4.1.1 Nhiệt độ
Kết quả khảo sát cho thấy giá trị nhiệt độ ao dao động từ 27.5 – 30.1 oC, và kênh từ 26.8 – 30.5 oC (hình 4.1) qua bốn đợt thu mẫu.
Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào đều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực và môi trường của lưu vực. Nhiệt độ trong ao qua các đợt thu mẫu ít biến động hơn ngoài kênh vì trong ao tĩnh không trao đổi nước với bên ngoài nên không chịu ảnh hưởng bởi lưu lượng, còn ngoài kênh thì bị ảnh hưởng bởi lưu lượng nước ít, nhiều nên trong ao nhiệt độ sẽ ít biến động hơn qua các đợt thu mẫu, và độ sâu mực nước trong ao cao hơn ngoài kênh nên nhiệt độ trong ao sẽ ít biến động hơn ngoài kênh.
Hình 4.1: Sự biến động giá trị nhiệt độ qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí.
Xét về sự chênh lệch về giá trị nhiệt độ giữa các đợt thu mẫu cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa các vị trí. Tuy nhiên đợt thu mẫu sau thì nhiệt độ cao hơn đợt thu mẫu trước do dần về các đợt thu mẫu sau thì thời tiết trở nên khô hạn hơn, nên nhiệt độ cũng tăng cao hơn những đợt thu mẫu đầu. Ngày thu mẫu dợt 1 và đợt 2 có gió mạnh, trời không nắng gắt nên ở hai đợt này nhiệt độ cũng ổn định, đến đợt 3 trời nắng gắt, thoáng gió nên nhiệt độ tăng lên, đến đợt 4 bầu trời không mây, đứng gió, nắng gắt làm tăng sự truyền nhiệt của mặt trời xuống mặt nước nên làm nhiệt độ của mặt nước trong ao và ngoài kênh tăng lên.
Nhìn chung nhiệt độ khu vực này khá cao có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của thủy sinh vật cũng như các quá trình sinh hoá diễn ra trong môi trường nước và có thể ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt.
4.1.2 pH
pH là chỉ tiêu quan trọng để xác định chất lượng nước về mặt hoá học. Sự biến động pH trong môi trường có ảnh hưởng đến các quá trình sinh hoá diễn ra trong nước (Đặng Kim Chi, 2000).
Kết quả khảo sát thu được giá trị pH dao động qua các đợt thu mẫu là 6.56- 7.23 (hình 4.2). Giá trị này đạt giá trị giới hạn tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (QCVN08) loại A: pH 6.0 – 8.5). Đều này cho thấy nước ở đây thuận lợi cho việc nuôi cá và trồng trọt.
Hình 4.2: Sự biến động giá trị pH qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí.
Qua bốn đợt thu mẫu giá trị pH ngoài kênh ít biến động hơn trong ao, do ao mới đào và sau mùa lũ thì các chất phèn còn lại trong ao nên giá trị pH cứ tăng dần qua các đợt thu mẫu, điều này cho thấy sắt và nhôm cũng giảm dần qua các đợt thu mẫu. Qua bốn đợt thu mẫu giá trị pH ngoài kênh tăng cao từ đợt 1 qua đợt 2 và khá ổn định ở đợt 3 và 4, do sau khi lũ rút lưu lượng nước giảm cùng với nước thải sinh hoạt từ tắm, giặt hàng ngày của người dân thải xuống kênh,làm cho pH ngoài kênh tăng lên từ đợt 1 đến đợt 2. Đến đợt 3 thì lưu lượng nước ít thay đổi nên pH cũng ổn định hơn.
Xét về sự chênh lệch giá trị pH giữa các đợt thu mẫu trong ao và ngoài kênh cho thấy không sự chênh lệch nhiều về giá trị pH giữa các đợt thu mẫu.
Nhìn chung giá trị pH này phù hợp cho sự phát triển của sinh vật thủy sinh.
4.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Kết quả phân tích hàm lượng oxy trong ao và ngoài kênh qua bốn đợt thu mẫu dao động từ 2.93 - 4.98 mgO2/l, cho thấy khoảng dao động giữa bốn đợt đều đạt loại B2 của QCVN08:2008/BTNMT (Quy chuẩn chất lượng nước mặt loại B2 là >2 mgO2/l) (hình 4.3)
Xét về sự biến động giá trị DO qua 4 đợt thu mẫu, cho thấy giá trị DO ở 2 đợt đầu ngoài kênh cao hơn trong ao, ngoài kênh cao hơn trong ao là do trong ao ban
đầu tảo chưa phát triển và ao tĩnh nên oxy khó khuếch tán vào nước nên lượng oxy hòa tan thấp hơn ngoài kênh. Nhưng ở hai đợt sau thì oxy hòa tan trong ao lại cao hơn ngoài kênh là do trong ao tảo đã phát triển nhiều cụ thể kết quả phân tích chlorophyll của đợt 3 tăng gấp đôi so với đợt 2. Giá trị DO trong ao và ngoài kênh có sự khác biệt ở đợt 3 và 4 là do ao và kênh không thông nước với nhau, ao được giữ không trao đổi nước với bên ngoài, ao tĩnh, thông thoáng không bị cây che phủ đồng thời sinh khối tảo tăng cũng làm tăng lượng oxy trong nước ao, còn ngoài kênh xung quanh là lục bình, trên bờ là hàng bạch đàn, mặt nước bị che phủ nên lượng oxy được tảo quang hợp tạo ra thấp, lúc thu mẫu là nước đứng nên lượng oxy khuếch tán vào cũng thấp.
Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát các giá trị pH, và nhiệt độ. Do pH, nhiệt độ tăng nên làm tăng khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh.
Hình 4.3: Sự biến động giá trị DO qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí.
Qua bốn đợt thu mẫu giá trị DO tăng từ đợt 1 đến đợt 2 và giảm ở đợt 3 đến đợt 4 thì lại tăng lên, giá trị DO tăng từ đợt 1 đến đợt 2 là do tảo phát triển, tảo quang hợp tạo ra oxy trong nước, đến đợt 3 lại giảm xuống có thể lý giải là do tiến hành đánh bắt cá trong ao làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong ao lên nên làm giảm giá trị DO.
Nhìn chung xu hướng DO trong ao sau 4 đợt thu mẫu thì tăng lên do sự phát triển của tảo, ngoài ra ao không bị che khuất bởi thực vật nên thuận lợi cho tảo phát triển. Ngoài kênh thì hầu như DO ít thay đổi (dao động từ 3.68 – 4.09), do ngoài kênh hầu như các điều kiện môi trường ít bị thay đổi.
Nhìn chung giá trị DO tại khu vực thí nghiệm khá thấp chứng tỏ hàm lượng chất hữu cơ ở khu vực này khá cao, đồng thời có thể thúc đẩy quá trình oxy hóa yếm khí hơn hiếu khí của vi sinh vật trong môi trường nước, tạo ra một số chất độc trong môi trường nước, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật thủy sinh.
4.1.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng COD trong ao và ngoài kênh dao động từ 11.4 - 39.30 mg/l. Trong đó ao dao động từ 28.63 - 39.30 mg/l, kênh dao động từ 11.4 - 25.26 mg/l, đạt loại B1 QCVN08:2008/BTNMT (quy chuẩn về chất lượng nước mặt loại B1 là 30 mgO2/l), riêng đợt 3 trong ao thì vượt quy chuẩn đến 9.3 mgO2/l (hình 4.4).
Hình 4.4: Sự biến động giá trị COD qua 4 đợt thu mẫu tại hai vị trí.
Xét về sự biến động giữa ao và kênh qua bốn đợt thu mẫu thì hàm lượng COD qua bốn đợt thu mẫu trong ao đều cao hơn ngoài kênh, điều này có thể giải thích vì ao mới đào nước lũ rút xuống cuốn theo các vật chất hữu cơ từ trên đất xuống ao làm cho hàm lượng COD trong nước ao tăng cao, kết hợp với ao tù nên lượng chất hữu cơ này không di chuyển đến nơi khác được đồng thời xung quanh ao không có cây nên ao bị ảnh hưởng bởi gió lớn, làm cho lượng chất hữu cơ ít bị lắng xuống đáy ao được, còn ngoài kênh sau khi lũ rút cũng cuồn trôi các vật chất hữu cơ nhưng sau đó đã theo kênh rạch đi ra sông lớn và được thay bằng lượng nước ít chất hữu cơ hơn, vì vậy giá trị COD trong ao cao hơn ngoài kênh. Và theo kết quả phân tích phiêu sinh thực vật của Danh Hoài Duy, 2012 trong ao xuât hiện rất nhiều tảo mắt, cho thấy trong ao là môi trường giàu hữu cơ, nên COD trong ao cao.
Xét về sự biến động COD trong ao thì ta thấy có xu hướng là giảm là do ban đầu nước lũ có nhiều chất hữu cơ, khi nước rút các chất hữu cơ có thể bị các loài phiêu sinh thực vật sử dụng hoặc lắng xuống đáy ao nên đã giảm xuống, tuy nhiên đến đợt ba thì tại tăng lên cao, điều này có thể lý giải là do trước khi thu mẫu đợt 3 nhóm nghiên cứu có tiến hành thu hoạch cá, kéo hết lục bình trên ao lên vào khi kéo thì quậy ao nên hàm lượng các chất hữu cơ tăng lên so với đợt hai và đợt một, đến đợt bốn thì giảm xuống có thể do các chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi sinh vật, và các loại tảo sử dụng. Đối với ngoài kênh thì qua bốn đợt thu mẫu đều giảm xuống, là do vào lúc thu mẫu nước trong, có lục bình xung quanh nên lượng chất hữu cơ thấp và
theo thời gian thì các chất hữu cơ này bị vi sinh vật phân hủy, đồng thời các loài tảo sử dụng.