CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 28)

6. Bố cục của khóa luận

1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ

đoạn 2006 – 2010. Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn huyện trong 5 năm tới là: “Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cấp vốn và các vật tư cần thiết để thực hiện chuyên canh các cây công nghiệp trên địa bàn huyện, đồng thời phải giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân...” [8,tr.2].

Ban chấp hành huyện ủy đã ban hành các nghị quyết về xóa đói giảm nghèo đồng thời xây dựng các đề án để triển khai tổ chức thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo và các tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các nhiệm vụ và chỉ đạo các xã và thị trấn trong việc thực hiện nghị quyết. Nhờ vậy, việc thực hiện xóa đói giảm nghèo của huyện đạt được hiệu quả đáng khích lệ, nghị quyết về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm được quán triệt đến toàn bộ cán bộ đảng viên và nhân dân; tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo ở địa phương, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, sự tham gia giúp đỡ của cộng đồng, tạo điều kiện để hộ nghèo thoát nghèo. Với những chính sách, những nghị quyết mới của Ban lãnh đạo huyện đã đưa công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những tựu lớn, dần dần ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, Đảng bộ và nhân dân huyện Hạ Hòa cũng gặp những khó khăn cần phải khắc phục trong giai đoạn tới.

1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐÓI GIẢM NGHÈO

Đói nghèo là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội mà không một quốc gia nào không quan tâm tới trong quá trình phát triển của mình.

Muốn phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước tiến lên trình độ văn minh, hiện đại nhất thiết phải khắc phục tình trạng đói nghèo của dân cư. Giải

24

quyết triệt để vấn đề đói nghèo đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng bóc lột, áp bức bất công xã hội đối với mọi người lao động. Từ mấy năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã đặt ra vấn đề xóa đói giảm nghèo coi đó là một công tác lớn, vừa bức xúc, gay gắt, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài nhất là đối với nông dân ở vùng nông thôn.

Từ Hội nghị Trung ương lần thứ V (khóa VII) Đảng ta đã đề ra chủ trương xóa đói, giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết đã chỉ rõ “Cùng quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội tránh sự phân hóa giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép”.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX diễn ra từ ngày 19/4 đến 22/4/2001 tại Hà Nội. Nhiệm vụ của Đại hội là nhìn lại chặng đường 71 năm cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội VIII, 15 năm đất nước đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, hoạch định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của nhân dântrong thời kỳ, sửa đổi bổ sung Điều lệ Đảng.

Đảng ta đưa ra mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm (2001 – 2010) đó là: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Và một trong các mục tiêu cụ thể của chiến lược được Đảng ta hướng tới đó là: Xóa hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo.

25

Kế hoạch 5 năm 2001- 2005 được Đảng ta xác định là rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 2001 – 2010. Mục tiêu là: “tăng cường kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo việc làm; cơ bản xóa đói, giảm hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia” [13, tr.24].

Đại hội lần thứ IX của Đảng (4 – 2001) và các hội nghịTrung ương khóa IX đã cụ thể hóa và bổ sung các quan điểm về chính sách xã hội của Đại hội VIII. Đại hội chỉ rõ: Giải quyết các chính sách xã hội phải gắn liền với quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong giải quyết các chính sách xã hội nhà nước vừa là điều tiết vừa là nhà đầu tư; coi trọng công bằng và hưởng thụ các dịch vụ xã hội, đặc biệt là trong hưởng thụ dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế với việc tạo cơ hội cho những đối tượng, những vùng khó khăn có cơ hội được chăm sóc tốt hơn; xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội; thực hiện các chính sách xã hội, động viên toàn xã hội tham gia giải quyết các vấn đề xã hôi; thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội. Như vậy, có thể thấy Đảng ta đã có những nhận thức mới về vai trò của chính sách xã hội trong chính sách công và ngày càng dành những sự quan tâm, chú trọng hơn nữa tới các chính sách xã hội.

Về vấn đề xóa đói giảm nghèo, Đảng ta đưa ra một loạt các quan điểm như: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo; quan

26

tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo đồng thời nâng cấp, cải tạo các trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuân lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển; đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, phải coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng thu nhập; nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.

Đảng chủ trương: “Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt được mục tiêu không còn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo. Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng trợ giúp người nghèo sản xuất kinh doanh. Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an ninh cuộc sống mọi thành viên trong cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi do, bất hạnh”[13,tr.32]. Một trong những chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch 10 năm 2001 – 2010 đó là: Xóa sạch hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 3% vào năm 2010.

Như vậy, với điều kiện tự nhiên là vùng trung du miền núi bắc bộ đất đai chủ yếu là đồi núi và khí hậu chỉ phù hợp với phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, điều này quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Từ điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng đói nghèo ở Hạ Hòa trước năm 2001 ta có thể thấy được mức độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân, thực trạng đời sống của nhân dân tại huyện. Từ đó thấy được những chủ trương quyết sách của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Đảng bộ huyện Hạ Hòa là đúng đắn, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Hạ Hòa nói riêng.

27

Chương 2

ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA (TỈNH PHÚ THỌ) LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NHỮNG NĂM 2001 – 2010 2.1. GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hạ Hòa

Để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách với các huyện trong tỉnh về trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định đời sống, ổn định chính trị xã hội tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Đảng bộ huyện Hạ Hòa đã có một số chủ trương sau: Tại Đại hội Đảng diễn ra vào đầu năm 2001 đã nêu ra mục tiêu chung cho giai đoạn 2001 – 2010 là “Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về vật chất và tinh thần cho người nghèo. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp, xây dựng xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao môi trường sinh thái được bảo vệ, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng”.

Đại hội cũng nêu rõ phương hướng cụ thể cho giai đoạn 2001 – 2005 như sau: “Giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 40%, cơ bản không còn nhà ở tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện để tổ chức sản xuất, tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản suất nông nghiệp, lâm nghiệp; nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của huyện, tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực”[7,tr.1].

Để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trên, Đảng ủy và nhân dân huyện Hạ Hòa đã có những chương trình, việc làm cụ thể để

28

xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ về vốn và kĩ thuật cho bà con nhân dân đầu tư sản xuất cải thiện đời sống. Góp phần ổn định đời sống kinh tế, xã hội để đưa huyện sánh ngang với các huyện khác trong tỉnh, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xóa đói giảm nghèo là một việc làm hết sức cần thiết và phải thực hiện nhất quán. Vì chỉ có xóa đói giảm nghèo thì mới ổn định được đời sống nhân dân, đời sống được ổn định thì kinh tế - xã hội mới phát triển, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội mới được giữ vững. Nhân dân muốn thoát nghèo thì phải nhờ vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhờ những chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, các tỉnh trong cả nước đã quyết tâm thực hiện xóa đói giảm nghèo làm cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn ngày càng vững mạnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, chính trị ngày càng vững mạnh, nhân dân ngày càng có niềm tin vào nhà nước, ngày càng gắng sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Hạ Hòa giai đoạn 2001 – 2005 bao gồm các chính sách và dự án. Các chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm (cho vay vốn để trồng rừng, mở rộng diện tích canh tác, đầu tư theo mô hình VAC), các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, công tác xuất khẩu lao động, hỗ trợ sản xuất và dạy nghề (vay vốn lãi suất thấp, được tiếp cận cách làm mới thông qua các lớp tập huấn do Huyện ủy tổ chức). Hỗ trợ người nghèo về giáo dục... Nhờ những chính sách trên mà nhân dân trong huyện ngày càng ổn định và phát triển.

2.1.2.Những thành tựu và hạn chế

2.1.2.1. Thành tựu

Tổng kết giai đoạn 2001 – 2005, cùng với những thắng lợi hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện, trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo

29

cũng thu được những thành tựu đáng khích lệ. Đến hết năm 2005 số hộ đói giảm mạnh chỉ còn 3%, giảm số hộ nghèo, tăng hộ giàu; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 56% năm 2001 xuống còn 34,8% năm 2006. Huy động được nguồn vốn lớn cho các chính sách xã hội, chương trình giải quyết việc làm đạt kết quả tốt. Trong 5 năm đã giải quyết việc làm mới cho 3.418 lao động. Các chính sách kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất và dạy nghề cũng có những khởi sắc.

Đời sống nhân dân được cải thiện; hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội một cách cơ bản và bình đẳng, giúp họ cải thiện một bước điều hiện cuộc sống và sản xuất. Giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã có tỉ lệ hộ nghèo cao.

Chương trình xóa đói giảm nghèo – giải quyết việc làm đã tạo thành sức mạnh tổng hợp: Nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức làm kinh tế cho người nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn; nông dân và các hộ nghèo có vốn sản xuất, lao động có việc làm, sản xuất nông – lâm nghiệp, dịch vụ phát triển, trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất được nâng lên, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên thoát nghèo và có điều kiện để làm giàu, góp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Hầu hết các chính sách và dự án của chương trình thực hiện đạt mục tiêu đề ra: 100% hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễm phí; 100% con em các hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp theo quy định; hầu hết người nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất và tham gia xuất khẩu lao động đều được vay vốn với mức vay đáp ứng chu kỳ sản xuất và xuất khẩu lao động...

Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và quốc phòng an ninh.

Ngay sau khi nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tăng

30

cường công tác tuyên truyền chủ trương xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước tới toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân, đồng thời xây dựng kế hoạch và chương trình thực hiện nghị quyết. Ban chỉ đạo huyện và xã đã nắm chắc thực trạng và nguyên nhân để đề ra những giải pháp sát hợp, định hướng cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. Hàng năm, tổng hợp tình hình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo.

Chương trình xóa đói giảm nghèo – giải quyết việc làm của huyện đã được huyện ủy lãnh đạo toàn diện, Hội đồng nhân dân huyện giám sát chặt chẽ, ủy ban nhân huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện sâu sát, cụ thể; có sự phối hợp tổ chức thực hiện thống nhất đồng bộ giữa các cấp, các ngành, Ban chỉ

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)