ĐHĐCĐ HĐQT BAN KIỂM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên Vật Liệu tại công ty Cổ phần Giày Bình Định (Trang 34 - 37)

: Quan hệ chức năng Quan hệ kiểm soát

ĐHĐCĐ HĐQT BAN KIỂM

HĐQT BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.thiết kế mẫu P. kỹ thuật P.kế toán tài vụ P.TC HC Bộ phận phục vụ Các bộ phận sản xuất P.kinh doanh : Quan hệ trực tuyến

Đại hội cổ đông thường niên:

- Tổ chức điều hành công ty: Thông qua báo cáo của ban kiểm soát về quyết định năm tài chính, phương pháp phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, bầu và bãi nhiệm cũng như thông qua mức thù lao và quyền lợi, xử lý vi phạm các thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát khi gây thiệt hại cho Công ty.

- Về định hướng phát triển của công ty: Quyết định việc tăng giảm vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu, thông qua hướng sản xuất kinh doanh và đầu tư năm tài chính mới.

Đại hội cổ đông bất thường: Xử lý các vấn đề bất thường bãi miễn và bầu bổ sung thay thế thành viên quản trị, kiểm soát viên vi phạm điều lệ của Công ty. Biểu quyết, sửa đổi bổ sung điều lệ và xử lý các vấn đề khẩn cấp khác.

HĐQT- hội đồng quản trị: do đai hội cổ đông bầu ra, là bộ máy quản lý cao nhất của công ty, có nhiệm vụ xây dựng mọi chiến lược sản xuất kinh doanh. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhịêm trước nhà nước và cổ đông về mọi mặt hoạt động sản xuất của công ty.

Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị kinh doanh và điều hành Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Giám sát hoạt động của công ty, kiểm tra sổ sách tài chính và báo cáo với đại hội cổ đông một cách chính xác, trung thực và chịu hoàn toàn trách nhiệm về đánh giá và kết luận của mình.

Giám đốc: do HĐQT bổ nhiệm là người trực tiếp điều hành công ty, thực hiện mọi chiến lược sản xuất kinh doanh do HĐQT vạch ra và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật.

Phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành công ty cùng một số công việc được giám đốc uỷ quyền về mặt sản xuất kinh doanh, cung ứng vật tư cho hoạt động sản xuất, đời sống của CBCN trong công ty. Khi giám đốc đi vắng, thay mặc giám đốc trực tiếp phụ trách điều hành phòng kinh doanh và quan hệ với phòng ban khác để nắm tình hình sản xuất kinh doanh tham mưu cho giám đốc.

2.1.5. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 2.1.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Với mô hình này tất cả các công tác kế toán từ xử lý chứng từ, hạch toán tổng hợp, chi tiết, cho đến khi tổng hợp, lập báo cáo kế toán đều tập trung ở phòng kế toán trung tâm của đơn vị.

Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán của công ty. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động của bộ máy

kế toán, tổ chức chỉ đạo, ghi chép hạch toán kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính, tổng hợp số liệu tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả nhân viên kế toán ở phòng tài vụ đều chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng.

Phó phòng kế toán kiêm phụ trách tổng hợp: giúp việc cho kế toán trưởng và

được ủy quyền chỉ đạo, giải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Tổng hợp số liệu quyết toán, tính giá thành sản phẩm theo nhóm khách hàng và theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định. Trích khấu hao tài sản cố định cho từng đối tượng sử dụng, tổng hợp và lập các báo cáo kế toán thống kê, tổng hợp kê khai thuế, hoàn thuế GTGT. KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng kế toán kiêm phụ trách tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán thanh toán quốc tế và vốn bằng tiền Kế toán vật liệu, CCDC Kế toán tiền lương, BHXH, thủ quỹ

Kế toán công nợ: theo dõi các chứng từ, theo dõi tạm ứng của cán bộ công nhân

viên, của khách hàng vào sổ chi tiết công nợ ; đồng thời quản lý các tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336. Cuối quý, tổng hợp số liệu lên bảng kê, nhật ký chứng từ.

Kế toán thanh toán quốc tế và vốn bằng tiền: có nhiệm vụ nhận chứng từ từ

phòng xuất nhập khẩu, kiểm tra đầy đủ chứng từ rồi lập hóa đơn gởi ngân hàng để khách hàng thanh toán, đồng thời theo dõi vốn bằng tiền. Ngoài ra, kế toán vốn bằng tiền quản lý các tài khoản 111,112 và các sổ chi tiết của nó; cuối tháng lập nhật ký chứng từ, bảng kê.

Kế toán vật liệu, CCDC: theo dõi nhập xuất vật liệu và CCDC, lập bảng kê tính

giá thành vật liệu, CCDC và lập bảng phân bổ vật liệu, CCDC cho từng đối tượng sử dụng. Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiểm kê.

Kế toán tiền lương, BHXH, thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản 334, 338,

622, 627, 641, 642; tính lương và các khoản trích theo lương. Cuối quý lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng đối tượng, thực hiện thu chi căn cứ vào các chứng từ.

2.1.5.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty.

Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Sau đó căn cứ vào các biên bản chứng từ hàng ngày này các kế toán tương ứng với từng phần hành cụ thể sẽ lên sổ.

Cuối tháng, quý kế toán thực hiện thao tác kết chuyển và khóa sổ rồi lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa các số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo tính trung thực, chính xác theo thông tin đã nhập trong kỳ.

Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là kế toán máy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên Vật Liệu tại công ty Cổ phần Giày Bình Định (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w