lối sống thì vẫn còn “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc” [17, tr 22].

Biểu hiện tập trung nhất của suy thoái về tư tưởng chính trị là dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc. Còn sự suy thoái về ðạo ðức, lối sống biểu hiện tập trung ở chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, vụ lợi, vị kỷ, tệ tham nhũng, hối lộ, bòn rút, lãng phí của công, lối sống cơ hội, buông thả; tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm; tệ quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe và nói sự thật… Đạo đức nghề nghiệp xuống cấp, lối sống thực dụng, toan tính, vụ lợi, ích kỷ phát triển tác động trực tiếp đến quan hệ gia đình, nền nếp, gia phong truyền thống. Suy thoái về tư tưởng, chính trị và suy thoái về đạo đức, lối sống gắn kết, tác động qua lại nhau, vì thế có thể xác định suy thoái tư tưởng, chính trị qua đạo đức, lối sống của mỗi người và ngược lại.

Suy thoái là sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm lại quá trình phát triển dẫn đến sự thoái hóa và biến chất của sự vật, hiện tượng, quá trình hay chính bản thân con người và tổ chức xã hội của con người. Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hóa. Tư tưởng của người cũng biến hóa” [49, tr 277]. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, tức là phát triển, có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là sự giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động về chính trị, sa sút phẩm chất đạo đức, xuống cấp về lối sống.

Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là ba căn bệnh nằm trong một cá thể người “bị bệnh nặng”. Ba căn bệnh ấy có cùng nguồn gốc sinh thành là “bệnh lý” hay sự “ nhiễu loạn của hệ thần kinh trung ương” mà chủ yếu là sự “thoái hóa, biến chất”, mất nhân cách, mất “tính người” ở một số “cán bộ” mang danh hiệu đảng viên. Ai đó nếu đã bị lâm vào căn bệnh suy thoái về tư tưởng chính trị, thì lập tức, căn bệnh này sẽ “lây nhiễm”, biến người đó đồng thời tha hóa, biến chất về đạo đức, lối sống và ngược lại.

Biểu hiện rõ nét nhất và tập trung nhất của suy thoái đó là dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc. Họ cho rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn là không đúng và

Lênin, vào lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, vì cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ có giá trị chỉ đạo, dẫn đường trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Ngày nay nó đã trở nên lỗi thời, không còn đủ sức chỉ dẫn trong giai đoạn cách mạng mới. Họ ca ngợi chủ nghĩa tư bản và cho rằng chỉ có chủ nghĩa tư bản mới mang lại cuộc sống dân giàu, nước mạnh. Sự dao động về nền tảng tư tưởng, mục tiêu, con đường phát triển cũng làm nảy sinh chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa thực dụng mới, coi cái gì liên quan đến chủ nghĩa tư bản cũng đều là tốt, cái gì liên quan đến chủ nghĩa xã hội cũng đều là xấu.

Hai là, không tích cực học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, bằng lòng

với những nhận thức giản đơn, chung chung, mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không tích cực nghiên cứu, học tập lý luận chính trị hoặc có thái độ học tập không đúng có thể dẫn đến chủ nghĩa cơ hội, giáo điều. Họ che đậy sự thiếu hiểu biết của mình bằng các hoạt động chạy chọt, tìm ô dù che chắn, nâng đỡ… Việc không nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu lý luận của cán bộ, đảng viên đã làm giảm sức chiến đấu, uy tín của Đảng trước quần chúng.

Ba là, phủ nhận các thành quả cách mạng và giá trị truyền thống của

dân tộc. Đối với những cán bộ, đảng viên trẻ do không phải sống trong hoàn cảnh có chiến tranh nên họ chưa hiểu hết giá trị của thành quả cách mạng và lịch sử dân tộc.. Nhưng cũng có một số cán bộ, đảng viên đã từng tham gia kháng chiến, có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp cách mạng, nay quay lưng lại với quá khứ hào hùng đó, cho rằng những chịu đựng hy sinh đó là vô nghĩa. Phủ nhận lịch sử thường đi đến mất niềm tin vào tương lai. Phủ nhận thành quả của cách mạng dẫn tới sự phân hóa, làm “ đứt đoạn” quan hệ giữa các thế hệ cách mạng, tạo mâu thuẫn giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, hạ thấp uy tín và công lao cống hiến của những người đã tham gia các cuộc kháng chiến, coi thường vai trò của giai cấp công nhân, nông dân, đề cao quá mức vai trò của trí thức, doanh nhân…

Bốn là, Thiếu thống nhất với các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó nói và làm không theo đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách hiện hành… Điều này dẫn đến tình trạng nói một đằng, làm một nẻo, nói là nhất trí nhưng không làm hoặc làm khác đi, thực chất là sự giả dối.

Năm là, không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt

đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số cán bộ, đảng viên lơi lỏng, không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật đảng. Tình trạng phai nhạt lý tưởng của đảng, không coi trọng sinh hoạt đảng đang diễn ra khá phổ biến, không tự giác và nghiêm khắc phê bình các thiếu sót, khuyết điểm của bản thân, thậm chí còn tập hợp bè cánh, thâu tóm quyền lực, gây mất đoàn kết trong nội bộ tổ chức đảng.

Sáu là, lơ là, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa

bình” của các thế lực thù địch, đồng thời chưa kiên quyết phê phán, đấu tranh với những quan điểm sai trái. Trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, không ít cán bộ, đảng viên không thấy hết âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của chúng; lơ là, mất cảnh giác, coi như không có vấn đề gì nghiêm trọng. Một số cán bộ, đảng viên nhận được các tài liệu đang lưu truyền trái phép đã không báo cáo và nộp lại ngay cho cấp ủy đảng hoặc cơ quan chức năng, cố tình giữ lại, thậm chí còn sao chụp, chuyển cho người khác. Có người còn tin vào những lập luận ngụy biện trong các tài liệu xuyên tạc đó , dẫn tới hoài nghi về nền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng. Trên đây là những nội dung và hình thức biểu hiện tương đối rõ nét của suy thoái tư tưởng chính trị trong một số tổ chức đảng và một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Hiện nay, tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã và đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Tệ quan liêu, xa dân, thờ ơ, lãnh đạm trước những khó khăn, bức xúc và yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của dân đang là vấn đề rất đáng lo ngại. Tệ tham nhũng, lãng phí

chất nghiêm trọng gây nên sự bất bình trong Đảng và toàn xã hội. Chủ nghĩa cá nhân với các biểu hiện vị kỷ, vụ lợi, vun vén cho bản thân và gia đình, vô trách nhiệm trong công việc có chiều hướng gia tăng. Tình trạng mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, trù dập cán bộ và quần chúng dám thẳng thắn phê bình cũng đang diễn ra. Lối sống hưởng thụ, đua đòi, lãng phí đang có chiều hướng gia tăng. Tính chất nghiêm trọng của sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành từ trên xuống dưới được thể hiện ở một số nội dung sau:

Một là, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, vụ lợi, vị kỷ trong cán bộ,

đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Không ít cán bộ, đảng viên không chỉ suy giảm mà đã đánh mất lý tưởng cách mạng cao đẹp là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mưu lợi cá nhân, thậm chí sẵn sàng bán rẻ lợi ích dân tộc khi có cơ hội. Biểu hiện cụ thể là thái độ vô trách nhiệm với dân, xa dân. Họ chỉ lo vun vén quyền lợi cho cá nhân, gia đình, dòng họ mà quên đi lợi ích của tập thể; chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất, coi nhẹ lợi ích tinh thần; chỉ lo kiếm lợi trước mắt, không quan tâm đến những vấn đề cơ bản, lâu dài; không giữ gìn tư cách đảng viên, chạy theo lối sống thực dụng, vụ lợi, vị kỷ, trái với những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và đạo đức cách mạng. Điều nguy hại là lối sống này đang lây lan không chỉ ở số đảng viên trẻ, ít được rèn luyện, thử thách, mà còn trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã qua thử thách trong chiến đấu và sản xuất, nay có chức, có quyền đang nắm các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan công quyền, các tổ chức kinh tế nhà nước.

Hai là, tệ tham nhũng, hối lộ bòn rút, lãng phí của công trong cán bộ,

đảng viên không giảm. Tham nhũng ở nước ta được ví như “giặc nội xâm”. Nó đã gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nýớc, của nhân dân. Nổi lên là các hiện tượng thông đồng giữa khu vực công và khu vực tư, giữa “bên A” và “bên B” để bòn rút tài sản của Nhà nước, của nhân dân trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải tỏa mặt bằng, mua sắm vật tư, thiết bị, hàng hóa, đấu thầu, phân phối ngân sách, dự án, cấp phát vốn…. Việc

thông đồng, mua bán hóa đơn giữa cán bộ thuế với doanh nghiệp, nhận tiền để đưa tin trong các nhà báo, nhận hối lộ để điều tra, xét xử trong các cơ quan tư pháp, hợp thức hóa các hành vi buôn lậu trong các cơ quan hải quan… đã được phát hiện và xử lý không chỉ một lần. Tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh ở nhiều cán bộ, đảng viên, công chức khi thực thi công vụ diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong nhiều ngành, nhiều cấp, lĩnh vực, gây bức xúc trong xã hội...

Ba là, cùng với sự suy thoái về đạo đức lối sống là bệnh cơ hội “ gió

chiều nào che chiều ấy", chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng và không chỉ có ở đảng viên trẻ mà còn thể hiện ở trong một bộ phận cán bộ, đảng viên nói chung, nhất là những cán bộ nắm quyền, nắm tiền và tài sản công, nắm cán bộ, nắm thông tin. Lối sống này trái với những chuẩn mực đạo đức của người cộng sản “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như Hồ Chí Minh đã dạy. Hiện nay, ở nơi này nơi khác vẫn còn tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp. Trong xã hội còn có dư luận “chạy tuổi” để được đề bạt, được vào cấp ủy, kéo dài thời gian công tác để được “bổng lộc”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta nhận định: “Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp” [15, tr 263]. Một bộ phận sống buông thả, sử dụng tiền của công quỹ để ăn chơi lãng phí, xa xỉ.

Bốn là, tình trạng nói không đi đôi với làm còn phổ biến. Vẫn còn tình

trạng nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm còn xảy ra ở không ít cán bộ, đảng viên, trái với lời dạy của Bác Hồ là “nói phải đi đôi với làm”; “dù khó khăn mấy cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng.Trong Đảng ta hiện nay không ít cấp ủy, người lãnh đạo còn xa dân, không sát cơ sở, không hiểu được thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, không nắm được hoạt động, lối sống của cán bộ dưới quyền, nên có trường hợp đề ra chủ trương, chính sách không phù hợp với thực tế, người dân không đồng tình. Một số cán bộ, đảng viên nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, “nói một đằng, làm một nẻo”, nói và làm sai nghị quyết, thậm chí phát

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng của cán bố đảng viên ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)