PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào đồng khởi ở bến tre năm 1960 trong cuộc kháng chiếnchống mỹ cứu nước (Trang 37 - 40)

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

PHẦN KẾT LUẬN

Phong trào Đồng khởi của nhân dân Bến Tre năm 1960 được xem là ngọn cờ tiêu biểu cho phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam. Thắng lợi của cách mạng miền Nam 1960 trở về sau gắn liền với thắng lợi của Đồng khởi ở Bến Tre. Chính Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960 là cột mốc quan trọng nhất đánh dấu sự trưởng thành của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến cơng và tiến cơng liên tục. Đồng thời Đồng khởi Bến Tre đã mở ra thời kì khủng hoảng trầm trọng của chính quyền Mỹ – Diệm.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam điển hình là ở Bến Tre, là sự thắng lơị của sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin về tình thế cách mạng, về sử dụng bạo lực cách mạng, về khởi nghĩa quần chúng. Nĩ cĩ ý nghĩa vơ cùng to lớn và để lại nhiều bài học cĩ giá trị to lớn cho cách mạng Việt Nam.

Tổng kết những bài học của cách mạng miền Nam, trong đĩcĩ bài học về kinh nghiệm của Đồng khởi, báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Tồn quốc lần thứ IV khẳng định “sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng võ trang nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nơng thơn và từ khởi nghĩa chuyển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng nổi dậy và tiến cơng, tiến cơng và nổi dậy, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược rừng núi, nơng thơn đồng bằng và thành thị đánh địch bằng ba mũi giáp cơng quân sự, chính trị, binh vận, kết hợp ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến cơng chính qui, kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ, nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo và nắm vững thời cơ mở những trận tiến cơng chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh tiến lên thực hiện tổng tiến cơng và nổi dậy đè bẹp quân địch để giành thắng lợi cuối cùng.

Cuộc Đồng khởi lịch sử nổ ra ở Bến Tre năm 1960 đến nay đã gần nửa thế kỉ (43 năm, từ 17/01/1960 đến 2003) gần nửa thế kỉ qua tiếng vang và tầm vĩc lịch sử của nĩ đã được đánh giá, khẳng định. Nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là nhân dân Bến Tre tự hào là đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi vĩ đại cũng như tự hào từ tay khơng đã làm nên Đồng khởi lẫy lừng.

Đi đầu trong phong trào Đồng khởi đĩ là niềm tự hào chính đáng của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre. Nhân dân cả nước vẫn hướng về Bến Tre với tình cảm triều mến “Bến Tre quê hương Đồng khởi” “Dáng đứng Bến Tre”.

Trong bức thư gởi Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre ngày 16/05/1995 kí tên Sáu Dân- bí danh của Đồng chí Võ Văn Kiệt nguyên Thủ tướng nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã viết “chiến cơng chống chính quyền tay sai của Mỹ, tiêu

biểu khởi đầu là phong trào Đồng khởi của nhân dân và các chiến sĩ kiên trung của tỉnh Bến Tre tơi cĩ vinh dự lớn lúc đĩ là “người trong cuộc” và cĩ điều kiện theo dõi bước phát triển quan trọng này trong quá trình kháng chiến của Bến Tre đã được chứng minh trong nhiều văn kiện của Đảng và những tác phẩm văn học nghệ thuật ghi nhận là “QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI” Đảng bộ và nhân dân Bến Tre cĩ quyền tự hào về điều này.”

Ngày nay phát huy truyền thống Đồng khởi, phát huy truyền thống Nguyễn Đình Chiểu, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bến Tre nhân dân Bến Tre khẩn trương bắt tay vào những chiến dịch “Đồng khởi mới” để xây dựng tỉnh Bến Tre giàu đẹp, xứng đáng với tầm vĩc của mình.

Một phần của tài liệu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào đồng khởi ở bến tre năm 1960 trong cuộc kháng chiếnchống mỹ cứu nước (Trang 37 - 40)