PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam (Trang 66 - 96)

CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Tốt 30% Khá 35% T.Bình 25% Kém 15% GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ VỀ NGHIỆP VỤ SƯ

PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

35% 10% 10% 33% 15% 30% 35% 25% 22%

Năng lực sử dụng phương pháp dạy

học 28 35 25 12

Năng lực sử dụng phương tiện dạy

học 30 25 25 20

Năng lực giải quyết tình huống sư

phạm 28 38 20 14

Năng lực tổ chức điều khiển các

hoạt động dạy học 20 27 35 18

Khả năng hiểu tâm lý học sinh 30 40 20 10

Năng lực truyền đạt ngôn ngữ 35 20 32 13

Năng lực thu hút học sinh 30 36 20 14

Năng lực kiểm tra đánh giá 20 37 34 9

Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV - (xem phụ lục số 3)

- Thực tế là có nhiều GV có thâm niên giảng dạy và trình độ chuyên môn cao dù chưa qua bồi dưỡng sư phạm họ vẫn giảng dạy tốt. Đây là những trường hợp mà họ có năng khiếu về kỹ năng và kiến thức sư phạm hoặc được hình thành qua kinh nghiệm cuộc sống và quá trình giảng dạy lâu năm. Vì vậy không thể đánh giá họ không có kiến thức sư phạm, mà là họ chưa có chứng nhận của các đơn vị có thẩm quyền về nghiệp vụ sư phạm ở mức độ nào để phù hợp với trình độ của họ mà thôi. Nếu tạo điều kiện cho số GVDN trẻ được bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, sau một thời gian công tác giảng dạy họ có thể hình thành kỹ năng sư phạm đáng kể qua kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của bản thân. Tuy nhiên để không tốn thời gian mà có được kỹ năng sư phạm, truyền thụ kiến thức cho HS được tốt thì bản thân họ phải biết tự rèn luyện và học tập thì mới mong rằng nâng cao được trình độ sư phạm.

2.3.4. Thực trạng trình độ ngoại ngữ và tin học của Đội ngũ giáo viên khoa Công nghệ may

Trong khoa hiện nay phải thừa nhận rằng trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giáo viên là rất yếu, các giáo viên rất lúng túng khi phải sử dụng Computer để soạn giáo án, hoặc tổng hợp điểm cho học sinh.

Trình độ ngoại ngữ cũng đã được nâng lên nhưng không đáng kể, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành thì hầu như đội ngũ giáo viên không hiểu. Có lẽ là do không có năng khiếu học ngoại ngữ hoặc họ không thấy được tính ưu việt của ngoại ngữ và tin học nên dẫn đến tình trạng trên là điều không tránh khỏi.

2.3.5. Những nguyên nhân khác ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của Giáo viên dạy nghề

+ Nhìn chung hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN hiện nay còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo về chiều sâu ngành may công nghiệp. Có nhiều nguyên nhân gây ra những bất cập như đã phân tích, tuy nhiên qua phiếu điều tra GV học viên nhận thấy còn có những nguyên nhân khác ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của đội ngũ GVDN cũng không kém phần quan trọng.

+ Qua phiếu điều tra từ các cán bộ quản lý cho thấy có 20% số GV có ý thức kỷ luật không cao, ngoài ra qua phiếu điều tra từ các GV đang trực tiếp giảng dạy, học viên thống kê được các nguyên nhân khác ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của đội ngũ GV như sau:

Bảng 2.8. Thống kê từ khảo sát thực tế những nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN

Stt I. Nguyên nhân chủ quan của giáo viên. Số người

Tỉ lệ %

1 Công việc không phù hợp với ngành đào tạo 3 13.04

2 Không yêu nghề 2 8.695

3 Không thường xuyên nghiên cứu tài liệu 7 30.43

4 Hoàn cảnh gia đình khó khăn 4 17.39

II. Nguyên nhân do nhà trường, và xã hội.

1 Phải giảng dạy quá nhiều môn trong 1 năm 9 39.13 2 Cơ sở vật chất và thiết bị còn thiều thốn và lạc hậu 23 100

3 Tài liệu tham khảo còn hạn chế 23 100

4 Quản lý hoạt động giảng dạy chưa có hiệu quả cao 15 65.21 5 Chế độ khen thưởng chưa thoả đáng cho cố gắng của GV 16 69.65

6 Chế độ lương và phụ cấp còn thấp 11 47.82

Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV - (phụ lục số 3)

+ Như vậy hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN chịu ảnh hưởng từ nhiều phía, để khắc phục được những vấn đề này không đơn giản, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cá nhân mỗi GV, cần xây dựng một kế hoạch cụ thể mang tính pháp lệnh để khắc phục dần từng khâu yếu kém.

Tóm lại: Thực trạng trình độ đội ngũ GVDN hiện nay có rất nhiều bất

cập, đội ngũ này được “đào tạo ban đầu” từ nhiều nguồn, dù số đông đã qua đào tạo chuẩn hoá nhưng năng lực giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành khác nhau, như đã phân tích ở trên.

