Tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 37 - 40)

2. Thực trạng huyđộng vốn tại Ngân hàng liên doanh

2.1. Tiền gửi tiết kiệm

Đây là khoản tiền gửi của khách hàng có mục đích tiết kiệm và sinh lời cho khoản tiền đó. Vì vậy nguồn tiền gửi tiết kiệm có tính chất khá ổn định nếu không có biến cố nào quá lớn ngân hàng có thể yên tâm sử dụng nguồn này vào các mục đích sử dụng nguồn.

Có hai loại hình tiết kiệm đó là: -Tiết kiệm có kỳ hạn.

-Tiết kiệm không kỳ hạn.

Thông th-ờng tiết kiệm có kỳ hạn mang tính chất ổn định nên có lãi suất cao hơn so với tiết kiệm không kỳ hạn. Từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã đ-ợc coi là công cụ huy động vốn truyền thống của các ngân hàng th-ơng mại. Huy động vốn từ các tài khoản tiết kiệm th-ờng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tiền gửi ngân hàng. Chín h vì thế, sự biến động của nguồn vốn này ảnh h-ởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 3: Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm.

ĐV: Tỷ đồng

Năm 2000 2001

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền %

Nguồn vốn 41 100% 66 100

TGTK 7,739 18,876% 23,282 35,276%

Không kỳ hạn 0,001 0,013% 0,239 1,027%

Có kỳ hạn 7,738 99,987% 23,043 98,973%

Nguồn: Phòng Kinh doanh -Lao Viêt Bank Hà Nội

Biểu đồ :Tiền gửi tiết kiệm so với vốn huy động

41 8 66 23 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ đồng Nguồn vốn TGTK 2000 2001 Năm

Qua hai năm hoạt động công tác huy động bằng tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội có nhiều biến động do đây là một ngân hàng mới đ-ợc thành lập vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, ng-ời dân vẫn ch-a tín t-ởng vào ngân hàng cộng với sự ít hiểu biết về một ngân hàng mới đ-ợc thành lập. Từ những khó khăn đó thì công tác huy động vốn bằng tiền gửi trong dân chúng gặp rất ít thuận lợi. Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn huy động còn rất thấp chiếm 35% nguồn vốn huy động mặc dù ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác. Nh-ng đây cũng l à một trong những thành công b-ớc đầu của ngân hàng trong những năm đầu hoạt động kinh doanh, điều mà không phải một ngân hàng nào cũng làm đ-ợc.

Qua bảng 3 đã chỉ rõ sự biến động của nguồn tiền gửi tiết kiệm qua hai năm hoạt động của ngân hàng từ năm 2000 đến 2001.

Năm 2000: Số tiền gửi tiết kiệm là 7,739 tỷ đồng chiếm 18,876% tổng số vốn huy động.

Năm 2001: Số tiền gửi tiết kiệm là 23,282 tỷ đồng chiếm 35,276% số vốn huy động, tăng hơn 16% so với năm 2000. Đây là một b-ớc tiến rõ rệt và quan trong của Ngâ n hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội trong b-ớc đầu ngân hàng tự khẳng định mình đối với các ngân hàng khác.

Với những số liệu trên, xét về tỷ trọng giữa các năm thì đã có sự biến động lớn và rất rõ, điều này cho thấy rằng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm luôn có xu h-ớng tăng lên một cách rõ rệt.

Khi xét tới kết cấu tiền gửi tiết kiệm trong hai năm hoạt động vừa qua của ngân hàng thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tuy mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nh-ng lại rất quan trọng. Đặc biệt là năm 2001 tiền gửi tiết kiệm đã tăng hơn 16% so với năm 2000. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tạo

đ-ợc cho mình một chỗ đứng khá vững chắc trong lòng tin của dân chúng. Đây cũng là điểm mạnh trong việc huy động vốn của ngân hàng đặc biệt khi tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao điều này rất có lợi cho hoat động đầu t- của ngân hàng vì đây là nguồn vốn t-ớng đối ổn định để cho vay với kỳ hạn t-ơng đối dài .

Tóm lại huy động tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn kinh doanh, đồng thời cũng là một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát. Về lâu dài ngân hàng cần phát huy điểm mạnh này. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu thanh toán và giao dịch của các cá nhân cũng nh- các tổ chức kinh tế, xã hội tăng lên thì tỷ trọng tiền gửi thanh toán sẽ cao hơn nên việc giảm tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng vốn huy động của một ngân hàng giảm xuống là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 37 - 40)