Bản chất hiện tƣợng hàng vòng xiên của vải dệt kim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm dệt kim (Trang 27)

Hiện tượng hàng vòng xiên phổ biến trên máy dệt kim đan ngang dạng tròn. Khi hàng vòng vải bị xiên chéo, hàng vòng và cột vòng tạo một góc khác 90 ° ( H.1.22)

(a) (b)

Hình 1.22. Hiện tƣợng hàng vòng xiên trên vải dệt kim (a) Vải thông thƣờng hàng vòng vuông góc với cột vòng.

Nếu máy dệt tròn có n tổ tạo vòng, mỗi lần quay một vòng máy dệt được n

hàng tương ứng chiều rộng bảng vải nB. Gọi D0 là đường kính giường kim, góc nghiêng hàng vòng so với chiều ngang khổ vải có thể xác định trên (H.1.23) và

bằng công thức :

0

ag = n

t B

D

Như vậy độ xiên hàng vòng phụ thuộc vào : - Chiều cao hàng vòng B

- Mật độ vải

- Đường kính máy D0

Số tổ tạo vòng càng nhiều hay đường kính giường kim càng nhỏ, độ không vuông góc giữa cột vòng và hàng vòng càng lớn và thể hiện góc lệch α, góc này có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào chiều quay của giường kim

Hình 1.23. Hiện tƣợng xiên vòng với góc α

Nếu các biến dạng hàng vòng xiên vượt quá 50 nó được coi là nghiêm trọng. Theo nhà nghiên cứu Brackenburry cần phải được xử lý hàng vòng xiên trong sản xuất.

Xác định độ xiên hàng vòng dựa trên đường cột vòng và xác định đường xiên của hàng vòng.Tang góc xiên lệch hàng vòng, tính theo công thức :

Trong đó :

AB, BD : Độ xiên lệch hàng vòng so với đường thẳng nằm ngang ở vị trí độ xiên lệch lớn nhất, tính bằng cm.

BC : Khoảng cách đo theo đường nằm ngang từ chỗ bắt đầu sự xiên lệch hàng vòng tới biên hoặc đường gấp đôi của vải, tính bằng cm

Hình 1.24. Xác định độ xiên hàng vòng 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới độ xiên hàng vòng [6,7]

Nghiên cứu thử nghiệm có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới hiện tượng hàng vòng xiên như: Quá trình đan sợi thường gây nên gút xoắn. Mật độ sợi tuyến tính. Sự thay đổi trong trong quá trình đan các thuộc tính ma sát ảnh hưởng đến quá trình đan sợi dệt kim…

Cơ bản được chia thành hai nhóm: nguyên nhân từ sợi và nguyên nhân từ máy dệt kim. Và các nghiên cứu khác cũng chia các nguyên nhân khác nhau của vải dệt kim: 1- Nguyên nhân do sợi dệt. 2- Quá trình công nghệ dệt. 3 – Quá trình hoàn tất.

Nguyên nhân do sợi dệt chủng loại 100% cotton cho thấy độ xiên hàng vòng một góc lớn hơn thành phần chủng loại xơ 50/50 cotton/polyester trong trạng thái hoàn toàn tự do. Nhưng thành phần vải 50/50 Cotton/polyester có xu hướng ít sử dụng hơn trong sản xuất. Và sợi cotton 100% thì thông dụng hơn.

Quá trình công nghệ dệt số lượng tổ tạo vòng trong máy dệt kim tròn cũng ảnh hưởng đến các góc lệch. Do hướng đan có độ dốc nghiêng hiện tượng xiên hàng vòng sẽ nhiều hơn. Khi tăng mật độ vải với tăng số lượng tổ tạo vòng tại đường kính không đổi sẽ giảm bớt hiện tượng xiên hàng vòng. Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng xiên hàng vòng, người ta có thể dùng phương pháp bù trừ giữa hai yếu tố độ xoắn của sợi, tỏ xoắn ngược hướng quay của máy và chiều quay của giường kim. Vải trong quá trình dệt trên máy luôn ở trong trạng thái bất ổn định. Vải trên máy thường bị co nên các thông số hình học của vải cũng sẽ thay đổi theo.

Quá trình hoàn tất giúp giảm độ xiên hàng vòng, độ xiên có thể giảm một nửa sau khi nhuộm và thường được xử lý hoàn tất bằng nhiệt và hơi nước, vì thế các đường vuông góc thông thường không ổn định sau khi lặp đi lặp lại chu kỳ giặt.

Quá trình hoàn tất gồm công đoạn:

Vải xuống máy: Vải xuống máy dần đi vào trạng thái ổn định tương đối, còn gọi là trạng thái hồi phục khô. Vải có thể đạt đến trạng thái này khi nó được để hoàn toàn tự do một thời gian đủ dài, tốt nhất là trong môi trường tiêu chuẩn. Giai đoạn hồi phục khô đối với vải dệt kim thường kéo dài khoảng một tuần. Sau giai đoạn hồi phục khô vải cũng chỉ ở trạng thái ổn định tương đối. Mọi sự thay đổi về hình dáng và kích thước sẽ không xảy ra khi các điều kiện tồn tại của vải không thay đổi.

Vải sau phục hồi ướt: Ở công đoạn hồi phục ướt, vải trong trại thái không tải được ngâm một thời gian đủ dài trong nước có chất thấm (400C và 0,1% chất thấm) và sau đó cũng trong trạng thái không tải, vải được sấy khô. Sau giai đoạn này vải

cũng ở trạng thái ổn định tương đối nhưng ở mức độ phục hồi cao hơn. Trạng thái ổn định tương đối này cũng có thể đạt được khi vải được giặt ở các nhiệt độ khác nhau trong các máy giặt kiểu thùng quay. Tuy nhiên trong công đoạn giặt và sấy khô, vải luôn cần phải duy trì trong trạng thái không tải, nếu không vải sẽ tiếp tục bị biến dạng và khó trở lại trạng thái hồi phục hoàn toàn

Trạng thái hồi phục hoàn toàn: được đặc trưng bằng lượng nội năng biến dạng cực tiểu trong vải.

Hiện tượng xiên hàng vòng sẽ xuất hiện ở vải thô rất lớn và trong quá trình hoàn tất vải người ta tiến hành xử lý để hạn chế yếu tố trên. ( H 1.25)

Hình 1.25. Hƣớng xiên vòng sợi

1.3. Ảnh hƣởng của hàng vòng xiên đến chất lƣợng sản phẩm may trong công nghiệp [5,7] nghiệp [5,7]

Một trong những nhược điểm khá rõ nét của vải dệt kim là tính kém ổn định về kích thước, độ co. Hình dạng của các sản phẩm dệt kim nói chung là có xu hướng tự thay đổi theo thời gian. Trên thực tế, trong quá trình gia công và sử dụng, sản phẩm vải dệt kim phải trải qua hàng loạt trạng thái khác nhau.

Vì vậy đối với sản phẩm vải dệt xuất hiện độ xiên hàng vòng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như những đường cong không tròn đều sẽ bị vặn, sản phẩm dễ bị nghiêng về một phía. Hay những sản phẩm bị lệch giữa sau hay trước.(H.1.26)

Nếu vải bị ảnh hưởng của độ xiên hàng vòng, trên các chi tiết bán thành phẩm cũng bị ảnh hưởng của hàng vòng bị xiên lệch (H1.26 a).

Vải dệt kiểu dạng ống, có dạng vải sọc, khi mở khổ vải các đường sọc ngang bị xiên lệch về một hướng do bị ảnh hưởng của độ xiên hàng vòng.( H1.26 b).

Sản phẩm may bị ảnh hưởng của độ xiên hàng vòng sau khi giặt sản phẩm thường xuất hiện hiện tượng lệch sườn hướng về phía trước một đoạn X. (H1.26c)

(a) (b)

(c)

Hình 1.26. Vải dệt bị xiên hàng vòng. (a) Bán thành phẩm bị xiên lệch hàng vòng. (b)Vải sọc dạng ống khi mở khổ. (c) Sản phẩm may bị ảnh hƣởng của độ xiên vòng sợi.

Hàng may mặc dệt kim các sản phẩm thông thường áo T-shirt, áo Polo, đồ lót là những sản phẩm phổ biến nhất. Vấn đề khắc phục hiện tượng vải có độ xiên hàng vòng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là những vấn đề lớn cần khắc phục trong sản xuất. Đối với sản phẩm có hoa văn bị nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng vải các hoa văn ráp không khớp, áo dễ bị rẽ lệch bên đường may hướng về phía trước của sản phẩm đó là các biến dạng quần áo. Ngoài ra có biến dạng trong sợi của vải dệt kim ảnh hưởng thẩm mỹ, trong sản xuất sẽ làm giảm năng suất sử dụng vải trong quá trình cắt dẫn đến sự gia tăng của các chi phí vật liệu.

Trong công nghiệp sản xuất sản phẩm hàng dệt kim cũng trải qua các công đoạn Cắt – May – Hoàn tất . Vì vậy khảo sát mức độ ảnh hưởng hàng vòng xiên ảnh hưởng đến năng suất trong các công đoạn sản xuất như sau ( H.1.27)

Hình 1.27. Mô hình công đoạn sản xuất may công nghiệp

1.3.1. Hiện tƣợng hàng vòng xiên ảnh hƣởng đến quá trình cắt

Quá trình cắt bao gồm một chuỗi các công đoạn thực hiện liên tục và nối tiếp nhau. Bản chất của quá trình là biến đổi hình dạng của nguyên liệu từ dạng tấm chuyển sang dạng chi tiết bán thành phẩm và tham gia vào các công đoạn của quá trình may.

Công đoạn trải vải: Trong quá trình cắt những nguyên liệu có tính đàn hồi cao phải tiến hành xổ vải, mục đích của việc xổ vải ra khỏi cây vải là nhằm giúp cho vải ổn định lại sau thời gian bị quấn chặt và kéo căng theo trục cuốn vào cây

vải. Thời gian xổ vải tùy thuộc vào loại vải. Vải có độ co giãn cao thì thời gian xổ vải trước khi trải là từ 24 36 giờ. Vải thành phẩm ở trạng thái tự do sau một thời gian dài, các vòng sợi sẽ dần dần hồi phục trở lại trạng thái ổn định nhất. Sự thay đổi kích thước của vải dệt kim sau khi hồi phục hoàn toàn so với kích thước.

Hiện tượng hàng vòng xiên sẽ gây khó khăn trong quá trình trải vải như vải cần được khắc phục khi phát hiện độ xiên hàng vòng lớn nên khi hoàn tất bàn trải vải khắc phục độ xiên hàng vòng trực tiếp trên bàn cắt làm ảnh hưởng thời gian và năng suất trải vải.( H 1.28)

Hình 1.28 Công đoạn trải vải dệt kim

Công đoạn giác sơ đồ đối với vải dệt kim có độ xiên hàng vòng nếu giác sơ đồ bình thường canh sợi vuông góc sẽ không hạn chế được nhiều về ảnh hưởng của hiện tượng xiên hàng vòng dẫn đến ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

Đối với các Nhà Máy sản xuất khi trải vải bằng máy nếu khắc phục bằng cách giác sơ đồ đặc biệt với độ xiên lệch hàng vòng, sẽ ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị sản xuất kéo dài để khắc phục thiết kế sơ đồ đặt biệt. (H.1.29)

( a) (b)

Hình 1.29. Sơ đồ cắt. (a) sơ đồ cắt đƣợc giác canh sợi vuông góc, (b) sơ đồ cắt đƣợc giác xiên canh sợi một góc α.

Công đoạn cắt bán thành phẩm : Quá trình cắt vải thường xảy ra hiện tượng

chạy vải, xiên canh sợi. Trong quá trình cắt bán thành phẩm các chi tiết dễ bị chạy vải xéo canh dẫn đến thay thân làm gia tăng của các chi phí vật liệu.( H 1.31)

Hình 1.30 Công đoạn cắt bán thành phẩm vải dệt kim

1.3.2. Hiện tƣợng hàng vòng xiên ảnh hƣởng trong quá trình may[5]

Quá trình may là lắp ráp các chi tiết lại với nhau, hiện tượng hàng vòng xiên ảnh đến các chi tiết bán thành phẩm ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình lắp ráp. ( H1.3.6)

Hình 1.31. Công đoạn may sản phẩm dệt kim.

Quy trình lắp ráp chi tiết của một sản phẩm liệt kê tất cả các bước công việc cần thiết theo trình tự hợp lý nhất dẫn đến hoàn chỉnh một sản phẩm, các bước công việc tương ứng với từng cấp bậc thợ đảm nhiệm, thiết bị thực hiện và thời gian chế tạo.

Bước công việc may: phân tích sản phẩm thành từng cụm chi tiết và cụm lắp ráp hoàn chỉnh, đồng thời phải xác định rõ thứ tự thực hiện các bước công việc đó

Khi bán thành phẩm bị ảnh hưởng bởi xiên canh sợi do vải bị xiên ảnh hưởng ít nhiều đến thao tác của người công nhân, công đoạn lắp ráp các chi tiết lại với nhau. Thông thường xảy ra nhiều hơn đối với sản phẩm vải có canh sọc.

Các chi tiết dễ bị lệch canh sọc, vì vậy tốn thời gian cho công đoạn điều chỉnh sự trùng khớp chi tiết yêu cầu phải đấu sọc ( H 1.3.7)

Khi may chi tiết viền vòng cổ hiện tượng xiên vòng cũng tác động lên bán thành phẩm làm đường cong không được bo tròn đều.

Hình 1.33 Công đoạn viền cổ sản phẩm dệt kim

1.3.2 Hiện tƣợng hàng vòng xiên ảnh hƣởng trong quá trình hoàn tất [5]

Trong quá trình hoàn tất sản phẩm may, có những khách hàng yêu cầu kiểm tra chất lượng sau khi giặt, sấy, nếu chất lượng vải có độ xiên vòng sợi nhiều sẽ dẫn đến biến dạng của sản phẩm.

Hàng loạt các sản phẩm bị biến dạng các chi tiết lắp ráp, hay định hình dạng đường cong, hay sự giãn vải, xiên vòng ảnh hượng đến cân đối của sản phẩm.

Vì vậy tốn rất nhiều thời gian cho việc xử lý hoàn tất sau khi may. Xử lý hoàn tất thành phẩm bằng cách ủi chỉnh định hình sản phẩm. Ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng đến khách hàng.

Tóm lại, hiện tượng hàng vòng xiên vải dệt kim gây ảnh hưởng nhiều đến từng công đoạn sản xuất may công nghiệp. Vì vậy, các nhà sản xuất may mặc công nghiệp luôn tìm hướng khắc phục hạn chế vấn đề trên nhằm tránh ảnh hưởng nghiêm trong đến chất lượng mỹ quan của sản phẩm.

1.4. Các công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng hàng vòng xiên đến chất lƣợng sản phẩm may [6,7,8,9]

Ngày nay các Nhà Máy chuyên sản xuất chuẩn loại hàng dệt kim đang phát triển về số lượng và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy để an toàn và đảm bảo chất lượng sản phẩm cần khảo sát các thông số của vải như độ co giãn, độ đàn hồi, các đặc trưng của vải dệt kim, độ xiên hàng vòng nhằm hạn chế hao phí nguyên liệu và nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Với tầm quan trọng trên các nhà nghiên cứu các tiêu chuẩn để đo hàng vòng xiên nhằm khảo sát thông số vải trước khi sản xuất và yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Hiện nay có rất nhiều các nhà nghiên cứu như nhà nghiên cứu Alenka Pavko- Čuden,Nahla Abd El-Mohsen Hassan chỉ nghiên cứu các yếu tố dẫn đến cột vòng và hàng vòng xiên [6,7].

Và những nghiên cứu trên xác định độ xiên hàng vòng của vải và chưa tìm thấy hướng nghiên cứu về ảnh hưởng đến hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm dệt kim.

Khảo sát sản phẩm sau khi may tại Nhà Máy Anhuco. Số lượng đơn hàng 4000 sản phẩm áo Polo. Sản phẩm được sử dụng từ vải Single với độ xiên hàng vòng đo được 60. Trong quá trình sản xuất sản phẩm thông tin để kiểm tra chất lượng sản phẩm đính kèm bảng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hướng dẫn quy trình và yêu cầu tránh các lỗi trong sản xuất.

Sau khi kiểm tra tỉ lệ theo tiêu chuẩn 4.0 AQL cho thấy tỉ lệ khoảng 20 % sản phẩm các sản phẩm bị lỗi do xiên hàng vòng sợi như sau:

Vòng cổ không tròn đều bị lỗi khoảng 4% Sản phẩm bị vặn sườn bị lỗi khoảng 3%

Sản phẩm gấu áo thân trước thân sau không đều bị lỗi khoảng 2% Sản phẩm không cân đối bị lỗi khoảng 2%

Các lỗi phát sinh khác bị lỗi khoảng 9%

Kiểm tra bằng ngoại quan khách hàng đồng ý độ lệch mất cân đối của sản phẩm không quá 6 0 trên sản phẩm bị lỗi được chấp nhận số lượng dưới 60 và có thể xử lý hoàn tất may.

Số lượng còn lại 2% sản phẩm bị loại tương đương 80 sản phẩm. khả năng doanh nghiệp sẽ không bán được trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp phải chịu tổn thất kinh tế và nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của hiện tương hàng vòng xiên.

Đồng thời đưa ra cách xử lý, hạn chế yếu tố xiên hàng vòng trong quá trình giác sơ đồ bàn cắt.Và nghiên cứu trên đang ứng dụng rộng rãi các Nhà Máy sản xuất may mặc lớn .

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu tổng quan ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

Vải dệt kim có những chất sử dụng tiêu biểu là bề mặt thoáng, xốp, mềm mại.Tính co giãn và đàn hồi tốt, khi chịu lực tác dụng độ giãn của vải lớn hơn nhiều so với sợi dệt. Thường được dùng sản xuất áo mặt ngoài, trang phục lót, sản phẩm tất, các sản phẩm dân dụng khác.

Hiện tượng hàng vòng xiên là một đặt thù của vải dệt kim đan ngang trên máy dệt kim tròn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Đã có một số công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới nghiên cứu về độ xiên hàng vòng. Hiện tại ở Việt Nam chưa có công trình nào đánh giá hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm.

Vì vậy luận văn tiến hành “Nghiên cứu ảnh hƣởng hiện tƣợng hàng vòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm dệt kim (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)