Đa dạng cá trong ao trữ

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số yếu tố CHẤT LƯỢNG nước và đa DẠNG cá TRONG AO CHỨA nước tại CHÂU PHÚ – AN GIANG (Trang 41)

4.2.1. Thành phần loài

Kết quả đánh bắt cá trong ao thu được 27 loài thuộc 6 bộ bao gồm bộ cá thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá chép (Cypriniformes), bộ cá trơn (Siluriformes), bộ lươn (Synbranchiformes), bộ cá vượt (Perciformes), bộ Decapoda (bảng 4.1).

Bộ cá chép 8 loài chiếm 29.63% tổng số loài đánh bắt được,bao gồm: cá ngựa (Hampala macrolepidota V.Hasselt), cá mè vinh (Puntius gonionotus), cá dãnh (Puntioplites proctozysron), cá linh rìa (Ostcochilus spilopleura), cá linh rìa (Labiobarbus lineatus), cá linh ống (Cirrhinus jullieni Sauvage), cá ét mọi

(Morulius chrysophekadion), cá mè trắng (Hypophthalmichthys).

Bộ cá trơn có 8 loài chiếm 29.63% tổng số loài đánh bắt được, bao gồm cá leo (Wallago attu), cá trèn ống (Ompok hypophthalmus), cá trèn bầu (Ompok bimaculatus), cá kết (Kryptopterus bleekeri Gunther), cá trê trắng (Clarias batrachus), cá chốt sọc (Mystus mysticetus), cá chốt giấy (Mystus albolineatus), cá lau kiếng (Hypostomus plecostomus).

Bộ cá vượt chiếm 25.93% bao gồm 7 loài: cá sơn gián (Chanda siamensis Flowler), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá sặc bướm (Trichogaster trichopterusn Pallas), cá sặc điệp (Trichogaster microlepis), cá lóc đồng

(Ophicephalus striatus Bloch), cá chạch sông (Macrognathus aculeatus), cá rô phi

đen (Oreochromis mossambicus).

Bộ Decapoda 2 loài chiếm 7.41% bao gồm: tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tép trấu (Macrobrachium lanchesteri).

Bộ cá thát lát chiếm 3.7% bao gồm 1 loài: cá thát lát (Notopterus notopterus).

Bộ lươn chiếm 3.7% bao gồm 1 loài: lươn (Fluta alba). Bảng 4.1. Thành phần loài thủy sản đánh bắt được ở ao

Bộ cá Số loài Tỷ lệ (%) Bộ cá trơn (Siluriformes) 8 29.63 Bộ cá chép (Cypriniformes) 8 29.63 Bộ cá vượt (Perciformes) 7 25.93 Bộ Decapoda 2 7.41 Bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) 1 3.7 Bộ lươn (Synbranchiformes) 1 3.7 Tổng cộng 27 100

Trong 27 loài tôm, cá một số loài cá có giá trị kinh tế và giá trị thực phẩm bao gồm tôm càng xanh, cá lóc đồng, cá thát lát, cá leo, cá ngựa, cá mè vinh, cá trèn. Đây đều là nguồn giống tự nhiên có giá trị kinh tế cao, đặc biệt tôm càng xanh là loài thủy sản có giá trị rất cao và đang được nuôi khá phổ biến ở ĐBSCL.

Nhìn chung đây là các giống loài cá đã từng được phát hiện ở vùng ĐBSCL, chưa phát hiện loài cá lạ. Thực tế có thể số loài còn phong phú hơn vì chưa đánh bắt được. Lưới sử dụng đánh bắt có mắc lưới khá lớn nên cá có kích thước nhỏ sẽ

không thu được. Ngoài ra, ao quá sâu nên việc đánh bắt thủ công như kéo lưới cũng không thể đánh bắt hết những loài cá trong ao.

4.2.2. Sinh lượng thủy sản đánh bắt được trong ao

Tổng sinh lượng đánh bắt được là 900 con, trong đó nhiều nhất là bộ cá trơn, và thấp nhất là bộ lươn. Cụ thể về sinh lượng bộ cá trơn là cao nhất với 506 con chiếm 56.23%, bộ cá chép 186 con chiếm 20.67%, bộ cá vượt 112 con chiếm 12.44%, bộ cá thát lát 76 con chiếm 8.44%, bộ decapoda 19 con chiếm 2.11%, và thấp nhất là bộ lươn 1 con chiếm 0.11%.

Trong bộ cá trơn (Siluriformes) loài cá chốt có sinh lượng cao nhất (20 con chiếm 83.00%) và cá kết là loài có sinh lượng thấp nhất (1 con chiếm 0.20%).

Trong bộ cá chép (Cypriniformes) cá dảnh là loài có sinh lượng cao nhất (147 con chiếm 79.03%) và thấp nhất là cá mè trắng (2 con chiếm 1.08%).

Trong bộ cá vược (Perciformes) sinh lượng cao nhất là cá sơn gián 52 con chiếm 46.43%, các loài cá chạch sông, cá rô phi đen, cá sặc điệp chỉ có 1 con chiếm 0.89%.

Cá thát lát là loài duy nhất trong bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) với 76 con chiếm 100%.

Bộ decapoda có 2 loài, loài có sinh lượng cao là tép trấu 15 con chiếm 78.95%, còn lại 21.15% là tôm càng xanh chỉ có 4 con.

Bộ lươn (Synbranchiformes) chỉ có loài lươn 1 con chiếm 100%.

Tổng khối lượng các loài đánh bắt được là 16477 kg, trong đó cao nhất là bộ cá trơn, thấp nhất là bộ lươn, các bộ còn lại dao động từ 0.5 kg – 3 kg. Cụ thể đối với từng bộ, cao nhất vẫn là bộ cá trơn 8580g chiếm 52.07%, bộ cá thát lát 2770g chiếm 16.82%, bộ cá chép 2200g chiếm 13.35%, bộ cá vượt 2157 chiếm 13.09%, bộ decapoda 730g chiếm 4.43%, cuối cùng là bộ lươn 40g chiếm 0.24%.

Trong bộ cá trơn (Siluriformes) cá chốt là loài cá có sinh khối cao nhất (3850 g chiếm 44.87%) và cá kết loài cá có sinh khối thấp nhất 1 con chiếm 0.23%.

Trong bộ cá chép (Cypriniformes) loài có sinh khối cao nhất là cá mè vinh 940g chiếm 42.73%, và thấp nhất là cá ét mọi 90g chiếm 4.09%.

Trong bộ cá vược (Perciformes) sinh khối cao nhất là cá rô đồng 860g chiếm 39.87%, thấp nhất là cá sặc điệp chỉ có 5 g chiếm 0.23%.

Trong bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) chỉ có một loài cá thát lát 2270 g chiếm 100%.

Trong bộ decapoda loài có sinh khối cao nhất là tôm cang xanh 710g chiếm 97.26%, tép trấu 20g chiếm 2.74%.

Trong bộ lươn (Synbranchiformes) chỉ có loài lươn 40 g chiếm 100%.

Sinh lượng, sinh khối thủy sản trong ao là hoàn toàn tự nhiên không nuôi dưỡng. Do ao tù, không có nguồn thức ăn cung cấp nên các loài cá lớn sẽ ăn những loài cá nhỏ, chúng sẽ cạnh tranh thức ăn với nhau để tồn tại và phát triển.

Bảng 4.2 Sinh lượng và sinh khối thủy sản đánh bắt được trong ao

Bộ cá Sinh lượng Sinh khối

Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Khối lượng (g) Tỷ lệ (%) Bộ cá trơn (Siluriformes) 506 56.23 8580 52.07 Bộ cá chép (Cypriniformes) 186 20.67 2200 13.35 Bộ cá vượt (Perciformes) 112 12.44 2157 13.09 Bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) 76 8.44 2770 16.82 Bộ decapoda 19 2.11 730 4.43 Bộ lươn (Synbranchiformes) 1 0.11 40 0.24 Tổng cộng 900 100 16477 100

