6. Bố cục của khóa luận
3.1. NHẬN XÉT CHUNG
3.1.1.Ưu điểm
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta mà còn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nước ta đang bước vào thời kì Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy đói nghèo là trở ngại lớn cho sự phát triển đất nước. Chiến thắng đói nghèo, giải quyết việc làm để đem lại cuộc sống phồn vinh cho nhân dân đang được các cấp ủy chính quyền quan tâm giải quyết.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Đảng bộ huyện Hạ Hòa đã lãnh đạo nhân dân trong toàn huyện thực hiện xóa đói giảm nghèo và đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn 2001 – 2010:
1. Trong 10 năm tiến hành chương trình xóa đói giảm nghèo, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, song được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành của Ủy ban nhân dân huyện và sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, cùng với sự nỗ lực vươn lên của nhân dân trong huyện tình hình kinh tế - xã hội đã đạt kết quả khá tốt góp phần thực hiện thành công Chương trình xóa đói, giảm nghèo: Không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo, tăng số hộ giàu. Tỉ lệ hộ nghèo tính đến hết năm 2010 chỉ còn 10%.
2. Các chính sách, dự án, chương trình xóa đói giảm nghèo phần lớn được triển khai đúng đối tượng, đó là những người nghèo, xã nghèo, vùng nghèo. Họ chính là những người được hưởng lợi từ các dự án, chính sách. Từ
58
đây, đã tạo được niềm tin trong nhân dân, người dân ngày càng tin tưởng vào các chính sách của Đảng và Nhà nước.
3. Chương trình xóa đói giảm nghèo đã góp phần giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người dân; tạo được sức mạnh tổng hợp: nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức làm ăn kinh tế cho người nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn; nông dân và các hộ nghèo có vốn sản xuất, sản xuất nông – lâm nghiệp – dịch vụ phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, kinh nghiêm sản xuất được nâng lên, tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo và có điều kiện để làm giàu.
4. Chủ trương xóa đói giảm nghèo được triển khai đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi của huyện, nhất là những vùng xâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo được nâng lên một bước, cơ sở hạ tầng nông thôn – miền núi tiếp tục được cải thiện tạo sự chuyển biến tích cực. Ở những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với các dự án chính sách tích cực, đã xây dựng được cơ sở hạ tầng điện – đường trường – trạm đầy đủ. Ở một số xã vùng 135 như Quân Khê có trường tiểu học Quân Khê đạt chuẩn quốc gia, tất cả các tuyến đường chính thông ra các tuyến quốc lộ đều đã được nhựa hóa.
5. Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo ngày càng được bồi dưỡng đầy đủ về mặt chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện ngày một vững chắc và đạt được hiệu quả tối đa. Nhờ vậy, đến nay các xã, thị trấn đều đã xây dựng được chính sách xóa đói giảm nghèo áp dụng cho xã mình. Công tác thông tin tuyên truyền đã tham gia tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo. Phong trào xóa đói giảm nghèo đã và đang trở thành một cuộc vận động lớn, có tác dụng tích cực làm giảm đáng kể số hộ đói nghèo, giúp người nghèo giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
59
3.1.2. Hạn chế
Công tác xóa đói giảm nghèo ở Hạ Hòa trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế cần được khắc phục trong giai đoạn tới:
Một là: Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa thực sự vững chắc, nguy cơ
tái nghèo ở một số xã còn cao do tác động của rủi do như: Thiên tai, dịch bệnh và biến động xấu của thị trường. Những hộ đã thoát nghèo nhưng có thu nhập thấp ngay cận trên của chuẩn nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số rất dễ tái nghèo khi gặp rủi do này.
Hai là: Đầu tư cho xóa đói giảm nghèo mặc dù được quan tâm hơn
trước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nguồn lực dành cho các hoạt động xóa đói giảm nghèo còn hạn chế và chưa cân đối với mục tiêu đề ra. Khả năng huy động vốn ở địa phương còn thấp. Vốn tín dụng đã được triển khai song còn chưa được ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nên tốc độ xóa đói giảm nghèo ở các vùng này còn chậm, tính bền vững không cao.
Ba là: Việc lồng ghép nguồn lực của chương trình phát triển kinh tế xã
hội với mục tiêu xóa đói giảm nghèo cũng như các dự án chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện được triển khai nhưng hiệu quả thu được còn hạn chế. Cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực đầu tư cho xóa đói giảm nghèo bước đầu đã có sự quan tâm tới điều kiện đặc trưng của từng xã, từng vùng nhưng nhìn chung tình trạng phân bổ mang tính dàn trải bình quân vẫn còn phổ biến.
Bốn là: Việc rà soát hộ nghèo tuy đã có quy định tiến hành hàng năm
nhưng ở một số nơi còn thực hiện chưa nghiêm túc, thiếu khách quan, thiếu công khai và nặng về báo cáo thành tích; hệ thống cơ chế, chính sách xóa đói giảm nghèo đã có nhiều đổi mới nhưng một số chính sách vẫn chưa có sự
60
đồng bộ thống nhất thường xuyên trong công tác chỉ đạo giữa các địa phương. Việc xây dựng và điều hành kế hoạch xóa đói giảm nghèo ở một số xã còn chưa phù hợp với tình hình thực tế, còn tồn tại tình trạng áp đặt chỉ tiêu từ trên xuống, do đó hiệu quả của các chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo vẫn chưa thực sự như mong đợi.
Năm là: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng khoảng cách giàu nghèo
giữa các tầng lớp dân cư, giữa các dân tộc, giữa thành thị và nông thôn lại có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin liên lạc ở những nhóm người dân tộc thiểu số thường thấp hơn rất nhiều do với người dân tộc Kinh.
Sáu là: Đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, cán bộ
khuyến nông – lâm – ngư tại các địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chuyên môn. Chính sách thu hút cán bộ xóa đói giảm nghèo về làm việc tại các thôn, bản đã được xây dựng và tổ chức thực hiện tuy nhiên chưa thu được kết quả cao do mức hỗ trợ về các chế độ đãi ngộ còn thấp.