Mẫu sản phẩm ( H 3.1.4) Sản phẩm áo T – shirt, sản xuất bởi vải Rib là vải hoa văn phối với bo Rip, thành phần 100% cotton. Sản phẩm bị lỗi đường gấu áo so le giữa thân trước và thân sau 2cm.
Hình 1.46. Hiện tƣợng gấu áo bị sole
Tóm lại qua quá trình quan sát bằng trực quan hiện này trên thị trường còn tồn tại rất nhiều các lỗi mắc phải do hiện tượng hàng vòng xiên. Vì vậy các nhà sản xuất luôn tìm cách khắc phục để chất lượng sản phẩm đưa ra trên thị trường sản phẩm đạt chất lượng ngày càng đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng.
3.2. Xác định độ xiên lệch hàng vòng trên vải mẫu dệt kim.
Luận văn tiến hành khảo sát độ xiên hàng vòng trên 3 loại vải Single, Interlock, Rib mỗi loại gồm 3 mẫu khác nhau về chiều dài vòng sợi.
Vải Single dệt trên máy dệt kim với đường kính 34”, cấp kim 19 kim/ inch
khổ 180 cm.
Vải Rib dệt trên máy dệt kim với đường kính 32” cấp kim 28 kim/inch khổ
vải 165cm .
Vải Interlock dệt trên máy dệt kim với đường kính 30”cấp kim 24 kim / inch khổ vải 170cm.
Qua các bước tiến hành đo thử mẫu, tổng hợp các số liệu (bảng 3.1) để xác định độ xiên hàng vòng. Kết quả thí nghiệm được trình bày như sau:
Bảng 3.1 Kết quả độ xiên hàng vòng Kiểu dệt Chiều dài vòng sợi (mm) Kết quả đo lần (cm) Kết quả đo lần (cm) Kết quả đo lần (cm) Kết quả đo lần (cm) Kết quả đo lần (cm) Kết quả đo lần (cm) Kết quả xiên hàng vòng (cm) Độ xiên hàng vòng ( độ) Thực tế 1 2 3 4 5 6 Trung bình Single 1 2,25 1,4 1,4 1,2 1,1 1,0 1,3 1,2 6,08 (S1) Single 2 2,56 0,6 0,4 0,4 1,1 1,0 1,1 0,7 4,00 (S2) Single 3 2,97 0,3 0,2 0,2 0,7 0,8 1,0 0,5 2,86 ,(S3) Rib 1 4,78 0,4 0,4 0,6 0,6 0,4 0,7 0,5 2,86 (R1) Rib 2 5,18 0.6 0,3 0,5 0,2 0,1 0,1 0,3 1,71 (R2) Rib 3 5,23 0,1 0,1 0,1 0,4 0,2 0,2 0,1 1,15 (R3) Interlock 1 2,35 0,7 0,8 0,6 0,4 0,5 0,6 0,6 3,43 (I1) Interlock 2 2,52 0,5 0,2 0,5 0,4 0,5 0,3 0,4 2,28 (I2) Interlock 3 2,75 0,3 0,2 0,1 0,3 0,2 0,5 0,2 1,71 (I3)
Trên cơ sở lý thuyết, vải dệt kim có các kiểu dệt khác nhau sẽ có cấu trúc khác nhau.Và mối tương quan giữa chiều dài vòng sợi với độ xiên hàng vòng được tiến hành khảo sát và đưa ra kết luận như sau :
Vải Single có cấu trúc đơn giản nhất, các vòng sợi trong vải được sắp xếp theo một hướng nhất định. Qua quá trình đo thực nghiệm cho chúng ta thấy, với ba mẫu vải chiều dài vòng sợi khác nhau tỉ lệ nghịch với độ xiên hàng vòng, được thể hiện qua biểu đồ ( H.1.47)
Hình 1.47. Biểu đồ khảo sát độ xiên hàng vòng của vải Single.
Nhận xét: Tất cả các mẫu thí nghiệm độ dài vòng sợi càng lớn thì độ xiên
hàng vòng càng nhỏ. Vì vậy cho chúng ta thấy một qui luật rõ rệt về sự thay đổi chiều dài vòng sợi ảnh hưởng đến độ xiên hàng trên vải Single. Mẫu Single 1 có chiều dài vòng sợi nhỏ nhất thì độ xiên hàng vòng lớn nhất. Mặt khác mẫu Single 3 có chiều dài vòng sợi lớn nhất 2,97(mm) thì có độ xiên hàng vòng nhỏ nhất 2,860. Do đó độ xiên hàng vòng giảm dần so với ba mẫu vải có chiều dài vòng sợi tăng dần.
Vải Rib là kiểu vải kép, mỗi hàng vòng do một sợi tạo thành lần lượt có một số vòng phải xen kẽ vòng trái. Qua quá trình đo thực nghiệm cho chúng ta thấy, với ba mẫu vải chiều dài vòng sợi khác nhau có xu hướng vòng sợi lớn thì độ xiên canh nhỏ được thể hiện qua biểu đồ ( H 1.48)
Nhận xét: Do vải Rib có đàn tính cao nên khi khảo sát độ xiên vòng có xu hướng vòng sợi nhỏ thì độ xiên hàng vòng cao. Nhưng mặt khác có những trường hợp sự đảo chiều giữa vòng sợi lớn thì độ xiên vòng sợi có khả năng cũng lớn theo. Vì vậy vải Rib chưa thấy quy luật chúng ta chỉ thấy có sự thay đổi chiều dài vòng sợi ảnh hưởng đến độ xiên hàng trên vải Rib.
Vải Interlock là kiểu vải do hai kiểu đan hai mặt phải liên kết với nhau tạo thành, vòng phải của tổ này che lấp vòng trái của tổ kia. Do đó cả hai mặt vải đều là tập hợp các vòng sợi phải không có một vòng trái nào. Đặc biệt trên mặt vải, các cột vòng kề nhau có các vòng sợi sắp xếp so le nhau, do mỗi hàng vòng do một sợi tạo thành lần lượt có một số vòng phải xen kẽ vòng trái. Vì vậy vải Interlock có ưu điểm nổi bật là độ mịn của cả hai mặt vải và ổn định. Qua quá trình đo thực nghiệm cho chúng ta thấy, với ba mẫu vải chiều dài vòng sợi khác nhau độ xiên hàng vòng cũng thay đổi. (H 1.49)
Hình 1.49. Biểu đồ khảo sát độ xiên hàng vòng của vải Interlock .
Nhận xét : Tất cả các mẫu thí nghiệm độ dài vòng sợi càng lớn thì độ xiên hàng vòng càng nhỏ. Vì vậy, kết quả cho thấy một qui luật rõ rệt về sự thay đổi chiều dài vòng sợi ảnh hưởng đến độ xiên hàng trên vải Interlock. Mẫu Interlock 1có chiều dài vòng sợi nhỏ nhất thì độ xiên hàng vòng lớn nhất. Mặt khác mẫu Interlock 3 có chiều dài vòng sợi lớn nhất 2,75(mm) thì có độ xiên hàng vòng nhỏ
nhất 1,430. Do đó độ xiên hàng vòng giảm dần so với ba mẫu vải có chiều dài vòng sợi tăng dần.
Tóm lại qua khảo sát đo độ xiên hàng vòng cho ta thấy, với kích thước chiều dài vòng sợi khác nhau dẫn đến sự thay đổi độ xiên vòng sợi. Và trên thực tế sản phẩm dệt luôn tồn tại độ xiên vòng sợi mặt dù vải đã qua xử lý hoàn tất nhằm an toàn các thông số hạn chế rủi ro về chất lượng trong quá trình sản xuất.
Chính vì thế trong sản xuất công nghiệp công đoạn đo các thông số trên vải được đưa vào công tác chuẩn bị sản xuất. Nhằm dựa trên những thông số thực tế đo được trên vải và tìm hướng khắc phục an toàn cho chất lượng sản phẩm.
3.3. May sản phẩm khảo sát ảnh hƣởng của độ xiên hàng vòng đến chất lƣợng sản phẩm.
Dựa vào kết quả độ xiên hàng vòng được xác định mục 3.2 chọn vải Single cho phần khảo sát trên. Với dữ liệu bảng thông số chi tiết thành phẩm (bảng 3.2) thiết kế mẫu rập và cắt bán thành phẩm trên vải Single.
Bảng 3.2. Thông số chi tiết thành phẩm thiết kế.
Các mẫu bán thành phẩm được cắt trên vải Single giác sơ đồ theo hướng vuông góc. Và các bán thành phẩm bao gồm TT x1 , TSx1, Tay x 2, VC x 19 được thể hiện (bảng 3.3).
Bảng 3.3 Chi tiết bán thành phẩm size L
Bảng 3.4. Quy trình công nghệ may
Theo quan sát trực quan ta có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng hàng vòng xiên xuất hiện trên vải dệt kim ở các vị trí như: cổ áo (lệch cổ), sườn áo (vạt sườn), vạt áo (lệch vạt). Qua tiến hành thí nghiệm trước và sau giặt của sản phẩm dệt kim – vải single ta thấy được sự thay đổi về độ xiên lệch hàng vòng như (Bảng 3.5)
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát hàng vòng xiên trên sản phẩm may Kiểu dệt Độ xiên hàng vòng (0) Độ xiên hàng vòng (0) Độ xiên hàng vòng (0) S1 S2 S3
Trước khi giặt 6,18 4,00 3,92
Sau khi giặt lần 1 6,27 4,95 4,48
Sau khi giặt lần 2 6,28 5,71 5,6
Sau khi giặt lần 3 6,39 6,16 5,94
Vải Single 1 : Sản phẩm trước khi giặt, vòng cổ tròn đều, đường sườn không
bị lệch, lai áo bằng nhau sản phẩm sau khi giặt: vòng cổ bị lệch, đường sườn bị lệch.
Hình 1.52. Hình ảnh sản phẩm sử dụng vải Single 1 sau khi giặt
Quan sát trực quan cho thấy sản phẩm sử dụng vải Single 1 trước khi giặt sản phẩm êm, cân đối, vòng cổ tròn đều không bị nhăn vặn. Nhưng qua các quá trình giặt sản phẩm bị biến đổi và kết quả đo được độ xiên lệch vòng cổ 1cm. Và độ lệch đường sườn thân áo 1,5 cm. Và sản phẩm sẽ thay đổi ngày càng tăng theo thời gian.
Vải Single 2: Sản phẩm trước khi giặt: vòng cổ cong đều, đường sườn không
bị lệch, lai áo bằng nhau ( H 3.4.2 a). sản phẩm sau khi giặt: gấu áo không bằng nhau (H 3.4.2 b).
Hình 1.54. Hình ảnh sản phẩm sử dụng vải Single 2 sau khi giặt
Sản phẩm sử dụng vải Single 2 trước khi giặt sản phẩm không lỗi tại các vị trí, sản phẩm sau khi giặt phát hiện gấu áo bị lệch giữa thân trước và sau 1 cm. Cho thấy hiện tượng hàng vòng xiên có hướng thay đổi tăng độ lệch 4,000 đến 6,160. Và sản phẩm sẽ thay đổi nhiều về hình dáng qua thời gian sử dụng
Hình 1.56. Hình ảnh sản phẩm sử dụng vải Single 3 sau khi giặt
Sản phẩm sử dụng vải Single 3 trước khi giặt sản phẩm lỗi tại vị trí vòng cổ bị nhăn vặn và bị lệch vòng cổ, sản phẩm sau khi giặt phát hiện vòng cổ bị lệch nhiều 1,5 cm. Cho thấy hiện tượng hàng vòng xiên có hướng thay đổi tăng độ lệch 3,920 đến 5,940
.