Bộ cá trơn có sinh lượng và sinh khối cao nhất Các loài như cá chốt, cá lau kiếng có số lương nhiều. Cá chốt là loài có sinh lượng và sinh khối nhiều nhất trong bộ cá trơn và nhiều nhất trong tất cả các loài cá đánh bắt được với 420 con đạt 3850g. Cá chốt là một loài cá có giá trị kinh tế không cao nhưng trong ao lại xuất hiện nhiều do nó là một loài cá ngạnh có độc, không bị các loài cá khác sử dụng làm thức ăn nên chúng tồn tại phát triển với số lượng lớn. Mặc dù với số con trong bộ cá trơn nhiều nhưng đa số là loài cá không có giá trị kinh tế cao như cá chốt, lau kiếng, cá kết, còn các loài cá có giá trị kinh tế cao thì lại có số lượng thấp: cá lóc (2 con), cá leo (1 con), cá trèn (27 con), cá trê trắng (7con).

Như đã thảo luận về thành phần loài, số lượng và sản lượng các loài thủy sàn trong thực tế ao có thể cao hơn kết quả này. Lưới sử dụng đánh bắt có mắc lưới khá lớn nên cá có kích thước nhỏ sẽ không thu được. Ngoài ra, ao quá sâu nên việc đánh bắt thủ công như kéo lưới cũng không thể đánh bắt hết những loài cá trong ao. Ngoài ra, khi nước rút xuống mà ao không được cung cấp thức ăn trong một thời gian dài nên các loài cá trong ao có thể sẽ ăn nhau do thiếu thức ăn. Sự ăn nhau này cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng về số lượng cá thể. Sự thiếu thức ăn còn làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá hay kích cỡ các loài thủy sản.

Một số loài cá có giá trị trong ao như là cá thát lát, cá rô đồng, cá lóc và cá leo nhưng lại có số lượng thấp. Trong các loài cá nói trên thì cá thát lát là loài cá có sinh khối cao nhất (lên đến 2770 g). Vì vậy ta có thể chọn nuôi cá thát lát để tăng lợi ít kinh tế.

4.2.3. Tính đa dạng của các loài thủy sản đánh bắt được trong ao

Kết quả cho thấy chỉ số đa dạng cá toàn ao là 1,88. Nếu tính riêng từng bộ thì chỉ số đa dạng của bộ cá vược là 1.22 bộ cá chép là 1.04, bộ cá trơn 0.62, bộ decapoda 0.52, riêng 2 bộ cá thát lát và bộ lươn vì có một loài nên chỉ số đa dạng của 2 loài này bằng 0 (bảng 4.3).

Bảng 4.3 Chỉ số đa dạng của các bộ cá trong ao

STT Bộ Chỉ số đa dạng sinh học 1. Bộ cá trơn (Siluriformes) 0.62 2. Bộ cá chép (Cypriniformes) 1.04 3. Bộ cá vượt (Perciformes) 1.22 4. Bộ decapoda 0.52 5. Bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) 0 6. Bộ lươn (Synbranchiformes) 0

Chỉ số đa dạng của toàn ao 1.88

Trong 6 bộ thì bộ cá vượt có chỉ số đa dạng cao nhất là vì số lượng cá thể giữa các loài trong bộ chênh lệch nhau không nhiều. Bộ cá trơn có số con nhiều nhưng chỉ số đa dạng lại không cao vì sự chênh lệch số lượng cá thể giữa các loài quá lớn (tổng số cá thể của bộ là 506 nhưng loài cá chốt chiếm đến 420 con, có 2 loài chỉ có 1 con).

4.3 Kết quả điều tra về đánh bắt cá tại địa phương

Phương tiện đánh bắt của các hộ dân được phỏng vấn là dớn, chất chà, lưới giăng, cụ thể có đến 66.67% hộ dân được phỏng vấn đánh bắt bằng dớn, 16.67% đánh bắt bằng lưới giăng và chất chà.

