6. Bố cục của khóa luận
2.2.2. Những thành tựu và hạn chế
2.2.2.1. Thành tựu
Trải qua 5 năm thực hiện, xóa đói giảm nghèo ở huyện Hạ Hòa đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể đó là những thành tựu đạt được từ chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù 134, 135, chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, hỗ trợ về y tế và nhà ở, chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất
42
kinh doanh. Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm nghèo lâu dài và bền vững, ban lãnh đạo huyện đã giúp người nghèo tham gia tích cực vào chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình và phòng chống tệ nạn xã hội.
Chương trình 134, 135 và chương trình giảm nghèo bền vững
Với tổng vốn đầu tư cho 3 chương trình 134, 135 và chương trình giảm nghèo bền vững là: 14.434 triệu đồng. Trong đó: chương trình 134: 200 triệu đồng, chương trình 135: 10.584 triệu đồng, chương trình giảm nghèo bền vững: 3.650 trệu đồng. Hạ Hòa có 01 xã vùng III đặc biệt khó khăn và 11 khu của các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Hộ nghèo ở các xã và vùng đặc biệt khó khăn được thụ hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định. Nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình nói trên được sử dụng để hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em nghèo; hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp lí; hỗ trợ phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng... qua đó đã làm thay đổi bộ mặt của người dân các xã và vùng đặc biệt khó khăn.
Trong giai đoạn 2006 – 2010 huyện đã hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em vùng và xã đặc biệt khó khăn, miễm học phí và hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng cho trẻ em với tổng số tiền là 4.584 triệu đồng, hỗ trợ chi phí tổ chức các hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp lí cho người dân. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, huyện Hạ Hòa đã phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lí thuộc Sở tư pháp thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lí miễn phí tại các địa bàn khó khăn. Tổng số đã thực hiện 12 đợt trợ giúp pháp lí lưu động, tổ chức 31 đợt tập huấn, hướng dẫn các văn bản pháp luật. Do tổ chức tốt công tác trợ giúp pháp lí và tập huấn các văn bản pháp luật, người nghèo có điều kiện tiếp cận, hiểu biết và chấp hành pháp luật, góp phần ổn định an ninh nông thôn.
Từ năm 2008, xã và khu đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chính sách của chương trình giảm nghèo bền vững với nội dung: Đầu tư xây dựng cơ sở
43
hạ tầng xã, các khu đặc biệt khó khăn trên cơ sở kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của chương trình 135. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, kênh mương thủy lợi, nhà lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa khu dân cư. Các công trình đầu tư được hoàn thành góp phần tăng thêm năng lực phục vụ sản xuất, đời sống, sinh hoạt cho nhân dân và người nghèo trong vùng dự án, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sản xuất.
Chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.
Để từng bước phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ngay từ đầu năm 2006, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2006 – 2010. Ủy ban nhân dân huyện đã cụ thể hóa và xây dựng thành đề án. Đồng thời hàng năm xây dựng kế hoạch, ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ nông dân thực hiện. Kết quả 5 năm thực hiện tính đến năm 2010 như sau:
Chương trình phát triển cây lương thực:
Những năm qua, việc triển khai sản xuất trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết bất thuận. Song Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn kịp thời; do vậy diện tích, năng xuất, sản lượng các loại cây trồng và cây lương thực có hạt tiếp tục được duy trì và phát triển, cơ cấu mùa vụ được thực hiện đúng hướng dẫn.
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt: 8.788,9 ha; tổng sản lượng lương thực cả năm 42.903,2 tấn; bình quân lương thực/người/năm đạt: 410,9 kg. Diện tích lúa lai, ngô lai chất lượng cao tiếp tục được duy trì và có chiều hướng mở rộng.
44
Cây lúa: Diện tích gieo cấy cả năm: 7485,1 ha (trong đó lúa lai: 4.285,6 ha chiếm 57.3%; lúa chất lượng cao: 642,1 ha) năng xuất 50,46 tạ/ha; sản lượng 37.765,2 tấn đạt 101,4% so với kế hoạch.
Cây ngô: Diện tích gieo trồng cả năm 1.303,8 ha (trong đó ngô lai: 1.173,4 ha – chiếm 90%; năng xuất 39,62 tạ/ha; sản lượng 5,165 tấn) đạt 97,08% so với kế hoạch.
Chương trình phát triển cây đậu tương:
Bên cạnh cây lương thực, cây có hạt, các loại rau màu có giá trị kinh tế cũng được đầu tư phát triển thông qua chính sách hỗ trợ diện tích rau màu đã được đầu tư trồng tập trung theo hướng chuyên canh, thâm canh. Cây đậu tương là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đầu ra có thị trường tiêu thụ ổn định. Năm 2006 Ủy ban nhân dân huyện đã tích cực chỉ đạo mở rộng diện tích gieo trồng ở cả 3 vụ sản xuất nhằm làm thay đổi nhận thức của người nông dân trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tổng diện tích đậu tương đã trồng năm 2010 là: 312,5 ha; trong đó vụ đông xuân trồng 148,8 ha, vụ hè thu 34,6 ha; diện tích trồng vụ đông 126,5 ha. Huyện hỗ trợ 247.688.000 đồng.
Chương trình phát triển cây chè:
Cây chè được tập chung chỉ đạo theo hướng thâm canh và trồng những giống chè mới năng suất cao thay cho giống chè cũ chuyển diện tích trồng cọ sang diện tích trồng chè. Trong 5 năm, trồng mới 406,7 ha; đến năm 2010 diện tích trồng chè hiện có 2.535 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 15.500 tấn; tăng gấp 2 lần so với năm 2005.
Chương trình phát triển lâm nghiệp:
Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo nhằm khai thác thế mạnh của huyện và nhằm nâng cao thu nhập kinh tế đồi rừng.
45
Bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn hỗ trợ thông qua dự án 661, liên kết sản xuất với các công ty lâm nghiệp trên địa bàn, diện tích rừng trồng mới trong 5 năm, toàn huyện trồng mới 3,775 ha rừng tập trung với hơn 1 triệu cây phân tán. Sản lượng khai thác gỗ hàng năm đạt 80.000 m3, tăng gấp 2 lần so với (năm 2005). Công tác bảo vệ rừng được chú trọng, không để xảy ra cháy rừng; nâng độ che phủ rừng từ 48% năm 2006 lên 49,9% (năm 2010).
Chương trình phát triển chăn nuôi:
Trong thời gian qua, chăn nuôi trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả tổng đàn gia súc, gia cầm tăng; tình hình dịch bệnh được kiểm soát, chính sách hỗ trợ chăn nuôi được quan tâm, đã có nhiều hộ gia đình mạnh rạn đầu tư, đưa vào nuôi thả một số giống động vật có giá trị kinh tế cao như: nhím, lợn rừng, hươu... góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Tổng đàn lợn: 87.600 con tăng gấp 2 lần so với năm 2005, đàn gia cầm 1,2 triệu con tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005. Thực hiện chương trình phát triển đàn bò, đến nay toàn huyện có 5.020 con bò. Huyện hỗ trợ cho 3 xã mua nuôi 38 con bò cái sinh sản với kinh phí 19.000.000 đồng.
Chương trình phát triển thủy sản:
Tính đến năm 2010, nuôi thả thủy sản của huyện là 1.900 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 4.750 tấn, đạt 95% so với kế hoạch – bằng 103,3% so với cùng kì. Tập trung tại các hồ đầm lớn như: Ao Châu (thị trấn Hạ Hòa) ngòi Vần (xã Hiền Lương) đầm Chì, đầm Mông Hội (xã Lâm Lợi); đầm Thùi, đầm Si (xã Chuế Lưu)....
Sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản:
Trong những năm qua, nhà nước đã có cơ chế chính sách kích cầu để phát triển kinh tế, sản xuất Công nghiệp, thủ công nghiệp cơ bản vẫn được duy trì hoạt động ổn đình và có chiều hướng phát triển tốt. Một số cơ sở sản xuất, chế biến nông – lâm sản tiếp tục được đầu tư và hoạt động có hiệu quả.
46
Trên địa bàn huyện đã xuất hiện thêm loại hình sản xuất phục vụ xuất khẩu như: ván lát sàn, ván bóc; quy mô các ngành nghề từng bước được mở rộng, tạo điều kiện tăng giá trị sản xuất.
Kết quả giá trị sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp – xây dựng trên địa bàn huyện từ 2006 – 2010: Chế thành phẩm 40.000 tấn, tăng 2,7 lần; chế biến gỗ 70.000m3. tăng 3 lần, gạch nung 180 triệu viên tăng gấp 3 lần; may mặc 18.000 sản phẩm – tăng 1,8 lần; đồ mộc 9 triệu sản phẩm tăng 2,2 lần.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng - kinh tế xã hội tổng số vốn đầu tư 5 năm 3.500 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước 1.500 tỷ đồng trong 5 năm đã xây dựng các tuyến đường: Đường nối quốc lộ 70, QL 32C, xây dựng cầu Hạ Hòa, đường du lịch Ao Châu, đường vùng đồi, đường nội thị - thị trấn Hạ Hòa... với 71 km đường nhựa, 89km đường bê tông, cải tạo hệ thồng kênh mương, hồ đập, trạm bơm phục vụ sản xuất Nông nghiệp.
Tiếp tục xây dựng cơ sở văn hóa hạ tầng: Mở rộng xây dựng khu di tích đền Mẫu Âu Cơ, xây dựng được 33/33 trụ sở, 21 hội trường Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, Xây dựng mới và tôn tạo các Nhà tưởng niệm Liệt sỹ tại các xã, trạm cung cấp nước sạch được quan tâm đầu tư xây dựng: 100% xã, thị trấn đã có trạm biến áp và tỷ lệ hộ dùng điện trong toàn huyện đạt 99%. Có 27/89 trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; 33/33 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế...
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đem lại hiệu quả thiết thực.
Phát triển Dịch vụ - Thương mại:
Công tác dịch vụ, thương mại trong thời gian qua đã đảm bảo việc cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Một số loại hình dịch vụ có chiều hướng ngày một phát triển như: Bưu chính
47
viễn thông, vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, ngân hàng... kết quả tính đến năm 2010 có 40 ô tô chuyên chở khách và 400 ô tô vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, có 60 trạm thu phát sóng của các đơn vị viễn thông, các dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ xây dựng, sửa chữa ô tô xe máy, đồ điện tử, điện lạnh... đang phát triển ổn định. Lượng khách du lịch hang năm ngày càng tăng bình quân mỗi năm có 42.000 lượt khách...
Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề:
Người nghèo được tiếp cận cách làm ăn mới thông qua các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, chuẩn giao khoa học kĩ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hiệu quả sản xuất được nâng lên; người nghèo thuộc các xã, khu dân cư đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các lớp tập huấn tổ chức bằng nguồn vốn chương trình 135 và chương trình giảm nghèo bền vững.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi nhiều hộ gia đình đã phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn, theo hướng hàng hóa; nhiều hộ đầu tư trồng rừng, trồng chè, mở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp... thu nhập từ sản xuất tăng, cải thiện điều kiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo các hộ gia đình sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hầu hết trả hết nợ đúng hạn.
Người nghèo được quan tâm trong công tác đào tạo nghề:
Với đặc điểm là huyện nông nghiệp, trình độ người lao động thấp, trên 70% lao động chưa được đào tạo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, người nghèo không có điều kiện học nghề, tiếp cận với khoa học, kỹ thuật. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có nghị quyết 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, huyện Hạ Hòa đã tăng cường công tác chỉ đạo và chăm lo tới đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo do
48
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tổ chức rà soát, xác định nhu cầu học nghề; phối hợp với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài huyện đã mở được 48 lớp dạy nghề, 1.639 lao động, trong đó lao động là người nghèo, cận nghèo chiếm khoảng 50%. Ngành nghề đào tạo gồm 2 nhóm nghề cơ bản: Nghề nông nghiệp (phòng trừ dịch hại tổng hợp; kĩ thuật chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật; kĩ thuật nuôi trồng thủy sản), nghề phi nông nghiệp: Mộc dân dụng, chế biến gỗ và lâm sản, xây dựng, gò hàn, điện dân dụng, may mặc, thêu zen... lao động đã đào tạo, có việc làm 80%, một số lao động sau khi học nghề tham gia xuất khẩu lao động được các đơn vị tuyển dụng lao động đi làm việc nước ngoài đánh giá đảm bảo chất lượng.
Ngoài việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung và dạy nghề cho lao động là người nghèo nói riêng, người lao động còn được tạo điều kiện thuận lợi đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề, trường nghề trong và ngoài tỉnh. Lao động người nghèo theo học tại các cơ sở dạy nghề đều được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định hiện hành.
Tổng số lao động được đào tạo trong giai đoạn 2006 – 2010: 2.918 người, 70% lao động (trong đó có người nghèo) được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thường xuyên.
Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo:
Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ cho phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học nhất là bậc học mầm non. Do có sự hỗ trợ của Nhà nước qua việc miễn giảm học phí, hỗ trợ cho phí học tập, các gia đình có con em đi học giảm bớt khó khăn, có điều kiện cho học sinh học tập tốt. Mặt khác, các gia đình tiết kiệm được chi phí học tập của con em, đầu tư vào sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
49
Thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên: Huyện đã chỉ đạo ban đại diện ngân hàng chính sách xã hội huyện thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh con người nghèo được vay vốn học tập, với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng, mức vay 1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên. Trên địa bàn huyện có trên 7.385 học sinh được vay vốn với số tiền vay 92.133 triệu đồng. Nhờ nguồn vốn vay, học sinh, sinh viên có cơ hội và điều kiện học tập, nhiều sinh viên ra trường, có việc làm đã trả được vốn vay, không có nợ quá hạn.
Chính sách ưu đãi thu hút giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn, đầu tư cơ sở vật chất tại các địa bàn khó khăn được quan tâm chỉ đạo. Giáo viên nhận công tác tại địa bàn xã khó khăn được hưởng chính sách thu hút theo quy định: Tổng số tiền thu hút giáo viên đã cho trả 3.181 triệu đồng.