6. Bố cục của khóa luận
1.2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở HẠ HÒA TRƯỚC NĂM 2001
Đói nghèo và sự phân hóa giàu nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng hiện nay. Đó là một lực cản lớn trên con đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách xã hội, trong đó có xóa đói giảm nghèo, từ đại hội VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã có chủ trương về chính sách xã hội và xóa đói giảm nghèo. Sau đó được Đảng ta tiếp tục phát triển ở các kì đại hội tiếp theo. Đặc biệt, từ năm 1998, đã đưa xóa đói giảm nghèo trở thành một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia.
Ý thức được sâu sắc vấn đề này, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã có nhiều nỗ lực trên mọi lĩnh vực để thực hiện xóa đói giảm nghèo, tăng giàu. Tuy nhiên, tính đến trước năm 2001 Hạ Hòa vẫn còn hết sức khó khăn về nhiều mặt, nói chung vẫn là một huyện nghèo. Nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, độc canh. Điều này được thể hiện rõ trong cơ cấu GDP, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm gầm 45%, công nghiệp, dịch vụ còn kém phân tầng, tỷ lệ đói nghèo cao hơn bình quân cả nước và so với các huyện khác trong cùng tỉnh.
21
Dựa vào tiêu chí phân loại đói nghèo của quốc gia đến năm 1998 Phú Thọ có 56.101 hộ nghèo chiến tỷ lệ 19.5% số hộ trong toàn tỉnh, trong số đó hộ nghèo là 42.579 hộ chiếm 17.8%, số hộ đói: 13.522 hộ chiếm 4.7%. Đây là những hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, chỗ ở chỉ là tạm bợ. Ở Hạ Hòa, tổng số hộ 24.575 hộ với 105426 khẩu, số hộ đói nghèo 3864 hộ chiếm 15.72% trong đó hộ đói 1893 hộ chiếm 7.7%, hộ nghèo 1971 hộ chiếm 8.02%).
Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa, đói nghèo ở Hạ Hòa đi liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội và một mặt nào đó, chính các tệ nạn xã hội đã đẩy đói nghèo đến mức gay gắt hơn. Xuất phát từ đặc điểm này, việc xóa đói giảm nghèo đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các biện pháp kinh tế, gắn chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
Một đặc điểm nữa là do chính sách đầu tư vào huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển từ độc canh sang sản xuất hàng hóa, sự yếu kém của kết cấu hạ tầng ở huyện như: Giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc và các kết cấu hạ tầng khác... Toàn huyện có 30.000 ha đất chưa sử dụng; trong đó diện tích đất trống, đồi núi chọc là 20.000 ha. Một mặt vì thiếu vốn, mặt khác chưa có hình thức tổ chức thích hợp để giải quyết. Địa hình của huyện có độ dốc lớn, độ phì nhiêu đất thấp, chủ yếu là đất bạc màu, đất lầy thụt độ chua trong đất cao, làm cho năng xuất cây trồng vật nuôi thấp, chi phí sản xuất cao nhưng hiệu quả lại ít ỏi.
Tính đến trước năm 2001, các chính sách xã hội trợ giúp người nghèo còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, hơn nữa chiến tranh vừa mới đi qua hậu quả để lại còn rất nặng nề, đời sống nhân dân ổn định chưa lâu. Dân cư chủ yếu là dân bản địa, có tính bảo thủ cao. Họ vẫn giữ những tập quán canh tác cũ, lạc hậu mà ít chịu tìm tòi học hỏi để đổi mới cách sản xuất (trong khi thị trường đòi hỏi phải có trình độ khoa học kĩ thuật để đạt được năng xuất, chất lượng hiệu quả). Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các hộ
22
nghèo đã không có đủ vốn liếng, cơ sở kỹ thuật, các quan hệ xã hội để kịp thích nghi với hoàn cảnh mới. Cái duy nhất họ có lúc này là sức lao động. Trong điều kiện hiện nay kỹ năng lao động và cơ hội làm việc là hai nhân tố quan trọng để vượt qua ngưỡng nghèo khổ. Sự chuyển đổi cơ chế đã làm không ít hợp tác xã nông nghiệp, các cơ sở sản xuất bị giải thể, sản xuất bị suy giảm, tốc độ tăng trưởng chậm, năng xuất hầu như không có tích lũy từ một nền kinh tế. Hơn nữa thiên tai liên tiếp, lưu thông phân phối lại ách tắc, nên các hộ nông dân ở các xã vùng núi trong huyện lâm vào cảnh túng thiếu, nghèo đói khá nghiêm trọng.
Những hộ đói nghèo trên địa bàn huyện thường rơi vào những gia đình thuần nông, độc canh cây lúa và tự cung tự cấp ít tư liệu sản xuất, đông con, thiếu lao động, thiếu việc làm, thu nhập thấp. Ngay tái sản xuất giản đơn cũng không đủ điều kiện, nghề phụ không có. Bên cạnh những gia đình chủ yếu làm nghề nông thì có một bộ phận gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp (4%), buôn bán dịch vụ (6%). Tuy nhiên những nghề này thu nhập bấp bênh, lúc được lúc không do những nghề này kém phát triển, buôn bán nhỏ, không có thị trường tiêu thụ, bị ép giá...
Xác định được công tác xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng, ngày 23-7-1998, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2010 của chính phủ đồng thời phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành nghị quyết số 07 NQ/HU ngày 24/5/2001 về chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2006. Trong đó nêu rõ: “Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và thiếu đói giáp hạt trên địa bàn huyện, không ngừng nâng cao mức sống cho người dân, tăng thu nhập...”[7,tr.2].
23
Ngày 10/7/2006, Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành nghị quyết số