Theo kết quả phỏng vấn cho thấy đa số là người dân được phỏng vấn đánh bắt vào mùa lũ là nhiều hầu như 100% hộ dân được phỏng vấn đánh bắt vào mùa lũ, và một số thì còn đánh bắt vào các tháng trong mùa khô, cụ thể là có 50% đánh bắt cả năm số còn lại đánh bắt vào khoảng tháng 4 đến tháng 12. Về thời gian đánh bắt thì không cố định, 66.67% là đánh bắt vào lúc nước ròng, và 50% là đánh bắt vào lúc nước lớn, 100% các hộ dân được phỏng vấn đánh bắt cá trên sông và 20% là đánh bắt trên ruộng. Khi đánh bắt thì đặc điểm xung quanh thường có thực vật nổi xung quanh. Như vậy đa số người dân đánh bắt vào mùa nước lũ do cá theo nước lũ

vào các sông, kênh, ruộng rất nhiều và có nhiều loại cá đánh bắt được sinh lượng lớn. Các hộ dân đánh bắt trên ruộng vào mùa lũ do dưới sông nước quá sâu khó có thể đánh bắt được, do đa số người dân đánh bắt bằng đú, nước quá sâu thì không thể đánh bắt được. Người dân thường chọn những nơi có thực vật nổi để đánh bắt là vì tại những nơi này là nơi trú ẩn của cá, vì vậy khi đánh bắt thì thường chọn những nơi này thì sẽ đánh bắt được cá nhiều hơn.

Khối lượng đánh bắt cá của người dân cao nhất là 150 kg/ngày và phương tiện đánh bắt là chất chà, khoảng một tháng mới giở một lần, và thấp nhất là 0.2 – 0.3 kg/ngày phương tiện đánh bắt là đặt dớn, người dân giở hằng ngày. Có 50% hộ dân để ăn khi đánh bắt được, 50% thì để ăn một ít số còn lại đem bán. Người dân đánh bắt được khối lượng cao là chất chà tuy nhiên so với đặt dớn thì cụng không cao hơn nhiều vì chất chà thì lâu giở hơn. Những hộ dân mà cá đánh bắt được đều để ăn hết là do họ đánh bắt bằng dớn và chỉ có 1 - 2 cái đặt trước nhà, cá dính ít nên để ăn, còn chất chà tuy khoảng một tháng mới giở tuy nhiên mỗi lần giở số lượng cá rất nhiều nên phải bán.

Về loài cá đánh bắt có số con nhiều nhất được người dân cho biết khi phỏng vấn đó là cá dảnh, cá chốt, cá linh và cá lau kính, các loài cá này nhiều là do chúng là những loài cá ăn thực vật nổi, dể sinh sống và được thượng nguồn đưa vào gặp điều kiện thức ăn phong phú ở đồng bằng, bên cạnh đó còn do phương tiện đánh bắt của người dân chỉ phù hợp để đánh bắt các loài cá này. Loài cá đánh bắt có số con ít nhất là: cá lóc, cá mè vinh, cá chạch. Các loài cá này đánh bắt được với số lượng ít có thể là do các phương tiện đánh bắt bàng dớn, chất chà không phù hợp để đánh bắt các loài cá này. Theo người dân các loài cá trước kia nhiều nhưng bây giờ rất ít là cá rô biển, cá linh, cá lóc và cá thát lát, các loài cá này ít lại có thể do sự cố nước dơ từ sản xuất thâm canh nông nghiệp làm cho môi trường nước ô nhiễm.

Khi phỏng vấn về các loài cá thường bị biến mất do sự cố nước do, nước nhiễm phèn thì đa số người dân không biết, và có hộ dân cho là cá leo, cá nhái, cá ngựa. Các loài cá nhập từ nơi khác đến thì có 66,67% hộ dân được phỏng vấn cho đó là cá lau kính, vì lúc trước không có nhưng bây giờ đánh bắt lại thấy rất nhiều. Các loài cá được nuôi ở địa phương thì 100% các hộ dân được phỏng vấn đều nói là cá tra, có thể là do nhiều người nuôi dể bán hơn, và cá tra đem lại thu nhập cũng cao, người dân có kỹ thuật nuôi hơn các loài cá khác.

Có đến 83.33% các hộ dân được phỏng vấn cho biết thu nhập từ việc đánh bắt cá là thu nhập phụ, còn lại 16.67% là thu nhập chính trong gia đình.

Theo 6 hộ gia đình được phỏng có 20 loài cá được đánh bắt trên kênh rạch tại vùng nghiên cứu bao gồm các loài: cá linh, cá dảnh, cá chốt, cá trạch sông, cá trê, á mè vinh, cá dảnh, cá chép, lươn, cá rô phi, cá sơn, cá ét mọi, cá sặc, tép, cá lòng tong, cá rô biển, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc. Thực tế có thể số loài cá nhiều hơn, nhưng vì người dân đánh bắt được nhiều nhưng kể không hết.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

• Các yếu tố lý hóa môi trường nước ở khu vực thí nghiệm tại Châu Phú – An Giang đều chưa vượt cột B2 QCVN08:2008/BTNMT, hầu hết các chỉ tiêu về chất lượng nước trong ao đều cao hơn ngoài kênh, chỉ riêng coliform là ngoài kênh cao hơn trong ao. Xu hướng của các chỉ tiêu về chất lượng nước là đều giảm dần theo thời gian, ngoại trừ chlorophyll là tăng dần theo thời gian.

• Chlorophyll_a trong ao dao động từ 7.10 – 142.21 µg/l, ngoài kênh dao động từ 4.27 – 213.12 µg/l.

• Kết quả đánh bắt cá trong ao được 6 bộ, 27 loài cá. Trong ao còn giữ lại được một số loài cá có giá trị kinh tế cao, và các loài cá mà người dân rất ít gặp khi đánh bắt trên sông. Chỉ số đa dạng của toàn ao là 1.88, trong 6 bộ thì bộ cá vượt có chỉ số đa dạng cao nhất.

• Kết quả điều tra: đa số dụng cụ đánh bắt là dớn, đánh bắt vào các tháng nước nổi, thời gian đánh bắt không cố định. Đa số đánh bắt chỉ là thu nhập phụ của gia đình, loài cá được nuôi nhiều tại địa phương trước giờ là cá tra.

5.2 Kiến nghị

Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng nước trong ao. Tiến hành đánh bắt, phân loại các loài cá trong ao chứa nước.

Tiếp tục điều tra về dụng cụ đánh bắt, thành phần loài và sinh lượng cá khi người dân đánh bắt trên sông, kênh và ruộng tại vùng nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Huy Bá, 2000. Độc Học Môi Trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

Lê Huy Bá, 2008. Độc Học Môi Trường. NXB Khoa Học Kỹ Thuật. Nguyễn Văn Bảo, 2002. Hóa nước. NXB Xây Dựng Hà Nội.

Nguyễn Văn Bé, 1997. Bài giảng thuỷ hoá học. Trường Đại Học Cần Thơ. Đặng Kim Chi, 1998. Hoá học môi trường. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Đặng Kim Chi, 2001. Hoá học môi trường. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định Loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ.

Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiễm. Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội. Phan Thúy Kiều, 2005. Nghiên cứu phổ thức ăn cá lau kính. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Trường Đại Học Cần Thơ.

Trần Thị Viễn Kiều, 2005. Khảo sát yếu tố thủy – lý – hóa tại khu vực nuôi cá lóc vèo tại ấp Bình An Thạnh Lợi, huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Kim Hoa, 2010. Khảo sát sự biến đổi sinh khối tảo trong điều kiện nuôi cấy bằng nước thải nhà máy chế biến thủy sản sau giai đoạn amon hóa. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại Học Cần Thơ.

Trần Thị Thanh Hương và Lê Quốc Tuấn, 2010. Cơ chế gây độc của Arsen và khả năng giải độc Arsen của Vi Sinh Vật. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Lam Mỹ Lan, 2000. Bài giảng Thực vật thủy sinh. Đại Học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số yếu tố CHẤT LƯỢNG nước và đa DẠNG cá TRONG AO CHỨA nước tại CHÂU PHÚ – AN GIANG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w