Dựa trên dữ liệu đo sự thay đổi của độ xiên hàng vòng , xây dựng biểu đồ rút ra nhận xét như sau
Kết luận: Từ đồ thì trên ta thấy sản phẩm dệt kim -vải single đều bị biến đổi
sau quá trình giặt. Vải Single1 (độ xiên hàng vòng từ 5,71 lên 6,39), Single2 (độ xiên hàng vòng từ 4 lên 6,16) có sự thay đổi rõ rệt hơn vải Single3 (độ xiên hàng vòng từ 3,55 lên 5,94) do vải Single3 dày dặn và ít bị xiên lệch nên khả năng định hình và hồi phục tốt hơn. Do cấu trúc của vải dệt kim kém ổn định nên độ xiên lệch hàng vòng sẽ bị thay đổi theo thời gian sử dụng.
3.4. Xác định ảnh hƣởng của độ xiên hàng vòng đến hao phí nguyên liệu khi giác sơ đồ bàn cắt.
Trong công nghiệp may để khắc phục các yếu tố về vải làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cần đưa ra hướng để khắc phục. Dựa trên dữ liệu độ xiên hàng vòng được xác định bảng 3.2, dưới đây là kết quả nghiên cứu hướng giác sơ đồ đặt biệt theo độ xiên hàng vòng của vải và khảo sát được hao phí nguyên liệu khi thực hiện bước khắc phục trên.
Dựa vào bảng thông số thành phẩm áo Polo, chuẩn bị các chi tiết rập bán thành phẩm để giác sơ đồ cắt
Bảng 3.6. Bảng thông số thành phẩm áo Polo
Phương pháp tiến hành giác sơ đồ trên 5 size S, M, L, XL, 2XL. Mỗi size có bộ bán thành phẩm như bên dưới ( Bảng 3.6)
Bảng 3.7 Bảng chi tiết bán thành phẩm một size
Kết quả tiến hành giác sơ đồ vuông góc với độ xiên hàng vòng ( 00). Và khảo sát so sánh trên ba sơ đồ của mỗi loại vải, có ba độ xiên hàng vòng khác nhau và mỗi chủng loại vải có cùng kích thước khổ vải. Từ đó, tính toán % độ hao phí nguyên liệu trên từng sơ đồ.
Vải Single dệt trên máy dệt kim với đường kính 34”, cấp kim 19 kim/ inch
khổ 180 cm. Khi giác sơ đồ cắt với canh sợi vuông góc. Chiều dài sơ đồ 320.2 cm, hao phí nguyên liệu 12,27%.
Vải Rib dệt trên máy dệt kim với đường kính 32” cấp kim 28 kim/inch khổ
vải 165cm . Khi giác sơ đồ cắt với canh sợi vuông góc. Chiều dài sơ đồ 346,6cm,
Bảng 3.8 Kết quả hao phí nguyên liệu do ảnh hƣởng của độ xiên hàng vòng
Kiểu dệt Singel ( S) Rib ( R) Interlock ( I)
S0 S1 S2 S3 R0 R1 R2 R3 I0 I1 I2 I3 Độ xiên hàng vòng ( 0) 0 6,08 4,00 2,86 0 2,86 1,71 1,15 0 3,43 2,28 1,71 Chiều dài sơ đồ (cm) 320,2 330,0 321,1 320,8 346,6 358,8 351,5 347,8 337,0 338,6 338,5 338,0 Hao phí nguyên liệu X % 12,27 17,80 12,70 12,61 11,49 15,90 14,11 12,14 11.68 12,58 12,50 12,24 4
Trên cơ sở lý thuyết mỗi chủng loại vải được dệt trên máy dệt kim có đường kính khác nhau vì vậy thông số chiều dài khổ vải của mỗi chủng loại khác nhau. Khi giác sơ đồ theo độ xiên hàng vòng, các chi tiết bán thành phẩm sẽ xiên theo một góc xiên hàng vòng đã khảo sát.Và hình dạng các sơ đồ khi giác xiên canh sợi có dạng hình bình hành. Khi kết thúc quá trình giác sơ đồ phần mềm sẽ hiển thị độ hao phí nguyên liệu, từ đó cho thấy mức ảnh hưởng của độ xiên hàng vòng đến hao phí nguyên liệu và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tính kinh tế.
Từ kết quả giác sơ đồ cắt cho thấy vải Single có khổ vải lớn nhất 180 cm chiều dài sơ đồ ngắn nhất từ (320,2cm -> 330,0cm) và hao phí nguyên liệu (12,27% - >17,89%). Với vải Rib có khổ vải nhỏ nhất chiều dài sơ đồ dài nhất từ (346,6cm 358.8cm ) và hao phí nguyên liệu (11,49% 15,90%) Hình dạng các sơ đồ khi giác xiên canh sợi có dạng hình bình hành.
3.4.1. Vải Single
Sơ đồ được giác theo canh sợi vuông góc, có nghĩa là độ xiên hàng vòng bằng ( 00
). Dữ liệu thông số vải S1, S2, S3 với chiều rộng sơ đồ giống nhau là 180 cm và giác sơ đồ với ba độ xiên hàng vòng khác nhau 6,080 , 40 , 2,860. Vì vậy kết quả sẽ so sánh giữa 4 sơ đồ với độ xiên hàng vòng khác nhau. Vị trí các bán thành phẩm trong sơ đồ với các chi tiết bán thành phẩm lớn giữ nguyên xen kẽ là các bán thành phẩm chi tiết nhỏ.
Sơ đồ được giác với canh sợi vuông góc, hướng cột vòng và hàng vòng vuông góc với nhau. Phần mềm thể hiện kết quả% hao phí nguyên liệu. Chiều dài sơ đồ 320,2 cm, hao phí nguyên liệu 12,27%.
Hình 1.58. Sơ đồ cắt vải Single với canh sợi vuông góc
Và khi thực hiện giác sơ đồ để khảo sát sự hao phí nguyên liệu như sau Độ xiên hàng vòng 6,080. Kết quả tính toán hao phí nguyên liệu là 17,8%. (H 1.59)
Độ xiên hàng vòng 4 0. Kết quả tính toán hao phí nguyên liệu là 12,7%.( H 1.60)
Độ xiên hàng vòng 2.860 . Kết quả tính toán hao phí nguyên liệu là 12,61% (H1. 61)
Hình 1.61. Sơ đồ cắt vải S3 với độ xiên hàng vòng 2,860
Qua quá trình thực hiện với 4 sơ đồ có độ xiên hàng vòng thay đổi kết quả hao phí nguyên liệu cũng thay đổi theo. Để tìm mối tương quan trên kết quả được thể hiện trên biểu đồ (H.1.62)
Hình 1.62. Biểu đồ khảo sát ảnh hƣởng hàng vòng xiên đến hao phí nguyên liệu vải Single.
Nhận xét: Qua những đường biến thiên trên biểu đồ của độ xiên hàng vòng
và hao phí nguyên liệu rút ra kết luận sau: Khi khảo sát sự thay đổi của yếu tố độ xiên hàng vòng hầu hết dẫn đến sự thay đổi về hao phí nguyên liệu, độ xiên hàng vòng càng lớn dẫn đến hao phí nguyên liệu càng tăng. Vì thế độ xiên hàng vòng tỉ lệ thuận với hao phí nguyên liệu. Vải single dễ nhận thấy rõ và chính xác sự thay đổi trên.
3.4.2. Vải Rip
Sơ đồ được thực hiện cùng dữ liệu thông số khổ vải 165cm. Vị trí các bán thành phẩm trong sơ đồ với các chi tiết bán thành phẩm lớn giữ nguyên xen kẽ là các bán thành phẩm chi tiết nhỏ. Bốn sơ đồ được giác khảo sát hao phí nguyên liệu. Sơ đồ giác theo canh sợi vuông góc, có nghĩa là độ xiên hàng vòng bằng ( 00). Dữ liệu thông số vải R1, R2, R3 với chiều rộng sơ đồ giống nhau là 165 cm và giác sơ đồ với ba độ xiên hàng vòng khác nhau 2,860 , 1,710 , 1,150. Vì vậy, kết quả sẽ so sánh giữa 4 sơ đồ với độ xiên hàng vòng khác nhau sẽ hao phí nguyên liệu khác nhau.. Với khổ vải 165 cm khi giác sơ đồ cắt với canh sợi vuông góc. Kết quả chiều