- Diện tích đầu tư xây dựng chậm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Thành phố Thái Nguyên vị trí địa lý đặc biệt quan trọng và có nhiều lợi thế cả về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội trong công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đồng thời vẫn đảm bảo các nhiệm vụ chính trị quan trọng về an ninh, quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên.
Trong giai đoạn từ 2017 - 2019 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 63 tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất và cho thuê đất với tổng số diện
tích 1.634.895,48 m2 trong đó diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 87,75% tổng diện tích đất được giao, cho thuê. Qua việc đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, nhìn chung các tổ chức kinh tế đều chấp hành tốt chính sách, pháp luật đất đai của Nhà nước. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai ngày càng hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như có 06 tổ chức kinh tế sử dụng đất không đúng mục đích được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích
16.350,8 m2 chiếm 1,0% tổng diện tích đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế, trong đó: Diện tích cho thuê trái phép là 01 tổ chức với diện tích 291,4 m2 chiếm 0,018%, diện tích sử dụng vào mục đích khác là
1 tổ chức với diện tích 3.082,9 m2 chiếm 0,19%, diện tích bị lấn chiếm là 01 tổ chức với diện tích 200 m2 chiếm 0,012%, diện tích đất được giao, cho thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng là 01 tổ chức, với diện tích 10.337,0 m2 chiếm 0,63% và diện tích đất đầu tư xây dựng chậm là 01 tổ chức, với diện tích 2.439,5 m2 chiếm 0,15% tổng diện tích được giao, cho thuê.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế và đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất như: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất; Xử lý kiên quyết đối với các đơn vị vi phạm luật đất đai, môi trường, kiên quyết thu hồi các diện tích sử dụng không hiệu quả; Đẩy nhanh công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp GCNQSDĐ; Xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy đủ và minh bạch…
2. Kiến nghị
- Cần xây dựng khung pháp lý cụ thể đối với các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được giao, thuê đất nhằm hạn chế những tiêu cực trong sử dụng đất, đồng thời sử dụng có hiệu quả và bền vững.
- Đối với những tổ chức sử dụng đất sai mục đích được giao sẽ bị kiến nghị thu hồi đất, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi cả những tài sản tạo ra từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn nhất là kiểm tra việc chấp hành các mục tiêu của dự án, chấp hành quy hoạch sử dụng đất, chấp hành tiến độ thực hiện dự án; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Cần xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoàn thiện để đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai.