Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, hiệu quả sửdụng đất và theo kết quả điều tra ý kiến của các tổ chức kinh tế trên địa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 76 - 82)

- Diện tích đầu tư xây dựng chậm

3.2.6.Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, hiệu quả sửdụng đất và theo kết quả điều tra ý kiến của các tổ chức kinh tế trên địa

bàn thành ph Thái Nguyên

* Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất theo kết quả điều tra ý kiến của

các tổ chức kinh tế

Đề tài đã chọn 30 tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp. Từ kết quả điều tra có thể đánh giá khách quan về công tác giao đất, cho thuê đất của thành phố trong 3 năm 2017 - 2019.

Bảng 3.15. Tổng hợp ý kiến của các tổ chức kinh tế đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất

STT Chỉ tiêu đánh giá

Việc áp dụng các Văn bản quy

1 định của Nhà nước về giao đất,

cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ Khả năng thực hiện các quy

2 định để tổ chức được giao đất,

cho thuê đất

Việc thực hiện thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai (thu 3 hồi đất, giao đất, cho thuê đất,

ký hợp đồng thuê đất, cấp GCNQSDĐ

4 Cán bộ tiếp nhận, thực hiện

Thời gian để hoàn thành các thủ 5

tục

6 Phí, lệ phí

7 Giá đất

8 Lo ngại về chính sách thay đổi

Mức độ dễ dàng, thuận tiện trong việc sử dụng các hình thức

9 tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

của cơ quan hành chính nhà nước

Bảng 3.15 cho thấy, mức độ áp dụng thực hiện các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng như việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai được đánh giá “dễ thực hiện” chiếm tỷ lệ trên 50% (từ 56,7% đến 63,4%) nhiều hơn so với “thực hiện được” và “khó thực hiện”. Như vậy, hệ thống văn bản của Nhà nước về đất đai là tương đối rõ ràng để áp dụng trong công tác quản lý, các thủ tục hành chính về đất đai như thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất, cấp GCNQSDĐ cũng được thuận lợi, dễ thực hiện.

Song bên cạnh đó vẫn còn một số phiếu cho rằng các văn bản quy định của Nhà nước còn “khó thực hiện” (chiếm tỷ lệ 6,6%), khó áp dụng điều kiện để giao đất, cho thuê đất (chiếm tỷ lệ 6,6%) cũng như khó thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai (chiếm tỷ lệ 3,3%). Đối với cán bộ làm công tác tiếp nhận và thực hiện các thủ tục hành chính đều được đánh giá là nhiệt tình (90%), không có tổ chức nào cho rằng cán bộ gây phiền hà trong quá trình làm các thủ tục. Thời gian để hoàn thành các thủ tục hành chính được các tổ chức đánh giá là bình thường chiếm 63,4%, số tổ chức cho rằng thời gian để hoàn thành các thủ tục chậm chỉ có 3 tổ chức đánh giá. Các khoản thu phí, lệ phí và giá đất có trên 90% tổ chức được hỏi đều trả lời vừa phải, không cao cũng không thấp quá. 90% các tổ chức đều không lo ngại chính sách của nhà nước sẽ thay đổi. Tuy nhiên, việc sử dụng các hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước được các tổ chức đánh giá 53,3% là không dễ dàng, không thuận tiện.

Do vậy, trong thời gian tới cần nghiên cứu những điểm chưa rõ ràng, chưa áp dụng được ở địa phương để đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi văn bản quy định để tất cả các đối tượng đều tiếp cận được, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

* Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo kết quả điều tra ý kiến của các tổ chức kinh tế

Bảng 3.16. Hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

TT Nội dung

1 Đạt được mục tiêu của dự án

2 Góp phần phát triển kinh tế - xã hội

3 Đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả

5 Tăng doanh thu cho đơn vị

6 Thu hút lao động địa phương

7 Nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên

8 Các hiệu quả khác

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 3.16 tổng ý kiến của một số tổ chức kinh tế về hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Đối với mục tiêu sử dụng đất phải đạt được hiệu quả của dự án có 30/30 tổ chức kinh tế đánh giá đạt 100%; Tất cả các tổ chức kinh tế được phỏng vấn cũng cho rằng hiệu quả sử dụng đất đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tuy nhiên việc đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường chỉ có 83,3% số tổ chức cho rằng đảm bảo; việc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả chiếm 80%; tăng doanh thu cho đơn vị chiếm 90%; thu hút lao động địa phương chiếm 100%; nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên chức chiếm 90%. Qua những ý kiến trên cho thấy mục đích lớn nhất của các tổ chức kinh tế là đạt được mục tiêu của dự án, đạt được hiệu quả về kinh tế cho tổ chức, sau đó mới đến giải quyết công việc của địa phương, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Hiệu quả

sử dụng đất chưa được quan tâm đúng đắn trên nhiều phương diện là phát triển kinh tế - xã hội - môi trường, hay nói cách khác chưa thực sự phát triển bền vững trên nhiều mặt.

* Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất theo kết quả điều tra ý kiến của các tổ chức kinh tế

Bảng 3.17. Tổng hợp một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

TT Giải pháp

1 Giảm bớt thủ tục hành chính

2 Đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ

3 Lựa chọn, đánh giá kỹ năng lực của chủ dự án

4 Tuyên truyền phổ biến pháp luật

5 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành

6 Tạo quỹ đất sạch

7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

8 Ổn định chính sách pháp luật

9 Tạo điều kiện để người dân tham gia giám sát các dự án đầu tư

10 Quy hoạch đồng bộ

11 Các giải pháp khác

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng kết quả điều tra tổng hợp ở bảng 3.17 cho thấy đối với các giải pháp cơ bản trên, mỗi tổ chức kinh tế đưa ra một số ý kiến để nhằm nâng cao hiệu quả về sử dụng đất như sau:

thứ ba là giảm bớt thủ tục hành chính chiếm 83,3%, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ và tuyên truyền phổ biến pháp luật chiếm 80%, lựa chọn, đánh giá kỹ năng lực của chủ dự án chiếm 76,7%, tiếp sau là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và quy hoạch đồng bộ chiếm 66,7%; cuối cùng là ổn định chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát các dự án đầu tư. Như vậy cho thấy công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch là rất quan trọng.

3.3. Một số thuận lợi, tồn tại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 76 - 82)