BIỂU ĐỒ TUỔI ĐỜI CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam (Trang 56 - 60)

GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

<30 tuổi 30.4% 31-40 tuổi 34.8% 41-50 tuổi 21.7% Trên50tuổi 13.1% CĐCQ 8.69% ĐHTC 21.7% ĐHCQ 56.5% Thạc sĩ 13.1% BIỂU ĐỒ BẰNG CẤP CỦA ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

13.1% 30.4% 34.8% 34.8% 21.7% 56.5% 13.1% 8.69% 21.7%

lượng đào tạo thấp. Trong này học viên chỉ xin phân tích hệ đại học tại chức và hệ cao đẳng kỹ thuật .

+ Về mục tiêu và chương trình đào tạo hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên khi thực hiện kế hoạch thì không theo tuần tự nhất định. Ngay từ khâu tuyển sinh đã có nhiều sự ưu tiên, phần lớn những học sinh thi vào hệ này đều có sức học trung bình và trước đó không thi đậu ở các lớp đại học và cao đẳng chính quy trong khi đó vẫn phải lấy 70% đến 80% số lượng học sinh thi, vì vậy chất lượng đầu vào rất kém.

+ Tài liệu chuyên môn phục vụ cho quá trình tự học của học sinh quá ít, lớp học thường đông hơn bình thường từ 40 đến 45 học sinh. Khối lượng học lý thuyết quá nhiều, học theo kiểu cuốn chiếu. Chính vì vậy số học sinh có sức học trung bình không thể tiếp thu hết lượng kiến thức đó.

+ Phần thực hành được tiến hành tại các xưởng trường rất sơ sài, học viên phải tự đi liên hệ thực tập ở ngoài các nhà máy, xí nghiệp hoặc các doanh nghiệp và thiếu sự quan tâm của giáo viên nên sự tự giác trong thực hành của người học chưa đạt kết quả như nhà trường mong muốn.

Chính vì vậy với số giáo viên học Đại học tại chức và Cao đẳng việc có thêm “bằng cấp” không làm tăng tính tự giác và năng lực làm việc một cách đáng kể, nhà trường cần đánh giá một cách đúng mức và nhất thiết phải đặt ra tiêu chí cho những giáo viên được đi bồi dưỡng để họ có định hướng đúng trong học tập và rèn luyện để trở thành người giáo viên thực sự có chất lượng.

2.3.2. Năng lực chuyên môn

Sau năm 1992 do một lực lượng giáo viên về hưu về chế độ 1 lần, trong khi nhà trường rất khó xin thêm biên chế bổ xung vì thế số lượng GV của trường thiếu nghiêm trọng, hàng năm mỗi GV phải dạy quá nhiều môn. Hiện nay nhà trường đã được bổ sung thêm GV song vẫn chưa “chuyên môn hóa” môn dạy, điều này gây khó khăn không ít cho GV và chất lượng lên lớp của GV không cao, đặc biệt với GV trẻ. Trước tình hình đó, để có căn cứ khách quan toàn diện, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá về thực trạng trình độ đội ngũ GVDN, mặt khác làm sáng tỏ các nguyên nhân

ảnh hưởng tới trình độ GV để tìm biện pháp giải quyết. Ngoài việc thu thập các số liệu do các cơ quan quản lý thống kê, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến của các đối tượng, tiến hành điều tra với 3 loại phiếu: phiếu điều tra lấy ý kiến của 23 GV trực tiếp tham gia giảng dạy trong khoa hiện nay, 210 HS với 5 lớp hiện đang học tại Khoa công nghệ may – Trường CĐCN - Nam Định, 2 cán bộ quản lý của khoa, và 2 tổ trưởng tổ môn.

* Từ những căn cứ trên với những giáo viên trẻ có thể đạt được trình độ cao ngay khi tuổi đời còn trẻ thì có thể đi tới các biện pháp cụ thể như sau:

- Giải pháp tổ chức: Chuyên môn hoá giáo viên ngay từ đầu, tránh một người dạy nhiều môn.

- Bản thân (cá thể) phải yêu nghề, quyết tâm vươn lên.

- Tổ chức (chính quyền) có các giải pháp hỗ trợ như: sử dụng người giỏi, chính sách đãi ngộ giáo viên... nhằm tạo miềm niềm tin của đội ngũ giáo viên vào sự phát triển của nhà trường.

* Về năng lực dạy lý thuyết

Đội ngũ GV trong khoa Công nghệ may & thiết kế thời trang hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, nếu căn cứ vào nguồn đào tạo ban đầu của 23 GVDN có 10 GV tốt nghiệp ĐHCQ (Đại học Bách khoa – Hà Nội) 8 GV tốt nghiệp ĐHTC (Đại học sư phạm - Hà Nội và Đại học Hưng Yên)

Hiện nay trong khoa có 05 giáo viên đã và đang theo học Cao học do trường Đại học Bách khoa – HN và Đại học Quốc gia – HN tổ chức theo các ngành Quản lý giáo dục và Công nghệ may. Trong số 23 GV thì có 10 giáo viên chuyên dạy lý thuyết, 02 giáo viên làm công tác quản lý khoa, 02 giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm còn lại có 09 giáo viên dạy thực hành. Số giáo viên trẻ dạy lý thuyết hiện nay do thiếu thực tế nên khi dạy không gắn kết được lý thuyết với thực tiễn nên chưa thuyết phục được học sinh, nhưng vì số lớp đông, số lượng giáo viên dạy lý thuyết có thâm niên lại quá ít do đó nhà trường đã phải sử dụng cả những GV không đủ tiêu chuẩn như QĐ số 202/ TCCP – VC khi phân công giảng dạy lý thuyết.

Ngoài ra trong những năm qua có sự biến động về số lượng GV (do thường xuyên có nhiều người đi học), số giáo viên thực giảng ít do đó trung bình hàng năm mỗi GV phải lên lớp từ 400 đến 450 tiết cho 3 đến 4 môn học khác nhau, điều này làm cho khả năng hiểu sâu sắc từng bài giảng, từng môn học của GV không cao.

Chính năng lực hạn chế của GV khi thuyết trình lý thuyết đã làm cho khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp của HS rất thấp. Điều tra 5 lớp với 210 học sinh về khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết trên lớp khi học lý thuyết cho kết quả sau:

Bảng 2.3. Thống kê khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết của HS trên lớp

Môn học

Tỷ lệ % số HS có khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết trên lớp theo các mức Hiểu Tốt Hiểu khá Trung bình Yếu Kém Thiết kế trang phục 1 15 35 25 20 5 Kỹ thuật may 15 32 30 20 3 Công nghệ may 1 17 35 35 10 3 Công nghệ may 2 25 33 28 12 2 Thiết bị may 20 38 30 11 1 Công nghệ sản xuất 14 26 33 17 10 Vẽ mỹ thuật 12 38 30 18 2 Vật liệu may 15 31 35 14 5 Thiết kế trang phục 2 15 32 30 20 3 Vẽ kỹ thuật 12 29 40 13 6

Số liệu thống kê từ phiếu điều tra HS - (xem phụ lục số 2).

Theo đánh giá của HS nguyên nhân của việc tiếp thu bài giảng trên lớp không cao là do: bản thân HS 40%, điều kiện giảng dạy 20%, và do GV 40%. Trong các nguyên nhân do GV có 40% HS cho rằng: năng lực GV hạn chế nên kiến thức đưa ra không có tính thuyết phục, 25% là do GV đưa

ra kiến thức quá nhiều và không cô đọng, 15% không nhiệt tình và 20% là do GV không thay đổi phương pháp giảng dạy vì vậy không gây được hứng thú và không phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Năng lực dạy lý thuyết của GV tại bảng 2.4 được phản ánh qua kết quả điều tra 32 GVDN và 5 cán bộ quản lý bao gồm (Trưởng khoa, phó khoa, và 2 tổ trưởng tổ môn).

Bảng 2.4. Thống kê đánh giá về năng lực dạy lý thuyết của đội ngũ GV

Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV và cán bộ quản lí Khoa (phụ lục số 1và 3)

Cũng qua thống kê từ phiếu điều tra GV cho thấy tới 50% số GV chỉ có thể dạy tương đối tốt được từ 1 đến 2 môn, 30% có thể dạy được trên 4 môn, và 20% dạy được tất cả, điều này cũng nói lên năng lực đọc sách nghiên cứu tài liệu của đội ngũ GVDN của khoa hiện nay là rất thấp.

Khi dạy lý thuyết họ còn có thể nói được nhưng khi dạy thực hành thì buộc phải có khả năng thực sự để xử lý sự cố trong các bài tập thực tiễn.

Mức độ đánh giá Người đánh giá Tốt % Khá % T.bình % Kém % Cán bộ quản lí 20 30 35 15 Giáo viên 20 25 35 20 Tốt 20% Khá 30% T.Bình 35% Kém 15% CÁN BỘ QUẢN LÍ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)