Hiện tƣợng hàng vòng xiên ảnh hƣởng trong quá trình hoàn tất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm dệt kim (Trang 37)

Trong quá trình hoàn tất sản phẩm may, có những khách hàng yêu cầu kiểm tra chất lượng sau khi giặt, sấy, nếu chất lượng vải có độ xiên vòng sợi nhiều sẽ dẫn đến biến dạng của sản phẩm.

Hàng loạt các sản phẩm bị biến dạng các chi tiết lắp ráp, hay định hình dạng đường cong, hay sự giãn vải, xiên vòng ảnh hượng đến cân đối của sản phẩm.

Vì vậy tốn rất nhiều thời gian cho việc xử lý hoàn tất sau khi may. Xử lý hoàn tất thành phẩm bằng cách ủi chỉnh định hình sản phẩm. Ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng đến khách hàng.

Tóm lại, hiện tượng hàng vòng xiên vải dệt kim gây ảnh hưởng nhiều đến từng công đoạn sản xuất may công nghiệp. Vì vậy, các nhà sản xuất may mặc công nghiệp luôn tìm hướng khắc phục hạn chế vấn đề trên nhằm tránh ảnh hưởng nghiêm trong đến chất lượng mỹ quan của sản phẩm.

1.4. Các công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng hàng vòng xiên đến chất lƣợng sản phẩm may [6,7,8,9]

Ngày nay các Nhà Máy chuyên sản xuất chuẩn loại hàng dệt kim đang phát triển về số lượng và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy để an toàn và đảm bảo chất lượng sản phẩm cần khảo sát các thông số của vải như độ co giãn, độ đàn hồi, các đặc trưng của vải dệt kim, độ xiên hàng vòng nhằm hạn chế hao phí nguyên liệu và nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Với tầm quan trọng trên các nhà nghiên cứu các tiêu chuẩn để đo hàng vòng xiên nhằm khảo sát thông số vải trước khi sản xuất và yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Hiện nay có rất nhiều các nhà nghiên cứu như nhà nghiên cứu Alenka Pavko- Čuden,Nahla Abd El-Mohsen Hassan chỉ nghiên cứu các yếu tố dẫn đến cột vòng và hàng vòng xiên [6,7].

Và những nghiên cứu trên xác định độ xiên hàng vòng của vải và chưa tìm thấy hướng nghiên cứu về ảnh hưởng đến hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm dệt kim.

Khảo sát sản phẩm sau khi may tại Nhà Máy Anhuco. Số lượng đơn hàng 4000 sản phẩm áo Polo. Sản phẩm được sử dụng từ vải Single với độ xiên hàng vòng đo được 60. Trong quá trình sản xuất sản phẩm thông tin để kiểm tra chất lượng sản phẩm đính kèm bảng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hướng dẫn quy trình và yêu cầu tránh các lỗi trong sản xuất.

Sau khi kiểm tra tỉ lệ theo tiêu chuẩn 4.0 AQL cho thấy tỉ lệ khoảng 20 % sản phẩm các sản phẩm bị lỗi do xiên hàng vòng sợi như sau:

Vòng cổ không tròn đều bị lỗi khoảng 4% Sản phẩm bị vặn sườn bị lỗi khoảng 3%

Sản phẩm gấu áo thân trước thân sau không đều bị lỗi khoảng 2% Sản phẩm không cân đối bị lỗi khoảng 2%

Các lỗi phát sinh khác bị lỗi khoảng 9%

Kiểm tra bằng ngoại quan khách hàng đồng ý độ lệch mất cân đối của sản phẩm không quá 6 0 trên sản phẩm bị lỗi được chấp nhận số lượng dưới 60 và có thể xử lý hoàn tất may.

Số lượng còn lại 2% sản phẩm bị loại tương đương 80 sản phẩm. khả năng doanh nghiệp sẽ không bán được trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp phải chịu tổn thất kinh tế và nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của hiện tương hàng vòng xiên.

Đồng thời đưa ra cách xử lý, hạn chế yếu tố xiên hàng vòng trong quá trình giác sơ đồ bàn cắt.Và nghiên cứu trên đang ứng dụng rộng rãi các Nhà Máy sản xuất may mặc lớn .

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu tổng quan ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

Vải dệt kim có những chất sử dụng tiêu biểu là bề mặt thoáng, xốp, mềm mại.Tính co giãn và đàn hồi tốt, khi chịu lực tác dụng độ giãn của vải lớn hơn nhiều so với sợi dệt. Thường được dùng sản xuất áo mặt ngoài, trang phục lót, sản phẩm tất, các sản phẩm dân dụng khác.

Hiện tượng hàng vòng xiên là một đặt thù của vải dệt kim đan ngang trên máy dệt kim tròn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Đã có một số công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới nghiên cứu về độ xiên hàng vòng. Hiện tại ở Việt Nam chưa có công trình nào đánh giá hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm.

Vì vậy luận văn tiến hành “Nghiên cứu ảnh hƣởng hiện tƣợng hàng vòng

xiên đến chất lƣợng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm dệt kim” nhằm góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm dệt kim ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Có được mối liên quan mức độ ảnh hưởng hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm của vải dệt kim.

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Các chủng loại vải dệt kim được sản xuất trong nước và thế giới rất phong phú. Do thời gian có hạn, trong luận văn này tập trung nghiên cứu và khảo sát ba loại vải dệt kim thông dụng là vải Single, vải Interlock và vải Rib. Mỗi loại vải có 3 mức chiều dài vòng sợi khác nhau.

Vải Single dệt trên máy có đường kính 34”, số tổ tạo vòng 102, cấp kim 19 kim/inch khổ 180cm.

Vải Interlock dệt trên máy có đường kính 30”, số tổ tạo vòng 96, cấp kim 24 kim /inch khổ vải 170cm.

Vải Rib dệt trên máy có đường kính 32”, số tổ tạo vòng 96, cấp kim 28kim/inch khổ vải 165cm.

Tất cả các vải được dệt từ một loại sợi và có cùng chi số sợi. Đối với vải Rib mật độ đếm trên một mặt phải. (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Bảng thông số công nghệ của các mẫu vải

Kiểu dệt Khổ vải (cm) Nguyên liệu Thành phần sợi Chi số sợi Mật độ vải ( Vòng sợi/1cm) Chiều dài vòng sợi (mm) Pd Pn Single 1 (S1) 180 CVC 60% Cotton 40% PE Ne 40/1 16 16 2.25 Single 2 (S2) 180 18 15 2.56 Single 3 (S3) 180 20 15 2.97 Rib 1 (R1) 165 13 11 4.78 Rib 2 (R2) 165 14 12 5.18 Rib 3 (R3) 165 16 12 5.23 Interlock (I1) 170 19 15 2.35 Interlock (I2) 170 16 15 2.52 Interlock (I3) 170 16 15 2.75

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu của đề tài này, luận văn tiến hành nghiên cứu thực nghiệm bốn nội dung cụ thể sau:

Đánh giá ảnh hưởng của hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm thực tế trên thị trường.

Xác định độ xiên lệch hàng vòng trên vải mẫu dệt kim.

May sản phẩm khảo sát ảnh hưởng của độ xiên hàng vòng đến chất lượng sản phẩm.

Xác định ảnh hưởng của độ xiên hàng vòng đến hao phí nguyên liệu khi giác sơ đồ bàn cắt.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1.Nghiên cứu tổng quan : 2.4.1.Nghiên cứu tổng quan :

Khái niệm về vải dệt kim, cấu trúc vải dệt kim, các loại vải thông dụng Single, Rib, Interlock

Quá trình công nghệ dệt kim bao gồm các quá trình tạo vòng của vải dệt kim Hiện tượng hàng vòng xiên nghiên cứu nguyên nhân vải có hiện tượng xiên vòng và bản chất của hiện tượng hàng vòng xiên trên vải dệt kim

Tổng quan các công trình nghiên cứu về hiện tượng hàng vòng xiên

2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên ba kiểu dệt thông dụng nhất của vải dệt kim: vải single, vải vải interlock và rib. Trên mỗi loại vải tiến hành thay đổi chiều dài, mật độ vòng sợi để khảo sát.

Quá trình thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Công Nghệ Dệt Kim trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nghiên cứu thực nghiệm theo các tiêu chuẩn:

TCVN 5791-1994._ Tiêu chuẩn lấy mẫu

TCVN 5800-1994._ Vật liệu dệt. Phương pháp xác định sự xiên lệch hàng vòng và cột vòng.

2.4.2.1. Xác định độ xiên hàng vòng theo tiêu chuẩn TCVN 5800 -1994

Góc xiên lệch hàng vòng ở vải tính bằng độ, là góc nghiêng của hàng vòng với đường thẳng nằm ngang của mẫu vải. Đường thẳng nằm ngang của vải vuông góc với cột vòng.

Khoảng cách đoạn xiên hàng vòng ở vải tính bằng cm, là đoạn sai lệch của hàng vòng so với đường nằm ngang của mẫu vải tính từ chỗ bắt đầu xiên lệch.

Đường thẳng nằm ngang của mẫu là đường thẳng vuông góc với đường cột vòng của mẫu vải.

a- Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

Mẫu vải Kéo cắt mẫu.

Thước thang khắc vạch đến 1mm. Thước vuông góc ( ê ke)

Dụng cụ đo góc ở thang chia độ và kim quay để chỉ độ lớn góc.

b - Chuẩn bị mẫu thí nghiệm :

Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5791 – 1994.

Hình 1.34. Hình ảnh tiến trình đo thí nghiệm

Trên tấm vải mẫu chỉ định tiến hành 5 – 10 phép đo cho độ xiên hàng vòng. Và vị trí đo được chia đều theo bề mặt tấm vải.

Trên sản phẩm tiến hành phép đo hàng vòng ở vị trí khoảng 10-15 cm so với mép trên và mép dưới của sản phẩm.

Đặt mẫu lên trên bàn nằm ngang sao cho mẫu không bị kéo căng, không bị gập và phẳng đều.

Giữ mẫu trong điều kiện khí hậu quy định TCVN 1748 – 199 ít nhất 24 giờ. Các mẫu thử được giữ ở điều kiện tiêu chuẩn, nhiệt độ 250C, độ ẩm 60% đến 65%.

c- Tiến hành thử mẫu

Tiến hành thử mẫu trong điều kiện khí hậu qui định theo TCVN 178:2007. - Sử dụng dụng cụ đo để xác định góc xiên lệch hàng vòng ( đo bằng độ ) - Xác định góc xiên lệch hàng vòng

Trong trường hợp sử dụng thước thẳng để xác định độ xiên lệch hàng vòng ( đo bằng cm ). Xác định bằng việc đo đoạn sai lệch hàng vòng so với đường thẳng nằm ngang và tiến hành từ chỗ bắt đầu có sự xiên lệch hàng vòng tới 10 cm.

Sử dụng thước thẳng, đo theo đường thẳng đứng nơi có độ xiên hàng vòng lớn nhất (a) phù hợp với hình 2.2.

Hình 1.35. Xác định độ xiên hàng vòng

Ghi kết quả chính xác

d- Tính toán kết quả

Góc xiên lệch tính bằng độ, trung bình cộng tất cả các phép đo với độ chính xác đến 0,10

và làm tròn đến 10 và được tính riêng cho hàng vòng

Khoảng cách bị xiên lệch, tính bằng cm, là trung bình cộng tất cả các phép đo được tính riêng cho hàng vòng.

Tang góc xiên lệch hàng vòng, tính theo công thức :

Trong đó :

AB, BD : Độ xiên lệch hàng vòng so với đường thẳng nằm ngang ở vị trí độ xiên lệch lớn nhất, tính bằng cm.

BC : Khoảng cách đo theo đường nằm ngang từ chỗ bắt đầu sự xiên lệch hàng vòng tới biên hoặc đường gấp đôi của vải, tính bằng cm

Khi độ xiên hàng vòng (- α), nghĩa là đường hàng vòng bị xiên có đường nằm dưới đường thẳng nằm ngang được sử dụng công thức tag α = AB/BC.

Khi độ xiên hàng vòng (α), nghĩa là đường hàng vòng bị xiên nằm trên đường thẳng nằm ngang được sử dụng công thức tag α = BD/BC.

Lưu lại số liệu và chuyển sang file excel để lưu trữ và xử lý dưới dạng đồ thị.

