Nền kinh tế thị trường phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng của cán bố đảng viên ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 100)

mạng của cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Nền kinh tế thị trường phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Sự hội nhập kinh tế thế giới và hình thành, phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, có tác động hai mặt tới đạo đức của cán bộ, đảng viên. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được xây dựng trong điều kiện vô cùng khó khăn, phức tạp.

Cụ thể, nó được xây dựng từ nền kinh tế thấp kém, sản xuất nông nghiệp lạc hậu; chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, của thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp; định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội cho nền kinh tế chưa có tiền lệ, đang trong tình trạng vừa xây dựng vừa tổng kết rút kinh nghiệm; và chịu tác động mạnh mẽ của các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Như chúng ta đều biết hành vi con người tuân theo hệ thống quy tắc của xã hội, do xã hội đặt ra. Có người tuân thủ nó do nhập tâm, do ý thức được các giá trị đạo đức, các chuẩn mực xã hội. Có người tuân thủ vì xung quanh họ có những cơ chế "kiểm soát xã hội" mạnh mẽ như gia đình, họ hàng, làng xóm, pháp luật. Thế nhưng khi xã hội chuyển biến dồn dập, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh chóng và hội nhập quốc tế làm cho hệ thống quy tắc dễ bị phá vỡ. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một loạt giá trị và những phẩm chất mới dược hình thành. Đó là sự kết hợp những giá trị truyền thống với giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa của nhân loại. Kinh tế thị trường không những không giải quyết được một cách thỏa đáng các vấn đề xã hội, mà đồng thời còn làm nảy sinh những nan giải xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực đạo đức, làm suy suy thoái đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. Sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức của cán bộ, đảng viên được thể hiện:

Một là, nền kinh tế thị trường lấy lợi ích làm động lực của sự phát

triển, chính điều này đã làm khá nhiều cán bộ, đảng viên bất chấp pháp luật, lương tâm, đạo lý để làm giàu bất chính. Cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của chính mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể và của đất nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, cơ hội, chạy theo đồng tiền trong đời sống xã hội đang diễn biến phức tạp. Có thấy cái tất yếu đó, chúng ta mới có cách xem xét và phương hướng, biện pháp

giải quyết đúng đắn, khắc phục những hiện tượng tiêu cực về đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Hai là, kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát

triển chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì , kinh tế thị trường kích thích hoạt động tích cực của cá nhân bằng việc thúc đẩy tới lợi ích riêng của mình. Nhưng nếu không chú ý, nó sẽ đề cao quá mức tự do cá nhân, do đó rất dễ nảy sinh chủ nghĩa cá nhân. Thực tiễn chứng minh rằng, không ít cán bộ, đảng viên đã bị chủ nghĩa cá nhân đẩy vào tình trạng tha hóa bản chất: lợi dụng chức quyền mưu lợi ích riêng; dùng quyền lực mưu tư lợi. Có thể nói, chưa bao giờ chủ nghĩa cá nhân phát triển cao độ như trong kinh tế thị trường. Vì vậy, việc ngăn chặn, xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân trong nền kinh tế thị trường là yêu càu cấp bách hiện nay.

Ba là, cùng với sự tăng lên của sản xuất hàng hóa , khối lượng tiền và

uy lực của đồng tiền cũng tăng lên gấp bội. Và khi sức mạnh của đồng tiền càng lớn thì khả năng phá hoại những mối quan hệ tinh thần đạo đức giũa người và người càng mạnh. Đã có không ít cán bộ, đảng viên bị tha hóa, làm nô lệ cho đồng tiền, đặt đồng tiền lên trên hết, đạo đức sa sút.

Bốn là, nền kinh tế thị trường mở cửa đã làm cho kinh tế phát triển

năng động, tiếp cận được với khoa học và công nghệ của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phương Tây, của lối sống thực dụng đã “gặm nhấm, ăn mòn”, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây là một thách thức lớn, gây tác động xấu đến đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.

Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều nguyên nhân phức tạp và đan xen nhau tác động đến tình trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, tự trong bản thân nó đã chứa đựng sự ràng buộc luân lý đạo đức trong quan hệ giữa người với người. Do đó cùng với việc chủ động, tự giác từng bước xây dựng và hoàn thiện kinh tế thị trường, phát triển theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, phải tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được những tác động tích cực và ngăn ngừa, hạn chế tối đa được những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường.

2.2.2. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Cán bộ, đảng viên là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Đảng, nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị. Phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên và hiệu quả tổ chức, hoạt động của bộ máy Đảng, nhà nước, hệ thống chính trị. Bởi vậy cần phải kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Trải qua đấu tranh cách mạng, được Đảng giáo dục và rèn luyện, số đông cán bộ, đảng viên mà nòng cốt là cán bộ chủ chốt từ trung ương đến cơ sở đã thể hiện phẩm chất chính trị vững vàng trước những biến động lớn của tình hình thế giới và trong nước. Tuy nhiên do tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, những tác động xấu của tình hình quốc tế và sự phá hoại của các thế lực thù địch về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, trên thực tế một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tha hóa, tham nhũng, xa rời quần chúng nhân dân, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín, thanh danh của Đảng.

Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các nhiệm kỳ đại hội tiếp sau đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Nhờ đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững; niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được

nhân dân tin tưởng. Tuy nhiên, hiện nay công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài. Đáng lo ngại nhất là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trước tình trạng đó, Đảng đã cảnh báo nếu không được sửa chữa sẽ là một thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Bởi vậy, để kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cần giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau đây.

Một là, nhận thức đúng mục đích xử lý nghiêm minh những cán bộ,

đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là để tăng cường cho kỷ luật Đảng, bảo đảm cho Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước được triệt để chấp hành.

Hai là, quán triệt và thực hiện tốt phương châm công minh, chính xác,

kịp thời trong thi hành kỷ luật các cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Ba là, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng

việc xử lý những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để kích động, xuyên tạc, gây rối nội bộ Đảng, gây mất ổn định chính trị - xã hội.

2.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và phát huy đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay

2.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Cuộc đời Hồ Chí Minh đã trở thành tấm gương đạo đức rất mẫu mực, trong sáng. Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành định hướng phát triển các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội nói chung và cho quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay nói riêng. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục rèn luyện đạo

đức cách mạng của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà trọng tâm là "Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của giáo dục, là yêu cầu khách quan nhằm nâng cao vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phải có đạo đức; vì nếu không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Bởi vậy việc tăng cường giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị, thấm nhuần tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là điều kiện thuận lợi để nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. Để nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên cần quán triệt sâu sắc các vấn đề mục đích, nội dung, phương châm, phương pháp và tổ chức lực lượng.

Về mục đích, giáo dục, rèn luyện đảng viên nhằm nâng cao giác ngộ cách mạng, nhận thức sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. “Vì có nắm vững đường lối cách mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [64, tr 94]. Tính nhất quán trong mục đích giáo dục, rèn luyện đảng viên thể hiện ở chỗ: vừa xây dựng ý chí quyết tâm cho đảng viên, vừa giúp đảng viên biến quyết tâm thành hành động trên thực tế, nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn. Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên là thước đo trình độ giác ngộ cách mạng, phẩm chất chính trị và năng lực công tác của họ, đồng thời đó cũng là tiêu chí để đánh giá kết quả giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên.

nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị của người đảng viên cộng sản. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, để làm tròn sứ mệnh của mình, mỗi đảng viên phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật của cách mạng Việt Nam, phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản, cần kiệm để xây dựng nước nhà; một lòng, một dạ phấn đấu vì lợi ích tối cao của cách mạng và Tổ quốc.

Về phương châm giáo dục và rèn luyện đảng viên cần tuân theo các vấn đề có tính nguyên tắc như: lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành; nâng cao kiến thức gắn liền với củng cố, phát triển bản lĩnh, quyết tâm. Đồng thời, cần quán triệt sâu sắc phương châm kết hợp giữa xây và chống trong giáo dục, rèn luyện đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trong mỗi con người hay một tập thể đều có hai mặt tốt và xấu. Vì vậy, phải dựa chắc vào những mặt tốt, những nhân tố tích cực để từng bước đấu tranh, khắc phục những mặt chưa tốt trong mỗi con người đó. Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải đi đôi với kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, bởi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, là nguồn gốc, nguyên nhân sinh ra quan liêu, cửa quyền, tham ô, lãng phí và những tội xấu xa khác.

Về phương pháp, cần phải sử dụng linh hoạt nhiều nội dung, hình thức giáo dục đa dạng, phong phú trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh rất chú trọng đến phương pháp nêu gương điển hình tiên tiến, bởi “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [40, tr 263].

Người luôn yêu cầu các cơ quan, đoàn thể phải làm tốt công tác tuyên truyền gương người tốt việc tốt. Cho nên người cán bộ, đảng viên phải luôn là một tấm gương sáng, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích riêng của cá nhân mình. Đồng thời cũng phải thường xuyên tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần phải gắn chặt việc quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI với việc tiếp tục học tập Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và

pháp luật của Nhà nước.Thực hiện có hiệu quả đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng, nhất là trong các cấp ủy đảng, các cán bộ chủ chốt cấp Trung ương và tỉnh, thành.

Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối sống phải gắn chặt với công tác quản lý cán bộ, đảng viên ở nơi làm việc cũng như tại nơi cư trú. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên thông qua tổ chức đảng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, hệ thống cơ quan dân cử, nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng. Về lực lượng giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải phát huy tốt vai trò hệ thống tổ chức, đề cao trách nhiệm các cấp ủy, chi bộ. Người nhắc nhở: “Các cấp ủy phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đảng viên. Từ nay trở đi công tác giáo dục đảng viên phải là một điều quan trọng trong chương trình công tác của cấp ủy” [64, tr, tr 95].

Mỗi đảng viên dù ở bất cứ cương vị nào đều nằm trong một tổ chức nhất định, đều phải chịu sự quản lý, giáo dục của cấp ủy, chi bộ nơi đảng viên đó

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng của cán bố đảng viên ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)