Phương tiện đánh bắt của các hộ dân được phỏng vấn là dớn, chất chà, lưới giăng, cụ thể có đến 66.67% hộ dân được phỏng vấn đánh bắt bằng dớn, 16.67% đánh bắt bằng lưới giăng và chất chà.
Theo kết quả phỏng vấn cho thấy đa số là người dân được phỏng vấn đánh bắt vào mùa lũ là nhiều hầu như 100% hộ dân được phỏng vấn đánh bắt vào mùa lũ, và một số thì còn đánh bắt vào các tháng trong mùa khô, cụ thể là có 50% đánh bắt cả năm số còn lại đánh bắt vào khoảng tháng 4 đến tháng 12. Về thời gian đánh bắt thì không cố định, 66.67% là đánh bắt vào lúc nước ròng, và 50% là đánh bắt vào lúc nước lớn, 100% các hộ dân được phỏng vấn đánh bắt cá trên sông và 20% là đánh bắt trên ruộng. Khi đánh bắt thì đặc điểm xung quanh thường có thực vật nổi xung quanh. Như vậy đa số người dân đánh bắt vào mùa nước lũ do cá theo nước lũ
vào các sông, kênh, ruộng rất nhiều và có nhiều loại cá đánh bắt được sinh lượng lớn. Các hộ dân đánh bắt trên ruộng vào mùa lũ do dưới sông nước quá sâu khó có thể đánh bắt được, do đa số người dân đánh bắt bằng đú, nước quá sâu thì không thể đánh bắt được. Người dân thường chọn những nơi có thực vật nổi để đánh bắt là vì tại những nơi này là nơi trú ẩn của cá, vì vậy khi đánh bắt thì thường chọn những nơi này thì sẽ đánh bắt được cá nhiều hơn.
Khối lượng đánh bắt cá của người dân cao nhất là 150 kg/ngày và phương tiện đánh bắt là chất chà, khoảng một tháng mới giở một lần, và thấp nhất là 0.2 – 0.3 kg/ngày phương tiện đánh bắt là đặt dớn, người dân giở hằng ngày. Có 50% hộ dân để ăn khi đánh bắt được, 50% thì để ăn một ít số còn lại đem bán. Người dân đánh bắt được khối lượng cao là chất chà tuy nhiên so với đặt dớn thì cụng không cao hơn nhiều vì chất chà thì lâu giở hơn. Những hộ dân mà cá đánh bắt được đều để ăn hết là do họ đánh bắt bằng dớn và chỉ có 1 - 2 cái đặt trước nhà, cá dính ít nên để ăn, còn chất chà tuy khoảng một tháng mới giở tuy nhiên mỗi lần giở số lượng cá rất nhiều nên phải bán.
Về loài cá đánh bắt có số con nhiều nhất được người dân cho biết khi phỏng vấn đó là cá dảnh, cá chốt, cá linh và cá lau kính, các loài cá này nhiều là do chúng là những loài cá ăn thực vật nổi, dể sinh sống và được thượng nguồn đưa vào gặp điều kiện thức ăn phong phú ở đồng bằng, bên cạnh đó còn do phương tiện đánh bắt của người dân chỉ phù hợp để đánh bắt các loài cá này. Loài cá đánh bắt có số con ít nhất là: cá lóc, cá mè vinh, cá chạch. Các loài cá này đánh bắt được với số lượng ít có thể là do các phương tiện đánh bắt bàng dớn, chất chà không phù hợp để đánh bắt các loài cá này. Theo người dân các loài cá trước kia nhiều nhưng bây giờ rất ít là cá rô biển, cá linh, cá lóc và cá thát lát, các loài cá này ít lại có thể do sự cố nước dơ từ sản xuất thâm canh nông nghiệp làm cho môi trường nước ô nhiễm.
Khi phỏng vấn về các loài cá thường bị biến mất do sự cố nước do, nước nhiễm phèn thì đa số người dân không biết, và có hộ dân cho là cá leo, cá nhái, cá ngựa. Các loài cá nhập từ nơi khác đến thì có 66,67% hộ dân được phỏng vấn cho đó là cá lau kính, vì lúc trước không có nhưng bây giờ đánh bắt lại thấy rất nhiều. Các loài cá được nuôi ở địa phương thì 100% các hộ dân được phỏng vấn đều nói là cá tra, có thể là do nhiều người nuôi dể bán hơn, và cá tra đem lại thu nhập cũng cao, người dân có kỹ thuật nuôi hơn các loài cá khác.
Có đến 83.33% các hộ dân được phỏng vấn cho biết thu nhập từ việc đánh bắt cá là thu nhập phụ, còn lại 16.67% là thu nhập chính trong gia đình.
Theo 6 hộ gia đình được phỏng có 20 loài cá được đánh bắt trên kênh rạch tại vùng nghiên cứu bao gồm các loài: cá linh, cá dảnh, cá chốt, cá trạch sông, cá trê, á mè vinh, cá dảnh, cá chép, lươn, cá rô phi, cá sơn, cá ét mọi, cá sặc, tép, cá lòng tong, cá rô biển, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc. Thực tế có thể số loài cá nhiều hơn, nhưng vì người dân đánh bắt được nhiều nhưng kể không hết.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