2.4.2.2. May sản phẩm khảo sát hàng vòng xiên và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản phẩm a. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm - Rập mẫu - Mẫu vải - Kéo cắt mẫu. - Thước thang khắc vạch đến 1mm. - Thước vuông góc ( ê ke)

- Dụng cụ đo góc ở thang chia độ và kim quay để chỉ độ lớn góc. - Máy may công nghiệp

- Máy vắt sổ - Máy kansai

Hình 1.36. Máy may công nghiệp

Hình 1.38. Máy kansai b. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

- Mẫu rập áo size L

- Vải may mẫu cắt bán thành phẩm - Ráp bán thành phẩm thành sản phẩm.

c. Tiến hành thử mẫu

- Hoàn tất mẫu may. Tiến hành khảo sát xiên hàng vòng trên sản phẩm - Sau khi hoàn tất giặt sản phẩm khảo sát lại sự thay đổi độ xiên hàng vòng - Nhận xét kết quả và đưa ra kết luận về độ xiên hàng vòng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

2.4.2.3. Xác định hao phí dựa trên công đoạn giác sơ đồ cắt

a. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

- Rập mẫu và đính kèm bảng thông số của sản phẩm

Hình 1.37. Máy vắt sổ

- Máy vi tính dùng phần mềm giác sơ đồ Gerber version 9.5 ( H.1.39)

Hình 1.39. Máy tính và phần mềm giác sơ đồ Gerber

- Máy in sơ đồ ( H 2.4) wind jet 240.

Hình 1.40. Máy in sơ đồ wind jet 240 b. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

- Mẫu rập của sản phẩm đã nhảy size S, M, XL, XXL

- Dữ liệu độ lệch xiên canh hàng vòng. Lấy kết quả đo ở thí nghiệm xác định độ xiên hàng vòng

- Giác sơ đồ chuẩn với canh sợi vuông góc theo khổ vải mẫu

c. Tiến hành thử mẫu

Giác sơ đồ xiên canh cho từng loại vải single, interlock, rip theo kết quả đo độ xiên lệch hàng vòng.

Lấy kết quả chiều dài sơ đồ xiên canh so với chiều dài sơ đồ canh sợi vuông góc

Nhận xét kết quả và đưa ra hao phí nguyên liệu theo sơ đồ cắt

d- Tính toán kết quả

Hao phí nguyên liệu tỉ lệ phần trăm giữa phần ngyên liệu bỏ đi với diện tích sơ đồ

Trong đó: Ssd là diện tích sơ đồ, đơn vị m2

Sm là diện tích bộ mẫu, đơn vị m2

P là phần trăm hao phí nguyên liệu, đơn vị là %

2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để: - Phân tích và khảo sát dữ liệu

- Biểu diễn biểu đồ trong không gian 2 chiều

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định mức độ ảnh hưởng của hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm. Luận văn đã lựa chọn đối tượng và xác định nội dung, phương pháp nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu là

Đánh giá ảnh hưởng của hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm thực tế trên thị trường.

Xác định độ xiên lệch hàng vòng trên vải mẫu dệt kim.

May sản phẩm khảo sát ảnh hưởng của độ xiên hàng vòng đến chất lượng sản phẩm.

Xác định ảnh hưởng của độ xiên hàng vòng đến hao phí nguyên liệu khi giác sơ đồ bàn cắt.

Phục vụ nội dung nghiên cứu trên, tác giả chọn đối tượng là: vải Single, Interlock, Rib mỗi loại gồm 3 mẫu khác nhau về chiều dài vòng sợi

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng ba phương pháp nghiên cứu:

Thứ nhất là phương pháp nghiên cứu tổng quan: tham khảo các tài liệu liên quan đến hàng vòng xiên của vải ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thứ hai là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: thực hiện thí nghiệm các mẫu vải trên các thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn.

Thứ ba là phương pháp phương pháp xử lý số liệu: Phân tích và đánh giá dữ liệu thực nghiệm bằng phương pháp toán thống kê, sử dụng phần mềm Excel để vẽ đồ thị.

Qua các phương pháp nghiên cứu trên nhận được kết quả để đưa ra bàn luận về ảnh hưởng hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm của vải dệt kim.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Luận văn tiến hành khảo sát ảnh hưởng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm qua thực tế trên thị trường và tiến hành xác định độ xiên hàng vòng trên ba đối tượng vải Single, Rib, Interlock mỗi loại có ba chiều dài vòng sợi khác nhau như bảng 2.1, từ đó đánh giá được hao phí nguyên liệu trong sản xuất thông qua quá trình giác sơ cắt của vải dệt kim. Kết quả khảo sát được trình bày như sau:

3.1. Đánh giá ảnh hƣởng của hàng vòng xiên đến chất lƣợng sản phẩm thực tế trên thị trƣờng. trên thị trƣờng.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu được các nhà sản xuất chú trọng, là yếu tố để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hiện tượng hàng vòng xiên đến chất lượng sản phẩm và hao phí nguyên liệu khi cắt may sản phẩm dệt kim (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)