Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cơ bản của cán

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng của cán bố đảng viên ở việt nam hiện nay (Trang 27)

của cán bộ, đảng viên

Một là, trung với nước, hiếu với dân. Theo Hồ Chí Minh phẩm chất đạo

đức cơ bản hàng đầu cần phải có của mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng và nhân dân nói chung là “Trung với nước, hiếu với dân”, hết lòng,hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.

Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương Đông, đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước. Nước là của dân, dân là chủ của đất nước, trung với nước là trung với dân, “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử trong quan hệ văn hóa - đạo đức truyền thống của dân tộc ta mối quan hệ giữa dân và nước, giữa cá nhân với Tổ quốc là mối quan hệ lớn nhất, có vai trò chi phối các mối quan hệ khác. Do đó, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức hàng đầu. Trung và hiếu là những phẩm chất đạo đức truyền thống nhưng đến Hồ Chí Minh, quan niệm trung và hiếu không còn bị bó hẹp trong khái niệm trung với vua, hiếu với cha mẹ nữa mà đã được Người kế thừa và mở rộng hơn rất nhiều, biến đổi về chất. Theo Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân gắn bó chặt chẽ với nhau vì “dân là dân nước, nước là nước của dân”, nhân dân là chủ nhân của đất nước. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, suốt đời phấn đấu vì hạnh phúc và tương lai của nhân dân. Trung với nước còn là trung với Đảng, với Tổ quốc, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cá nhân đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trung với nước còn thể hiện tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết; mọi hoạt động của cán bộ tập trung phục vụ lợi ích cho dân tộc và cho nhân dân và là người kiên quyết chống lại những hành động và tư tưởng trái với quyền lợi của Tổ quốc.

Còn “Hiếu với dân” theo Hồ Chí Minh là hết lòng phục vụ và hy sinh cho quyền lợi của nhân dân, dám xả thân vì hạnh phúc của nhân dân. Hiếu với dân được cụ thể hóa bằng chủ trương “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, “Đảng và Chính phủ là đầy tớ của nhân dân”. Chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. Người nhấn mạnh: “Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân; ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải cho mọi người đều biết thương cha mẹ” [51, tr 640].

Ở Hồ Chí Minh, hiếu với dân không dừng lại ở chỗ thương dân mà chủ yếu tin dân, dựa vào dân, gần dân, giúp đỡ dân, lo cho cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt hơn. Người khuyên cán bộ, đảng viên phải dựa vào

dân, gắn bó với dân, “lấy dân làm gốc”. Người còn dạy rằng, hiếu với dân thì phải “làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Người coi là có lỗi vì chưa hoàn thành nhiệm vụ như ý muốn khi nước đã độc lập mà dân không được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc. Người chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân” [56, tr572], nghĩa là gánh vác việc chung cho dân”. Và Người nhấn mạnh “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” [45, tr56 - 57]. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “lật thuyền mới biết sức dân mạnh”. Nên, người cán bộ luôn tự nhắc mình phải thấm nhuần tư tưởng hiếu với dân đó là yêu mến, quý trọng nhân dân, chăm lo cho cuộc sống và bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Tình yêu đó không chỉ dành cho cá nhân, gia đình mà còn cho cả dân tộc và nhân loại: “Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nước. Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng rộng rãi như vậy” [54, tr60]. Để cho cán bộ có nhận thức đúng, hiểu đúng về đạo đức cách mạng của người cán bộ, trong buổi tập huấn cho cán bộ tự vệ - Những người lính xung kích và cảm tử bảo vệ thành quả cách mạng của cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đã dạy: “Đạo đức ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào” [46, tr149]. “Trung với nước, hiếu với dân” là hạt nhân cơ bản nhất của tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh.

Hai là, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Lòng yêu

thương con người là một giá trị nổi bật của đạo đức truyền thống Việt Nam. Giá trị ấy đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển dựa trên sự kết

cao đẹp của con người mới Việt Nam. Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh rất bao la, rộng lớn. Người luôn dành tình yêu thương của mình cho các dân tộc và con người bị áp bức đau khổ. Hồ Chí Minh luôn sống giữa cuộc đời và gần gũi với mọi người. Đó cũng là lý do tại sao mà tình yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức của Người thể hiện ở mọi mối quan hệ của con người là đòi hỏi mọi người phải thật sự rộng rãi, độ lượng với người khác, phải thật sự tôn trọng người khác, phải sống với nhau có tình có nghĩa. Người viết: “Học chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được” [67, tr 554]. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bao che khuyết điểm cho nhau, mà phải trên nguyên tắc phê bình và tự phê bình, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.

Ba là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Để giáo dục đạo đức cho

cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Ðường Kách mệnh”, chương đầu tiên của cuốn sách là Tư cách một người cách mệnh; và tiêu chuẩn đầu tiên trong Tư cách một người cách mệnh chính là: cần kiệm. Sau này là các tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm, liêm, chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”…Trước lúc đi xa, trong bản di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền, Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… [66, tr 498]” . Người đã phát động nhân dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Và chính Người là một tấm gương sáng trong việc thực hiện tinh thần cần kiệm liêm chính trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong làm việc.

Đối với cán bộ, Bác chỉ rõ: “Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện, làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân” [52, tr 321]. Và cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, là đức tính mới của con người sống dưới chế độ mới và là khẩu hiệu thi đua cách mạng của toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Nhấn mạnh, đức tính cần, liệm, liêm, chính đối với cán bộ, Người đã so sánh với những hiện tượng thiên nhiên trở thành quy luật rất gần gũi với con người:

“Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc Người có bốn đức: Cần, kiệm. liêm, chính…

Thiếu một đức thì không thành người” [51, tr 631].

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vốn là các khái niệm cơ bản của đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và bổ sung thêm nhiều nội dung mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nước. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí Minh giải thích một cách ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu và dễ làm theo.

Cần: là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; phải kiên trì, bền bỉ, dẻo dai. Phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người. Cán bộ, đảng viên phải hăng say làm việc, phải tính toán cẩn thận và phân công cụ thể, rõ ràng, phải kiên quyết đấu tranh chống lại lười biếng. Vì lười biếng là kẻ địch của chữ cần, kẻ địch của dân tộc.

Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, vì nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức. Tiết kiệm là để tích trữ vốn, mở rộng sản xuất. Tiết kiệm khác với bủn xỉn, “xem đồng tiền to bằng cái nống” (cái nong). Bác dạy:

đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm” [51, tr 637]. Bác khuyên cán bộ, đảng viên phải tiết kiệm: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều” [48, tr 104 - 105].

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ mối liên hệ mật thiết giữa cần và kiệm. Người căn dặn: Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. “Cần mà không kiệm” thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì “không tăng thêm, không phát triển được” [51, tr 635]. Một mặt chúng ta phải thi đua kiệm, một mặt chúng ta phải thi đua cần. Kết quả của cần và kiệm sẽ là “bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giầu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới” [51, tr 639].

Liêm là trong sạch, không tham lam, không tham ô, luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không chiếm dụng của công làm của tư, không sách nhiễu nhân dân. Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại. Không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.

Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam. Hồ Chí Minh chỉ rõ, tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm: “Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp” [51, tr 641]. Không chỉ người có chức quyền mới phải liêm mà mọi người đều phải liêm, nhưng cán bộ phải

thực hành chữ liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân. Đồng thời pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Hồ Chí Minh khẳng định việc thực hiện tốt Cần, Kiệm, Liêm, Chính có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của dân tộc. Người viết: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” [51, tr 642].

Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn,

thẳng thắn, tức là tà. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính; nhưng một cây cần có gốc rễ, lại có nhành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Người có thiện và ác; việc có chính và tà. Làm việc chính là người thiện; làm việc tà là người ác” [51, tr 643]. Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ đều phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” [51, tr 645].

Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tri ân, tri huệ, tri oán, tri thù”, đem lòng chí công vô tư đối với người, với việc. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ; là lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân, phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Bởi vì, chủ nghĩa cá nhân là trái với chủ nghĩa tập thể, trái với đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ thù rất gian xảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là một

liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu mệnh lệnh.v.v..

Do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta, nó chờ dịp, hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi để ngóc đầu dậy. Vì vậy, đạo đức cách mạng là bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch. Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại cho việc xây

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng của cán bố đảng viên ở việt nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)