Đánh giá độ ổn định của chế phẩm đông khô Saccharomyces cerevỉsiae sau 4 tuần ở các điều kiện bảo quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo chế phẩm đông khô probiotic chống loạn khuẩn đường ruột (Trang 43 - 47)

- Bảo quản ở 5°c tỉ lệ sống sót cao hơn hẳn ở nhiệt độ phòng và 40°c

3.1.5. Đánh giá độ ổn định của chế phẩm đông khô Saccharomyces cerevỉsiae sau 4 tuần ở các điều kiện bảo quản.

cerevỉsiae sau 4 tuần ở các điều kiện bảo quản.

Sau 4 tuần tiến hành đếm số lượng tế bào trong 0,20g chế phẩm được đông khô trong các môi trường độn: sữa gầy 10%, 20%; lactose 20%; nước cất để ở các điều kiện bảo quản 5°c, nhiệt độ thường, 40°c. Kết quả được trình bầy ở bảng 3.13.

BẢNG 3.13: SỐ LƯỢNG TẾ BÀO TRONG 0,20g CHẾ PHAM s a u 4 TUAN Ở CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN

Môi trường độn

Số lượng tế bào tại thời điểm

ban đầu

Điều kiện bảo quản

5°c Nhiệt độ phòng 40°c Sữa gầy 10% 6.108 3.108 1.107 2,5.105 Sữa gầy 20% 4.108 2.108 8.106 1,3.105 Lactose 20% 1,7.188 1.107 <100 <100 Nước cất 8.108 4^ ĩ—* o 00 1.103 <100 Nhân xét:

- Số lượng tế bào sau 4 tuần các điều kiện bảo quản khác nhau là có sự biến đổi: ở điều kiện bảo quản 5°c số lượng tế bào giảm không nhiều, trong khi đó ở điều kiện 40°c số lượng tế bào giảm là rất lớn. Giảm nhiều nhất là môi trường lactose và nước cất.

3.2. BÀN LUẬN

> Khi tiến hành sản xuất chế phẩm đông khô với hai chủng Lactobacillus acidophilusSaccharomyces cerevisiae thì tỉ lệ sống sót của hai chủng này trước và ngay sau đông khô không giống nhau. Tỉ lệ sống sót của chủng L. acidophilus cao hơn so với chủng s. cerevisiae, tỉ lệ này không phụ thuộc nhiều vào môi trường chất độn là sữa gầy hay lactose, môi trường chất độn là nước thì sự biến động số lượng tế bào trước và ngay sau đông khô là rất lớn (với L. acidophilus giảm một nửa, còn s. cerevisiae

giảm 480 lần)

> Với các môi trường độn là sữa gầy, lactose, nước cất, thì môi trường độn sữa gầy có khả năng bảo quản vi sinh vật tốt nhất. Bảo quản trong điều kiện 5°c số lượng tế bào trong chế phẩm đông khô với môi trường độn sữa

gầy sau 12 tuần luôn lớn hơn 108. Trong môi trường độn là lactose thì độ ổn định của chế phẩm ở các điều kiện bảo quản kém hơn rất nhiều môi trường độn là sữa gầy. Do đó khi sản xuất chế phẩm đông khô probiotic ta nên chọn môi trường độn là sữa gầy.

> Với các điều kiện bảo quản khác nhau (5°c, nhiệt độ phòng, 40°C) thì chế phẩm ổn định nhất ở 5°c, kém ổn định nhất ở nhiệt độ 40°c (sau 4 tuần số lượng tế bào từ 109 chỉ còn lại <102).

> Khi bảo quản chế phẩm đông khô L. acidophilus trong điều kiện 5°c thì với môi trường chất độn là sữa gầy tỉ lệ sống sót của vi khuẩn là lớn nhất. Do đó nên bảo quản các chế phẩm probiotic ở điều kiện 5°c.

y Bảo quản chế phẩm ở nhiệt độ phòng và 40°c thì số lượng tế bào chết rất nhanh và có sự khác biệt giữa các môi trường chất độn. Môi trường chất độn là sữa gầy sau 12 tuần số lượng tế bào còn sống khoảng 102, trong khi đó với môi trường chất độn là lactose thì sau 6 tuần bảo quản ở nhiệt độ thường và 40°c số lượng tế bào sống <102. Do đó không nên bảo quản các chế phẩm probiotic ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, khi sử dụng các chế phẩm probiotic ta phải dùng nước lã nguội.

> Đếm số lượng tế bào trong một số chế phẩm probiotic ta thấy số lượng vi sinh vật trong chế phẩm probiotic do Việt Nam sản xuất giảm nhanh hơn so với các chế phẩm nước ngoài.

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi xin đưa ra các kết luận sau:

> Đánh giá tỉ lệ sống sót của vi sinh vật trong 6 chế phẩm probiotic trên thị trường chúng tôi nhận thấy chế phẩm Antibio (Hàn Quốc) cho số lượng vi khuấn sống nhiều nhất. Chế phẩm probiotic của Việt Nam có độ ổn định kém hơn chế phẩm của nước ngoài.

> Đã đánh giá tỉ lệ sống sót trước và sau đông khô của hai chủng

Lactobacillus acidophilusSaccharomyces cerevisìae với các môi trường chất độn là sữa gầy, lactose, nước cất. Với môi trường chất độn là sữa gầy chế phẩm ổn định nhất, khi môi trường độn là nước tỉ lệ tế bào chết là nhiều nhất.

> Ngay sau khi đông khô tỷ lệ sống sót của tế bào nấm men

Saccharomyces cerevisiae thấp hơn so với vi khuẩn Lactobacillus acidophilus.

> Đánh giá được độ ổn định của chế phẩm các điều kiện bảo quản và ỏ' các môi trường chất độn khác nhau. Trong điều kiện bảo quản 5°c và môi trường chất độn là sữa gầy chế phẩm ổn định nhất.

ĐỂ XUẤT

> Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số khác trong quá trình đông khô như: thời gian và nhiệt độ giai đoạn tiền đông, trạng thái sinh trưởng của vi sinh vật... lên tỷ lệ sống của tế bào ngay sau đông khô. > Nghiên cứu ảnh hưởng của một số môi trường chất độn khác như

maltose, tinh bột... đến độ ổn định của chế phẩm.

'r Nghiên cứu quá trình đông khô với các chủng vi sinh vật khác như

Bacillus subtilỉs, Streptococcus faecalis, Bifidobacterium bifidum...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo chế phẩm đông khô probiotic chống loạn khuẩn đường ruột (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)