GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC DẠY LÝ THUYẾT CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam (Trang 60 - 63)

GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC DẠY LÝ THUYẾT CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN LÝ THUYẾT CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Tốt 20% Khá 25% T.Bình 35% Kém 20% 20% 30% 35% 15% 20% 25% 20% 35%

Từ đó dẫn tới GV thực hành phải phân tích cặn kẽ và gần như làm lại từ đầu, nếu muốn học sinh khi đi vào thực hành mà không làm hỏng thiết bị, không làm hỏng các sản phẩm. Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn của đội ngũ GV còn nhiều yếu kém chưa đủ khả năng để họ chọn lọc kiến thức phù hợp với đối tượng học nghề, một phần do rất ít tài liệu tham khảo và do cơ chế quản lý hoạt động giảng dạy của GV chưa thích hợp. Không có tiêu chí tự đánh giá giờ giảng của mình vì vậy GV không biết là mình đã thiếu gì để cố gắng tự hoàn chỉnh.

* Về năng lực dạy thực hành

Cũng giống với các ngành khác. Ngành may công nghiệp nếu không hiểu sâu về lý thuyết sẽ không đủ cơ sở lý luận để dạy thực hành, từ đó sẽ không hướng dẫn được học sinh may các bài tập cơ bản các sản phẩm đơn giản đến các sản phẩm phức tạp, trong quá trình thực hành, cần kết hợp cả lý thuyết và năng lực thực hành, để chuyển hoá quá trình đó người GVDN tốn không ít thời gian, trong khi đó hiện nay việc quy đổi tiết dạy trong các trường dạy nghề (theo quy định của nhà nước) 2 giờ thực hành (120 phút) được tính tương đương với 1 tiết lý thuyết (45 phút). Trong khi đó trách nhiệm trong dạy thực hành lại rất cao, vì vậy đa số GVDN rất “ngại” dạy thực hành đặc biệt là dạy thực hành với các bài tập phức tạp, có giá trị kinh tế cao như may áo Zắc két, áo Comle, các mặt hàng cao cấp.

Về phía khoa công nghệ may & thiết kế thời trang cũng đã mạnh dạn bố trí những GV trẻ xuống dạy thực hành, tuy nhiên chất lượng công việc hướng dẫn học sinh của số giáo viên này còn hạn chế vì họ còn đang thiếu kinh nghiệm giảng dạy và thiếu cả kĩ năng nghề, mặt khác hiện nay thiết bị máy móc tại xưởng trường để học sinh thực hành đều đã cũ và lạc hậu hậu, đây là bất cập lớn nhất trong thực trạng về thiết bị hiện nay của khoa.

số còn lại là những GV nữ và GV mới tuyển khả năng dạy thực hành còn rất yếu. Chính năng lực hạn chế của GV khi hướng dẫn thực hành làm cho khả năng xử lý sự cố trên thiết bị trong quá trình thực hành của học sinh còn nhiều hạ chế, từ đó yêu cầu về kỹ năng vận hành máy của học sinh chưa đạt được theo mục tiêu đề ra trong các bài giảng trong từng ca thực hành.

Thống kê đánh giá của HS về nguyên nhân dẫn tới kết quả thực hành không cao, có 40% HS cho rằng do bảng thân, 39% do trang thiết bị thực hành, 21% do năng lực hạn chế của GV. Trong các nguyên nhân do GV có 30% HS cho rằng GV không giải thích việc xảy ra các sự cố trên thiết bị bằng lý thuyết, 48% cho rằng GV không có hoạt động sửa chữa thiết bị trong thực tế vì vậy việc tạo ra sự cố trên thiết bị quá xa lạ so với những hư hỏng của thiết bị xảy ra trong thực tế, 22% do GV sợ hỏng thiết bị vì vậy không cho HS xử lý nhiều.

- Kết quả điều tra 35 GV và 5 cán bộ quản lý về năng lực giảng dạy thực hành của đội ngũ GVDN của trường như sau:

Bảng 2.5. Thống kê đánh giá về năng lực dạy thực hành của GV.

Mức độ đánh giá

Người đánh giá Tốt % Khá % T.bình % Kém %

Cán bộ quản lí 20 25 30 25

Số liệu thống kê từ phiếu điều tra GV và cán bộ quản lý nhà trường ( xem phụ lục số 1và phụ lục số 3 ).

Nhìn chung năng lực dạy thực hành là một yêu cầu mang tính quyết định và quan trọng nhất của một GVDN. Vì ngày nay HS ra trường xin vào các công ty, xí nghiệp rất khó khăn (qua thống kê chỉ có gần 40% số HS ra trường năm 2006 là xin được vào các công ty, xí nghiệp trên địa bàn thành phố Nam Định. Phần đông họ phải làm thuê cho các dịch vụ sản xuất hoặc đi học thêm để mở cửa hàng tự do. Trong khi đó để làm được việc này đòi hỏi họ phải có tay nghề cao. Chính vì vậy mà GV cần có năng lực thực hành cao mới đáp ứng được việc truyền thụ các kỹ năng, kỹ xảo cho HS. Những GVDN dạy thực hành giỏi sẽ có uy tín cao đối với HS học nghề, tuy nhiên đây cũng là yêu cầu khó đạt nhất bởi vì lý thuyết và thực hành phải liên hệ với nhau chặt chẽ. Muốn có được “tay nghề giỏi” buộc người GV phải nắm vững về lý thuyết chuyên môn và tốn rất nhiều thời gian để luyện tập trên các sản phẩm chất lượng cao và trên thiết bị hiện đại với nhiều mặt hàng khác nhau, để từ đó đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình, từ đó mới có đủ tự tin để truyền thụ kiến thức cho người học.

Tóm lại: Năng lực thực hành đối với GVDN là rất quan trọng. Để đạt được

vấn đề này đòi hỏi GVDN phải thực sự tâm huyết với nghề mới có thể thường

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý nâng cao trình độ giáo viên dạy thực hành nghề may công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp nam (Trang 60 - 63)