Quá trình cắt bao gồm một chuỗi các công đoạn thực hiện liên tục và nối tiếp nhau. Bản chất của quá trình là biến đổi hình dạng của nguyên liệu từ dạng tấm chuyển sang dạng chi tiết bán thành phẩm và tham gia vào các công đoạn của quá trình may.
Công đoạn trải vải: Trong quá trình cắt những nguyên liệu có tính đàn hồi cao phải tiến hành xổ vải, mục đích của việc xổ vải ra khỏi cây vải là nhằm giúp cho vải ổn định lại sau thời gian bị quấn chặt và kéo căng theo trục cuốn vào cây
vải. Thời gian xổ vải tùy thuộc vào loại vải. Vải có độ co giãn cao thì thời gian xổ vải trước khi trải là từ 24 36 giờ. Vải thành phẩm ở trạng thái tự do sau một thời gian dài, các vòng sợi sẽ dần dần hồi phục trở lại trạng thái ổn định nhất. Sự thay đổi kích thước của vải dệt kim sau khi hồi phục hoàn toàn so với kích thước.
Hiện tượng hàng vòng xiên sẽ gây khó khăn trong quá trình trải vải như vải cần được khắc phục khi phát hiện độ xiên hàng vòng lớn nên khi hoàn tất bàn trải vải khắc phục độ xiên hàng vòng trực tiếp trên bàn cắt làm ảnh hưởng thời gian và năng suất trải vải.( H 1.28)
Hình 1.28 Công đoạn trải vải dệt kim
Công đoạn giác sơ đồ đối với vải dệt kim có độ xiên hàng vòng nếu giác sơ đồ bình thường canh sợi vuông góc sẽ không hạn chế được nhiều về ảnh hưởng của hiện tượng xiên hàng vòng dẫn đến ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
Đối với các Nhà Máy sản xuất khi trải vải bằng máy nếu khắc phục bằng cách giác sơ đồ đặc biệt với độ xiên lệch hàng vòng, sẽ ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị sản xuất kéo dài để khắc phục thiết kế sơ đồ đặt biệt. (H.1.29)
( a) (b)
Hình 1.29. Sơ đồ cắt. (a) sơ đồ cắt đƣợc giác canh sợi vuông góc, (b) sơ đồ cắt đƣợc giác xiên canh sợi một góc α.
Công đoạn cắt bán thành phẩm : Quá trình cắt vải thường xảy ra hiện tượng
chạy vải, xiên canh sợi. Trong quá trình cắt bán thành phẩm các chi tiết dễ bị chạy vải xéo canh dẫn đến thay thân làm gia tăng của các chi phí vật liệu.( H 1.31)
Hình 1.30 Công đoạn cắt bán thành phẩm vải dệt kim
1.3.2. Hiện tƣợng hàng vòng xiên ảnh hƣởng trong quá trình may[5]
Quá trình may là lắp ráp các chi tiết lại với nhau, hiện tượng hàng vòng xiên ảnh đến các chi tiết bán thành phẩm ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình lắp ráp. ( H1.3.6)
Hình 1.31. Công đoạn may sản phẩm dệt kim.
Quy trình lắp ráp chi tiết của một sản phẩm liệt kê tất cả các bước công việc cần thiết theo trình tự hợp lý nhất dẫn đến hoàn chỉnh một sản phẩm, các bước công việc tương ứng với từng cấp bậc thợ đảm nhiệm, thiết bị thực hiện và thời gian chế tạo.
Bước công việc may: phân tích sản phẩm thành từng cụm chi tiết và cụm lắp ráp hoàn chỉnh, đồng thời phải xác định rõ thứ tự thực hiện các bước công việc đó
Khi bán thành phẩm bị ảnh hưởng bởi xiên canh sợi do vải bị xiên ảnh hưởng ít nhiều đến thao tác của người công nhân, công đoạn lắp ráp các chi tiết lại với nhau. Thông thường xảy ra nhiều hơn đối với sản phẩm vải có canh sọc.
Các chi tiết dễ bị lệch canh sọc, vì vậy tốn thời gian cho công đoạn điều chỉnh sự trùng khớp chi tiết yêu cầu phải đấu sọc ( H 1.3.7)
Khi may chi tiết viền vòng cổ hiện tượng xiên vòng cũng tác động lên bán thành phẩm làm đường cong không được bo tròn đều.
Hình 1.33 Công đoạn viền cổ sản phẩm dệt kim