+ Từ những ảnh hưởng trên, các nhà quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên cần phải động viên, khen thưởng kịp thời, lôi cuốn được số GV đầu đàn làm lực lượng nòng cốt trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ và những GV yếu kém. Đồng thời qua việc quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN để định hướng lại những tư tưởng, thái độ lệch lạc của GV đối với nhiệm vụ cao cả là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Công tác đào tạo HS làm tăng chất lượng và hiệu quả đào tạo là một công việc quan trọng hàng đầu của quản lý nhà trường. Từ

đó có kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GVDN.

2.4. Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên dạy nghề

Trước khi tìm hiểu về thực trạng công tác tuyển chọn chọn đội ngũ GVDN hãy cùng nhìn nhận lại công tác đào tạo đội ngũ GVDN.

Đầu năm 1970 cả nước mới có 4 trường đào tạo GVDN do Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Bộ lao động lúc đó quản lý. Các trường này đào tạo giáo viên dạy nghề chủ yếu ở trình độ trung cấp, chủ yếu dạy thực hành ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp. Đến nay tất cả các trường đó đã được nâng cấp thành trường Đại học hoặc Cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đào tạo giáo viên cho các trường dạy nghề theo một trương trình tương đối thống nhất đã đáp ứng được tình hình phát triển của hệ thống đào tạo nghề. Bộ GD và ĐT đã cho mở 5 khoa sư phạm kỹ thuật trong 5 trường Đại học, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, ĐH sư phạm Huế, ĐH kỹ thuật Đà Nẵng. Sự thành lập các khoa sư phạm này cùng với trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức đã tạo ra một mạng lưới đào tạo GVDN trải trên một diện tích rộng toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay trong hầu hết các trường và các khoa sư phạm chuyên ngành đào tạo là còn rất nhiều hạn chế, nhìn chung là chưa đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ giáo viên cho các trường dạy nghề. Do đó ĐNGV dậy nghề ngoài việc được tuyển chọn tại các cơ sở đào tạo nói trên còn được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau, từ các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp, qua mối quan hệ của nhà trường… Tất cả những điều này đã làm cho chất lượng ĐNGV không đồng bộ, còn nhiều bất cập so với yêu cầu.

Công tác tuyển chọn giáo viên của trường CĐCN - Nam Định nói chung

và của khoa Công nghệ may & thiết kế thời trang nói riêng cũng không tránh khỏi tình trạng như đã trình bày ở trên.

Trong những năm gần đây, với phương châm của lãnh đạo trường là tăng cường lực lượng giáo viên trẻ để thay thế đội ngũ giáo viên đã đến tuổi nghỉ chế độ và để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, do đó công tác tuyển chọn giáo viên của trường đã có nhiều thay đổi, nhà trường đã đưa ra những tiêu trí cụ thể để lựa chọn giáo viên, như là trình độ chuyên môn phải đạt từ bằng khá trở lên, trình độ ngoại ngữ, tin học là nội dung quan trọng trong quá trình tuyển chọn, khả năng sư phạm có thể bôì dưỡng trong quá trình công tác đôí với đối tượng chưa qua đào tạo kỹ năng sư phạm.

Từ năm 2005 đến 2007 khoa đã tuyển thêm 05 giáo viên trong đó có 03 người có trình độ đại học sư phạm kỹ thuật, 02 người có trình độ cao đẳng sư phạm kỹ thuật. Số giáo viên mới này đã thích ứng dần với công việc được giao, họ đã thể hiện được vai trò trách nhiệm của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

Trước khi được tuyển vào làm công tác giảng dạy thì các giáo sinh phải thể hiện một tiết giảng theo đúng chuyên môn, thông qua đó để hội đồng sư phạm đánh giá về trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm của từng cá nhân giáo sinh.

2.5. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề May công nghiệp tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

2.5.1. Tình hình chung

Thông qua khảo sát thực tế từ nhiều nguồn về chất lượng đà tạo của trường trong 5 năm quau (Từ năm 2000 đến năm 2006) Lãnh đạo trường CĐCN - Nam Định đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong hội đồng sư phạm nhà trường, nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được và chưa đạt được

trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, thông qua các hội nghị này, lãnh đạo trường cũng đã nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo có phần giảm sút là do năng lực của đội ngũ giáo viên yếu chiếm một phần quan trọng.

Từ đó lãnh đạo trường đã có nghị quyết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (cả giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên dạy thực hành). Trong đó có đội ngũ giáo viên khoa Công nghệ may.

Những nội dung bồi dưỡng bao gồm:

+ Bồi dưỡng chuyên môn

Từ năm 2001 đến nay đã bố trí cho 8 GV đi học Đại học chuyên ngành công nghệ may tại trường Đại học bách khoa – Hà Nội, 5 GV đi học Cao học về các chuyên ngành như : Công nghệ may, Quản lý giáo dục tại ĐHBK và ĐHQG – Hà Nội nhằm chuẩn hóa trình độ đội ngũ GVDN và 4 GV tuyển mới. Khoa đã có hướng và quan tâm tới công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên theo định hướng chung của nhà trường. Ngoài việc cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ dưới hình thức bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, nhưng vẫn thường xuyên tổ chức cho giáo viên đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm tại các doanh nghiệp, tổ chức dự giờ của từngGV, tổ chức tốt các kỳ hội giảng hàng năm, thông qua các hoạt động này để đội ngũ giáo viên trong khoa có dịp trao đổi, học hỏi lẫn nhau về trình độ chuyên môn và nghiệ vụ sư phạm. Thông qua các hoạt động này thấy rằng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ý thức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên được nâng lên rõ rệt

Sau khi kết thúc các khoá học bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, khoa công nghệ may đã có sự kiểm tra đánh giá đối với từng giáo viên. Đây là cơ hội tốt để giúp giáo viên thể hiện năng lực của mình, đồng thời thông qua các hình thức này giáo viên đã rút ra được những điểm

mạnh, điểm yếu của mình từ đó khắc phục các điểm yếu, phát huy các thế mạnh, tiến tới tự hoàn thiện bản thân.

+ Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm

Sau năm 1993 do yêu cầu của bộ GD - ĐT bắt buộc GVDN phải có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm nhà trường đã tạo điều kiện cho tất cả GV tham gia bồi dưỡng vào các dịp hè hàng năm. Trong những năm qua theo xu hướng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, các giáo viên trong khoa đã tích cực tham gia vào các khoá bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Hiện nay 100% đội ngũ GV thực hành thuộc khoa công nghệ may đã qua đào tạo sư phạm bậc II , thực tế cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên là hoàn toàn đúng với đường lối, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước và của nhà trường, nhưng bên cạnh đó còn có những bất cập đó là: Thời gian bồi dưỡng còn ít, việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các giáo viên trong một tháng cho cả bậc I và bậc II, công tác kiểm tra, đánh giá trong và sau bồi dưỡng nghiệp vụ còn chưa chặt chẽ vì vậy hiệu quả công tác bồi dưỡng không cao.

2.5.2. Các hình thức bồi dưỡng khác

+ Với những hình thức cử GV đi học nâng cao trình độ và tham gia các

lớp bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn tập chung hoặc các hình thức bồi dưỡng khác... Sau khi một số GV đi học cuối khoá học tốt nghiệp ra trường được nhận Bằng hoặc chứng chỉ chuyên đề đào tạo. Vấn đề về chất lượng đào tạo và phát triển đào tạo vẫn không có nhiều tiến triển, chất lượng đào tạo còn thấp, có nhiều ý kiến phản hồi về trình độ HS ra trường khả năng ứng

dụng thực hành còn kém.

Đứng trước tình hình đó nhà trường đã có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn về tay nghề chuyên môn với sự hướng dẫn của GV giỏi cho những GV yếu. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế không có kế hoạch thường xuyên và cũng không đánh giá được hiệu quả của công tác bồi dưỡng.

2.6. Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng nâng cao trình độ của Đội ngũ giáo viên

Công tác quản lý việc bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên nói chung và của đội ngũ giáo viên thực hành nói riêng tại trường CĐCN - Nam Định trong những năm qua, đã có nhiều thay đổi về phương pháp và nội dung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để giữ uy tín và tạo thương hiệu cho nhà trường trong công cuộc “ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước” mà Đảng đã đề ra.

Hình thức tổ chức quản lý được sơ đồ hóa như sau:

Sơ đồ 6: Tổ chức quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN - Phòng đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể về tiến độ giảng dạy cho cả năm học, dựa vào đó khoa công nghệ may lập kế hoạch chi tiết cho từng kỳ học, môn học, số tiết và thời gian thực hiện cho từng lớp. Từ đó Trưởng khoa giao cho các tổ trưởng tổ môn phân công kế hoạch, nhiệm vụ giảng dạy cho từng giáo viên, để GV biết nhiệm vụ và công việc của mình được

phân công.

+ Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy tổ trưởng báo cáo Trưởng khoa để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng GV.

Phòng Đào tạo

Trưởng khoa

Tổ trưởng tổ giáo viên dạy lý thuyết

Tổ trưởng tổ giáo viên dạy thực hành

+ Tổ trưởng tổ giáo viên dạy lý thuyết: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hiệu Trưởng và trưởng khoa về mọi hoạt động của tổ môn. Trực tiếp phụ trách các hoạt động giảng dạy các môn học lý thuyết chuyên ngành, công tác nghiệp vụ sư phạm trong tổ môn, phân công giáo viên thuộc tổ môn quản lí. Kiểm tra kế hoạch, tình hình giảng dạy của GV, kiểm tra giáo án, giờ giấc thực hiện…

+ Tổ trưởng tổ giáo viên dạy thực hành: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hiệu Trưởng và trưởng khoa về mọi hoạt động của tổ môn. Tiển khai kế hoạch dạy thực hành, kết hợp giữa thực hành và sản xuất làm ra sản phẩm, kiểm tra tình hình giảng dạy thực hành của GV, kiểm tra giáo án, vật tư, thiết bị…

* Những tồn tại về nội dung quản lý:

- Như trên đã đề cập, nội dung quản lý hoạt động giảng dạy chưa sát với thực tế, công tác quản lí dựa trên cơ sở kế hoạch chương trình đào tạo của

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam (Trang 66 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)