: Quan hệ chức năng Quan hệ kiểm soát
MỘT SỐ NHÂN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠ
KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán công nợ Kế toán thanh toán quốc tế và vốn bằng tiền Kế toán vật liệu, CCDC Kế toán tiền lương, BHXH, thủ quỹ
phải xem xét lại cơ cấu của định mức, cần xây dựng định mức tiêu hao từng loại vật liệu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm bao gồm 3 bộ phận:
- Lượng vật liệu sử dụng để tạo thành trọng lượng tinh của 1 đơn vị sản phẩm - Lượng vật liệu tạo thành phế liệu trong quá trình sản xuất tính trên 1 đơn vị sản phẩm
- Lượng vật liệu tạo nên sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất tính trên 1 đơn vị sản phẩm.
Khi xây dựng được định mức như vậy, bằng cách xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tiêu hao vật liệu sẽ biết được nguyên nhân làm mức tiêu hao tăng hoặc giảm từ đó có biện pháp thích hợp để giảm chi phí nguyên vật liệu.
Đồng thời phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống định mức theo hướng hợp lý, sát với thực tế, phù hợp với thực trạng máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, trình độ tay nghề của công nhân, bên cạnh đó cần có sự so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Muốn vậy, Công ty phải cử cán bộ xây dựng định mức đi học tập, nghiên cứu về các phương pháp xây dựng định mức, tham khảo cách thức xây dựng định mức của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài
nước. Từ đó, vận dụng kiến thức đã học được và thực tế công ty để hoàn thiện hệ thống định mức của Công ty.
Nếu giải pháp này được thực hiện thành công có thể xây dựng được một hệ thống định mức chính xác, phù hợp với điều kiện của Công ty, tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm từ đó thực hiện tốt các biện pháp hạ thấp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
Xây dựng định mức dự trữ sản xuất
Qua phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu, ta thấy, Công ty chưa có phương pháp khoa học để xác định lượng dự trữ cần thiết, dẫn đến lượng vật tư dự trữ tại Công ty rất lớn và không phù hợp với từng loại vật tư. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, vì thực chất dự trữ là vốn chết trong suốt thời gian dự trữ. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện tại là Công ty cần xây dựng kế
hoạch dự trữ vật tư thật khoa học, chặt chẽ và hợp lý. Dưới đây, em đưa ra phương thức định mức dự trữ sản xuất có thể áp dụng phù hợp cho Công ty.
Định mức dự trữ sản xuất là sự quy định lượng vật tư tối thiểu phải có theo kế hoạch ở doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất của các đơn vị tiêu dùng tiến hành được liên tục và đều đặn. Ngoài ra, định mức dự trữ vật tư còn giúp cho việc dự trữ không vượt quá mức cần thiết gây ứ đọng vốn.
Khi tiến hành định mức dự trữ sản xuất cần thực hiện một số quy tắc:
Quy tắc thứ nhất là xác định lượng tối thiểu cần thiết, có nghĩa là lượng dự trữ phải đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp khỏi bị gián đoạn trong mọi tình huống, đồng thời tránh dự trữ nhiều sinh ra ứ đọng vật tư làm chậm tốc độ luân chuyển của vốn.
Quy tắc thứ hai của định mức dự trữ sản xuất là xác định lượng dự trữ, trên cơ sở tính toán tất cả những nhân tố ảnh hưởng trong kỳ kế hoạch. Để xác định đúng lượng dự trữ cần phải sử dụng hàng loạt các tài liệu liên quan.
Quy tắc thứ ba của định mức dự trữ sản xuất là tiến hành định mức từ cụ thể đến tổng hợp. Chỉ có thể tính toán đầy đủ những điều kiện cung ứng và tiêu dùng đối với từng tên gọi vật tư cụ thể mới định ra được đúng lượng dự trữ sản xuất.
Quy tắc thứ tư của định mức dự trữ là quy định lượng dự trữ sản xuất tối đa và lượng dự trữ sản xuất tối thiểu đối với mỗi tên gọi cụ thể. Lượng dự trữ sản xuất tối đa bằng dự trữ chuẩn bị cộng dự trữ thường xuyên tối đa. Lượng dự trữ sản xuất tối thiểu bằng tổng dự trữ chuẩn bị và dự trữ bảo hiểm.
Trong đó:
* Dự trữ thường xuyên: Dùng để đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp tiến hành được liên tục giữa hai kỳ cung ứng nối tiếp nhau của bộ phận cung ứng.
Dự trữ thường xuyên dùng để đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp tiến hành được liên tục với điều kiện là lượng vật tư thực tế nhập vào và lượng vật tư thực tế xuất ra hàng ngày trùng với kế hoạch.
* Dự trữ bảo hiểm: Dự trữ bảo hiểm biểu hiện trong các trường hợp sau đây: - Mức tiêu dùng vật tư bình quân trong một ngày đêm thực tế cao hơn so với kế hoạch. Điều này thường xảy ra khi có sự thay đổi sản xuất theo chiều sâu hoặc kế hoạch sản xuất không thay đổi nhưng mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng lên.
- Lượng vật tư nhập giữa hai kỳ cung ứng nối tiếp nhau thực tế ít hơn so với kế hoạch (trong khi mức tiêu dùng và lượng vật tư cung ứng vẫn như cũ).
- Chu kỳ cung ứng giữa hai kỳ cung ứng nối tiếp nhau thực tế dài hơn so với kế hoạch.
Trên thực tế sự hình thành dự trữ bảo hiểm chủ yếu là do nguyên nhân cung ứng vật tư không ổn định. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải tổ chức khâu cung ứng để đảm bảo hạ thấp đến mức tối đa dự trữ bảo hiểm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhưng không thể không có dự trữ bảo hiểm.
Đại lượng dự trữ vật tư cho sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đại lượng dự trữ vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp là:
- Lượng vật tư tiêu dùng bình quân trong một ngày đêm. Số lượng này phụ thuộc vào quy mô sản xuất, mức độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp và phụ thuộc vào mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp có bán và thu được tiền bán hàng hay không?
- Trọng tải và tốc độ của các phương tiện vận chuyển. - Tính chất thời vụ sản xuất của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Hạch toán kế toán nguyên vật là một trong những việc hạch toán quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò quan trọng vừa phù hợp với thị trường vừa phải đảm bảo mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán NVL là cơ sở để các nhà quản lý phân tích, đánh giá tình hình mua, sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu. Từ đó, có thể giúp cho doanh nghiệp họat động một cách hiệu quả trên nền kinh tế thị trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Giày Bình Định em đã tìm hiểu được khái quát về chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm chung của công tác kế toán, cũng như tìm hiểu về thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu, từ đó rút ra những nhận xét, ý kiến đề xuất về nội dung chuyên đề này.
Do thời gian và trình độ năng lực bản thân còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm trong trình bày. Vì vậy kính mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để em được học hỏi, sửa chữa và không ngừng tiến bộ và hoàn thiện mình hơn.
Cuối cùng để hoàn thành được đề án này em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần Giày Bình Định đã truyền đạt kiến thức cho em, đặc biệt là thầy giáo Đinh Công Trí là người trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành được chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện