Sinh lượng thủy sản đánh bắt được trong ao

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số yếu tố CHẤT LƯỢNG nước và đa DẠNG cá TRONG AO CHỨA nước tại CHÂU PHÚ – AN GIANG (Trang 43 - 45)

Tổng sinh lượng đánh bắt được là 900 con, trong đó nhiều nhất là bộ cá trơn, và thấp nhất là bộ lươn. Cụ thể về sinh lượng bộ cá trơn là cao nhất với 506 con chiếm 56.23%, bộ cá chép 186 con chiếm 20.67%, bộ cá vượt 112 con chiếm 12.44%, bộ cá thát lát 76 con chiếm 8.44%, bộ decapoda 19 con chiếm 2.11%, và thấp nhất là bộ lươn 1 con chiếm 0.11%.

Trong bộ cá trơn (Siluriformes) loài cá chốt có sinh lượng cao nhất (20 con chiếm 83.00%) và cá kết là loài có sinh lượng thấp nhất (1 con chiếm 0.20%).

Trong bộ cá chép (Cypriniformes) cá dảnh là loài có sinh lượng cao nhất (147 con chiếm 79.03%) và thấp nhất là cá mè trắng (2 con chiếm 1.08%).

Trong bộ cá vược (Perciformes) sinh lượng cao nhất là cá sơn gián 52 con chiếm 46.43%, các loài cá chạch sông, cá rô phi đen, cá sặc điệp chỉ có 1 con chiếm 0.89%.

Cá thát lát là loài duy nhất trong bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) với 76 con chiếm 100%.

Bộ decapoda có 2 loài, loài có sinh lượng cao là tép trấu 15 con chiếm 78.95%, còn lại 21.15% là tôm càng xanh chỉ có 4 con.

Bộ lươn (Synbranchiformes) chỉ có loài lươn 1 con chiếm 100%.

Tổng khối lượng các loài đánh bắt được là 16477 kg, trong đó cao nhất là bộ cá trơn, thấp nhất là bộ lươn, các bộ còn lại dao động từ 0.5 kg – 3 kg. Cụ thể đối với từng bộ, cao nhất vẫn là bộ cá trơn 8580g chiếm 52.07%, bộ cá thát lát 2770g chiếm 16.82%, bộ cá chép 2200g chiếm 13.35%, bộ cá vượt 2157 chiếm 13.09%, bộ decapoda 730g chiếm 4.43%, cuối cùng là bộ lươn 40g chiếm 0.24%.

Trong bộ cá trơn (Siluriformes) cá chốt là loài cá có sinh khối cao nhất (3850 g chiếm 44.87%) và cá kết loài cá có sinh khối thấp nhất 1 con chiếm 0.23%.

Trong bộ cá chép (Cypriniformes) loài có sinh khối cao nhất là cá mè vinh 940g chiếm 42.73%, và thấp nhất là cá ét mọi 90g chiếm 4.09%.

Trong bộ cá vược (Perciformes) sinh khối cao nhất là cá rô đồng 860g chiếm 39.87%, thấp nhất là cá sặc điệp chỉ có 5 g chiếm 0.23%.

Trong bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) chỉ có một loài cá thát lát 2270 g chiếm 100%.

Trong bộ decapoda loài có sinh khối cao nhất là tôm cang xanh 710g chiếm 97.26%, tép trấu 20g chiếm 2.74%.

Trong bộ lươn (Synbranchiformes) chỉ có loài lươn 40 g chiếm 100%.

Sinh lượng, sinh khối thủy sản trong ao là hoàn toàn tự nhiên không nuôi dưỡng. Do ao tù, không có nguồn thức ăn cung cấp nên các loài cá lớn sẽ ăn những loài cá nhỏ, chúng sẽ cạnh tranh thức ăn với nhau để tồn tại và phát triển.

Bảng 4.2 Sinh lượng và sinh khối thủy sản đánh bắt được trong ao

Bộ cá Sinh lượng Sinh khối

Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Khối lượng (g) Tỷ lệ (%) Bộ cá trơn (Siluriformes) 506 56.23 8580 52.07 Bộ cá chép (Cypriniformes) 186 20.67 2200 13.35 Bộ cá vượt (Perciformes) 112 12.44 2157 13.09 Bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) 76 8.44 2770 16.82 Bộ decapoda 19 2.11 730 4.43 Bộ lươn (Synbranchiformes) 1 0.11 40 0.24 Tổng cộng 900 100 16477 100

Bộ cá trơn có sinh lượng và sinh khối cao nhất Các loài như cá chốt, cá lau kiếng có số lương nhiều. Cá chốt là loài có sinh lượng và sinh khối nhiều nhất trong bộ cá trơn và nhiều nhất trong tất cả các loài cá đánh bắt được với 420 con đạt 3850g. Cá chốt là một loài cá có giá trị kinh tế không cao nhưng trong ao lại xuất hiện nhiều do nó là một loài cá ngạnh có độc, không bị các loài cá khác sử dụng làm thức ăn nên chúng tồn tại phát triển với số lượng lớn. Mặc dù với số con trong bộ cá trơn nhiều nhưng đa số là loài cá không có giá trị kinh tế cao như cá chốt, lau kiếng, cá kết, còn các loài cá có giá trị kinh tế cao thì lại có số lượng thấp: cá lóc (2 con), cá leo (1 con), cá trèn (27 con), cá trê trắng (7con).

Như đã thảo luận về thành phần loài, số lượng và sản lượng các loài thủy sàn trong thực tế ao có thể cao hơn kết quả này. Lưới sử dụng đánh bắt có mắc lưới khá lớn nên cá có kích thước nhỏ sẽ không thu được. Ngoài ra, ao quá sâu nên việc đánh bắt thủ công như kéo lưới cũng không thể đánh bắt hết những loài cá trong ao. Ngoài ra, khi nước rút xuống mà ao không được cung cấp thức ăn trong một thời gian dài nên các loài cá trong ao có thể sẽ ăn nhau do thiếu thức ăn. Sự ăn nhau này cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng về số lượng cá thể. Sự thiếu thức ăn còn làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá hay kích cỡ các loài thủy sản.

Một số loài cá có giá trị trong ao như là cá thát lát, cá rô đồng, cá lóc và cá leo nhưng lại có số lượng thấp. Trong các loài cá nói trên thì cá thát lát là loài cá có sinh khối cao nhất (lên đến 2770 g). Vì vậy ta có thể chọn nuôi cá thát lát để tăng lợi ít kinh tế.

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số yếu tố CHẤT LƯỢNG nước và đa DẠNG cá TRONG AO CHỨA nước tại CHÂU PHÚ – AN GIANG (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w