: Quan hệ chức năng Quan hệ kiểm soát
2.2. Thực trạng về công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty.
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty.
Bên cạnh những đặc điểm chung thì nguyên vật liệu tại Công ty có những điểm đặc thù sau:
- Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của Công ty rất đa dạng, phong phú, có yêu cầu về mẫu mã, chủng loại, màu sắc, quy cách khác nhau và được cung ứng từ nhiều nguồn ở cả trong và ngoài nước.
- Yêu cầu bảo quản của các loại nguyên vật liệu không cao, ít bị tác động của môi trường bên ngoài nên ít hao hụt trong quá trình dự trữ, không cần có chế độ bảo quản đặc biệt trong quá trình dự trữ, và có thể dự trữ trong thời gian dài. Chỉ có một số loại hóa chất bị lão hóa khi dự trữ quá lâu như các loại keo, nên cần phải chú ý trong khi dự trữ.
- Nguyên vật liệu của Công ty dễ bốc dỡ, vận chuyển, sắp xếp tuy nhiên rất dễ cháy như vải, cao su....
- Nguyên vật liệu của công ty không có tính thời vụ, và cũng khá phổ biến và dễ tìm kiếm trên thị trường.
2.2.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại Công ty. 2.2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty.
Nguyên vật liệu tại công ty được phân loại căn cứ vào vai trò, tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu bao gồm những loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: các loại vải (CD các loại, xô, KLC, H02, bạt 3, bạt 8, calicot,…); các loại Eva (Eva láng, molitan, 6 ly, 8 ly…); keo tổng hợp; keo latex; cao su các loại (1208, 1502, BR01); bột màu các loại (405, 503, 5380, blue 2041…); dầu hóa dẻo; hạt nhựa; giấy hồng…
- Nguyên vật liệu phụ: bì PE các loại, thùng carton, bút bi, băng keo, dây thun, phấn viết, bàn chải răng, bì PP cuộn, găng tay, khẩu trang…
Nếu căn cứ vào nguồn hình thành thì nguyên vật liệu tại Công ty toàn bộ là được mua ngoài, không có loại nguyên vật liệu nào tự sản xuất.
Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty. 2.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty.
Giá thực tế vật liệu nhập kho
Việc thu mua vật liệu ở công ty được thực hiện khi có nhu cầu về loại vật liệu nào đó, do công ty cử người trực tiếp đi mua hoặc thông qua gián tiếp bằng cách gọi điện thông báo với các nhà cung cấp chuyển vật liệu tới cho công, phương pháp này chỉ thực hiện với các nhà cung cấp quen, uy tín của công ty.
NVL của công ty chủ yếu mua từ bên ngoài vì việc SX giày đòi hỏi NVL phải mua từng bên ngoài từ các cơ sở SX gia công. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và giá NVL nhập kho được tính theo giá trị thực tế. Tuỳ theo nguồn nhập vật liệu của công ty khác nhau mà trị giá của chúng được xác định theo các cách khác nhau.
- Giá vật liệu mua ngoài nhập kho
Trong đó, giá mua ghi trên hoá đơn là giá không có GTGT. Chi phí vận chuyển bốc dỡ lô hàng phải trả cho bên thứ ba (trường hợp vận chuyển thuê ngoài, trả cho người bán nếu do bên cung cấp chuyên chở; trả lương và chi phí xăng dầu cho bộ phận vận tải nếu sử dụng đội xe của công ty).
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua ghi trên hóa đơn không có thuế và khoản thuế này sẽ được khấu trư
Khi NVL mua về sẽ kèm theo hóa đơn GTGT bên bán xuất.
Khi có hóa đơn GTGT, hàng về công ty thì bộ phận KCS tiến hành kiểm tra chất lượng cùng số lượng sau đó lập biên bản kiểm nghiệm vật tư.
Giá thực tế vật liệu xuất kho
Giá thực tế VL nhập kho
Giá mua trên hóa đơn
Chi phí vận chuyển bốc dỡ
Việc hạch toán xuất kho NVL được tiến hành ghi sổ theo giá hạch toán. Để tính giá thực tế NVL xuất dùng trước hết phải ttính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL. Hệ số chênh lệch được tính theo công thức sau:
Giá trị thực tế = Giá trị hạch toán x Hệ số chênh lệch giá VL xuất kho VL xuất kho
Trong trường hợp xuất kho vật liệu theo phiếu cấp phát vật tư nhưng sẽ không đủ thì sẽ yêu cầu cung cấp thêm nhưng phải ghi rõ thiếu bao nhiêu và ký ghi rõ ngày vật tư. Trường hợp thừa vật tư sẽ nhập lại kho theo sự quản lý của thủ kho.
Việc xuất kho NVL để SX được công ty quản lý như sau: