Về cơ cấu tiền gửi huy động.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh đông đô (Trang 26 - 31)

 Quy mô vốn tiền gửi phân theo loại tiền.

Bảng 2.7: Quy mô tiền gửi huy động tại Sacombank Đông Đô theo loại tiền gửi.

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Số tiền trọngTy (%) Số tiền trọngTy (%) Số tiền trọngTy (%) 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng tiền gửi huy động 632.357 100 721.218 100 845.919 100 88.861 14.1 124.701 17.3 VNĐ 444.859 70.35 485.065 67.26 676.200 79.94 40.206 9.04 191.135 39.4 Ngoại tệ quy VNĐ 147.383 23.31 191.200 26.51 130.528 15.43 43.817 29.73 - 60.672 - 31.73 Vàng 40.115 6.34 44.953 6.23 39.191 4.63 4.838 12.06 - 5.762 - 12.82

(Nguồn: báo cáo huy động vốn Sacombank Đông Đô)

Năm 2009, vốn tiền gửi bằng VNĐ huy động được là 444.859 triệu đồng, chiếm 70.35% tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được. Vốn huy động ngoại tệ quy đổi

VNĐ đạt 147.383 triệu đồng, chiếm 23.31% nguồn vốn huy động. Vốn bằng vàng quy đổi VNĐ đạt 40.115 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6.34% cơ cấu nguồn vốn.

Năm 2010, vốn bằng tiền gửi VNĐ huy động được là 485.065 triệu đồng, chiếm 67.23% cơ cấu vốn tiền gửi. Vốn huy động ngoại tệ quy VNĐ đạt 191.200 triệu đồng, chiếm 26.51% nguồn vốn huy động. Vốn bằng vàng quy VNĐ đạt 39.191 triệu đồng, chiếm 6.23% cơ cấu vốn tiền gửi.

Bước sang năm 2011, vốn tiền gửi bằng VNĐ huy động được là 676.200 triệu đồng, chiếm 79.94% tổng nguồn vốn tiền gửi huy động được. Vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 130.528 triệu đồng, chiếm 15.43% nguồn vốn huy động. Vốn bằng vàng quy đổi VNĐ đạt 39.191 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4.63% cơ cấu nguồn vốn.

Nhìn chung qua các năm vốn tiền gửi huy động bằng VNĐ đóng vai trò chủ chốt trong tổng cơ cấu nguồn tiền gửi của chi nhánh và tăng dần qua các năm. Bởi đồng Việt Nam luôn là đồng tiền giao dịch chính trong nước và lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất USD, EUR, vàng và các ngoại tệ khác, do đó luôn thu chủ yếu khách hàng gửi tiền VNĐ. Các loại tiền gửi ngoại tệ và vàng trong năm 2010, 2011 biến động theo xu hướng giảm tỷ trọng cũng như giá trị chủ yếu do sự biến động lãi suất và các chính sách hạn chế giao dịch ngoại tệ và vàng của NHNN.

Biểu đồ 2.2: Quy mô tiền gửi huy động phân theo loại tiền.

 Quy mô vốn tiền gửi phân theo kỳ hạn.

Bảng 2.8: Quy mô tiền gửi huy động tại Sacombank Đông Đô theo kỳ hạn gửi tiền.

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Số tiền trọngTy (%) Số tiền Ty trọng (%) Số tiền Ty trọng (%) 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng tiền gửi huy động 632.357 100 721.218 100 845.919 100 88.861 14.1 124.701 17.3 Tiền gửi không

kỳ hạn 90.617 14.33 101.781 14.11 113.109 13.37 11.164 12.32 11.328 11.1 Tiền gửi có kỳ hạn 541.740 85.67 619.437 85.88 732.810 86.63 77.697 14.34 113.373 18.3 TGCKH<12 tháng 482.091 76..24 538.826 74.71 622.871 73.63 56.735 11.77 84.045 15.6 TGCKH> 12 tháng 59.649 9.43 80.611 11.18 109.939 13 20.962 35.14 29.328 36.4

(Nguồn: báo cáo huy động vốn Sacombank Đông Đô)

Dựa vào bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn ta thấy tiền gửi có kỳ hạn qua các năm là loại chiếm chủ yếu trong cơ cấu tiền gửi. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn loại dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này là do tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền dài hạn do không dự báo trước được biến động của lãi suất, mặt khác là để thuận tiện cho việc sự dụng tiền khi có nhu cầu phát sinh. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn

dưới 12 tháng trong ba năm qua tăng khá ổn định và chiếm hơn 70% nguồn vốn tiền gửi của chi nhánh.

Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng của chi nhánh huy động có sự tăng trưởng ổn định qua các năm cả về tỷ trọng lẫn giá trị. Tính đến hết năm 2011, nguồn tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng đạt 109.939 triệu đồng, chiếm 13% nguồn tiền gửi. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định nên có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh dài hạn của chi nhánh. Để tăng nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài, trong những năm qua, chi nhánh đã đưa ra nhiều gói sản phẩm có nhiều kỳ hạn khác nhau như 12 tháng, 24 tháng…, với mức lãi suất ưu đãi khá cao với từng kỳ hạn, cùng với đó là các chương trình khuyến mãi, tặng quà, bốc thăm trúng lớn nhằm kích thích nhu cầu gửi tiền của người dân.

Tiền gửi không kỳ hạn huy động của chi nhánh giai đoạn 2009 – 2011 có xu hướng tăng về giá trị nhưng giảm dần về tỷ trọng. Năm 2009, tiền gửi chiếm 14.33% vốn tiền gửi, năm 2010 là 14.11% và đến cuối năm 2011 là 13.37%. Điều này có thể lý giải do đây là nguồn tiền không ổn định, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào, ngân hàng phải trích lập dự phòng cao để đảm bảo khả năng thanh khoản, mặt khác loại tiền gửi này lãi suất rất thấp nên chủ yếu chỉ thu hút được khách hàng gửi tiền nhằm đáp ứng cho nhu cầu thanh toán.

Biểu đồ 2.3: Quy mô tiền gửi huy động phân theo kỳ hạn.

 Quy mô vốn tiền gửi phân theo đối tượng gửi.

Bảng 2.9: Quy mô tiền gửi huy động tại Sacombank Đông Đô theo đối tượng gửi tiền.

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Số tiền Ty trọng (%) Số tiền Ty trọng (%) Số tiền Ty trọng (%) 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng tiền gửi huy động 632.357 100 721.218 100 845.919 100 88.861 14.1 124.701 17.3 Tiền gửi dân

428.928 67.83 494.106 68.51 593.158 70.12 65.178 15.2 99.052 20 Tiền gửi của

các tổ chức

kinh tế 181.170 27.65 197.326 27.36 208.181 24.61 16.156 8.9 10.855 5.5 Tiền gửi của

TCTD khác 22.259 3.52 29.786 4.13 44.580 5.27 7.527 33.8 14.794 49.7

(Nguồn: báo cáo huy động vốn Sacombank Đông Đô)

Năm 2009, tiền gửi của khách hàng dân cư là 428.928 triệu đồng, chiếm 67.83% tổng nguồn vốn tiền gửi. Năm 2010, nguồn tiền gửi dân cư đạt 494.106 triệu đồng, tăng 15.2% so với năm 2009 và chiếm 68.51% quy mô vốn tiền gửi. Năm 2011, nguồn vốn tiền gửi chi nhánh huy động được trong dân cư là 593.158 triệu đồng, chiếm 70.12% tổng vốn tiền gửi và tăng 20% so với năm 2010. Như vậy, tiền gửi huy động trong dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi của chi nhánh. Để có được sự tăng trưởng như trên là do chi nhánh chú trọng việc phát triển ngân hàng bán lẻ cùng với đó là việc mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng gần 30% trong cơ cấu tiền gửi huy động được tại chi nhánh và cũng có sự gia tăng qua các năm, từ 181.170 triệu đồng năm 2009 lên 208.181 triệu đồng năm 2011, với tốc độ tăng trưởng trong các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 8.9% và 5.5%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của tổ chức kinh tế còn khiêm tốn do ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán tụt dốc, sự biến động của lãi suất, tỷ giá ngoại tệ… dẫn đến khó khăn chung trong hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của ngân hàng sụt giảm.

Tiền gửi của các TCTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của Sacombank chi nhánh Đông Đô, khoảng 3% - 5%. Nó tăng từ 22.259 triệu đồng năm 2009 đến 44.480 năm 2011.

Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn tiền gửi huy động phân theo đối tượng gửi tiền.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh đông đô (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w