đến kinh tế tư nhân.
TPLX là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang. Thành phố nằm bên bờ sông hậu có diện tích tự
nhiên 106,87 km2, dân số 247,281 người, gồm 9 phường và 3 xã. Tây Bắc giáp huyện Châu thành 12,446km, Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới 18,128km, Đông Nam giáp huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) 13,15 km, Nam giáp huyện thốt nốt (Cần Thơ) 9,096km, Tây giáp huyện Thoại Sơn 10,054km. Gồm 40 tuyến địa giới cấp xã dài 105,253km, trong đó 18 tuyến trùng với tuyến huyện và 4 tuyến trùng với tuyến tỉnh, được xác
định bằng 36 mốc địa giới hành chính (2 mốc tỉnh, 20 mốc huyện và 14 mốc xã) [16, tr.61]. Cùng với một hệ thống kênh gạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu màu mỡ và do nằm ở hữu ngạn sông Hậu thuộc vùng hạ lưu của hệ thống sông Mê Kông đã đưa TPLX trở thành một vùng đất giàu tiềm năng phát triển về nông nghiệp, CN - TTCN, thương mại - dịch vụ. Đó là những điều kiện thuận lợi cho KTTN TPLX kế thừa, phát huy và phát triển.
Nhân dân TPLX vốn ham học hỏi, giàu truyền thống cách mạng, tích cực trong việc mở mang ngành nghề, năng động trong KD mạnh dạn đầu tư và có nhiều doanh nhân KD phát đạt là điều kiện thuận lợi cơ bản để KTTN phát triển. Ngày 14 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 474/QĐ-TTg về việc công nhận TPLX, tỉnh An Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Khẳng định vị
thế TPLX là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tỉnh An Giang. Là một đô thị loại II Long Xuyên sẽ phát huy hơn nữa vai trò trung tâm giao dịch với nước bạn Campuchia và các nước trong khu vực.
Từ khi tỉnh khánh thành thành phố đến nay, với sự phấn đấu, nỗ
lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phốđã vượt qua nhiều trở ngại, thách thức để đưa kinh tế thành phố phát triển khá ổn định, GDP tăng bình quân mỗi năm là 15,04%; khu vực Nông nghiệp đạt 0,14%, khu vực CN - Xây dựng 15,53%, khu vực Thương mại - Dịch vụ 15,67%; thu nhập bình quân đầu người là 38 triệu đồng (năm 2010) (chỉ tiêu 37 Trđ). Cơ cấu kinh tế: khu vực Thương mại - Dịch vụ chiếm 71% (chỉ tiêu 70%), khu vực CN - Xây dựng 25,3% (chỉ tiêu 27%), khu vực Nông nghiệp 3,7% (chỉ tiêu 3%); môi trường đầu tư được quan tâm; đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên về nhiều mặt; lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, tổng vốn đầu tư xã hội 3.371 tỷ đồng (chỉ tiêu 1.533 tỷ đồng); an ninh quốc phòng được đảm bảo...Kết quảđem lại rất khả quan, thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể là:
Thứ nhất về Phát triển kinh tế:
- Nông nghiệp: So với năm 2005, diện tích gieo trồng hàng năm giảm 120.8 ha; sản lượng lương thực đạt 71.093 tấn, giảm khoảng 2.000 tấn; tổng sản lượng thịt, thương phẩm đạt 1.645 tấn, tăng 14,6%/năm; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 32.414 tấn, tăng 76% so năm 2005.
- CN - TTCN: Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 6.358 tỷđồng (giá cốđịnh năm 1994), tăng 121% so năm 2005; các ngân hàng chuyên doanh trên địa bàn giải ngân khoảng 8.000 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ; Nhiều cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng cơ sở, nâng cấp các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh (như dây chuyền đóng gói, đóng chai, công nghệ làm nước tương, nước mắm sạch...) giá trị gần 412 tỷ đồng. Thành phố đã đưa vào sử
dụng Cụm chế biến thủy sản Mỹ Quý; đang triển khai giải phóng mặt bằng cụm CN-TTCN và dân cư Tây Huề; phối hợp tỉnh công bố quy hoạch Khu CN Vàm Cống.
- Thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng xã hội ước đạt trên 12.333 tỷđồng, tăng khoảng 150% so với năm 2005; hiện có 13.454 hộ cá thểđăng ký KD, tăng 2.343 cơ sở so với năm 2005; có 44 cơ sở lưu trú với 1.002 phòng, tăng 09 cơ sở so với năm 2005. Nhiều công trình phục vụ thương mại đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế như Siêu thị CoopMart, Trung tâm thương mại Nguyễn Huệ, chợ Long Xuyên, Xẻo Trôm, Mỹ Phước, Mỹ Bình. Đang thi công Trung tâm thương mại Mỹ Xuyên, chuẩn bị đầu tư chợ Cái Sắn. Triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch cộng
đồng xã Mỹ Hòa Hưng, đã đưa vào hoạt động Trung tâm thông tin du lịch; lập dự án mở rộng công viên Mỹ Thới; kêu gọi đầu tư khu Du lịch bãi bồi Bình Đức.
Thứ hai về lĩnh vực văn hóa - xã hội:
- Phát triển và nâng chất các mô hình văn hóa: Tính đến nay thành phố đã công nhận 43.669 hộ Gia đình VH (85,62% dân số), 88 khóm ấp Tiên tiến (chiếm 96,7%), 49 cơ quan VH cấp thành phố (chiếm 96%), tỷ lệ trường học VH chiếm 92%; có 10 chợ TTVS và 1.456 hộ
KD văn minh; 1.383 gương Người tốt việc tốt; tỷ lệ người dân luyện tập TDTT chiếm 28,5% số thành phố (78.571 người). Toàn thành phố có 04 phường, xã có Nhà VH hoạt động gắn với Trung tâm học tập cộng đồng (Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa, Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng) và 48 Câu lạc bộ văn hóa, với 645 hội viên.
- Giáo dục - Đào tạo: Tỷ lệ học sinh tiểu học bỏ học là 1,3% (chỉ
tiêu <2%), THCS là 2,8% (chỉ tiêu <3%). Thành phố phối hợp tỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp; hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp với 20 trường học, tổng số vốn 45 tỷ đồng; xây dựng 14 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 32%/tổng số trường trên địa bàn thành phố; giữ
vững chuẩn chống mù chữ là 98,8%; phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi
đạt 96,8%; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi 89%; phổ cập THCS 86,3%;
ứng dụng CNTT vào quản lý giáo dục đạt 100% số trường; có hơn 30% số giáo viên của 04 trường thực hiện soạn, giảng giáo án điện tử.
- Y tế: Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,09% (chỉ tiêu 1,1%); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 17,2% (chỉ tiêu 18%); tỷ lệ phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế là 92% (chỉ tiêu 100%) (12/13 phường, xã; còn
Đông Xuyên); tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 100% (chỉ tiêu 95%); chỉ
tiêu về y tế đều đạt kế hoạch đề ra, trong đó: tỷ lệ sinh con lần thứ 3 chiếm 6%, tỷ lệ số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai chiếm 85%, tỷ lệ trẻ em được cấp thẻ khám, chữa bệnh 96,5%.
- Chính sách xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,3% so với hộ dân thành phố (890 hộ); công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra, tổng số 13.691 lao động được đào tạo nghề
(2.700 lao động/năm); có 38.507 lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh (7.700 lao động/năm).
Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách được thực hiện thường xuyên, tổng kinh phí trên 401 tỷ đồng; thực hiện thu gom hơn 4.500 đối trượng lang thang, cơ nhở và nghiện ma túy; xét cho vay từ
nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho 236 dự án.
- Thu - chi ngân sách: Ước thu ngân sách giai đoạn (2006-2010) là 1.324 tỷ đồng (chỉ tiêu 1.260 tỷ); ước chi ngân sách Nhà nước 1.119 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 342 tỷđồng.
Bên cạnh đó quy mô của nền kinh tế (quy mô GTGT tính theo giá hiện hành) tăng nhanh trong suốt giai đoạn 2000 - 2008. Năm 2000 đạt 1.807 tỷđồng, chiếm 19,1% của tỉnh; tăng lên 4.232 tỷđồng năm 2005, chiếm 22,7% của tỉnh và đạt 8.488 tỷđồng năm 2008, chiếm 24,6% của tỉnh. Dự báo GTGT năm 2010 là 10.818 tỷđồng. Như vậy, với 10% dân số tạo ra gần 25% về giá trị kinh tế của tỉnh, cho thấy tầm quan trọng của kinh tế Long Xuyên trong tổng thể nền kinh tế tỉnh An Giang.
QUY MÔ NỀN KINH TẾ tỷđồng, giá hiện hành 7665 8051 9393 105 35 12271 14354 16156 20 856 265 41 29837 33786 6815 8488 9579 10818 1807 2018 23 58 2699 35 45 4232 50 62 1000 6000 11000 16000 21000 26000 31000 36000 41000 46000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tp. Long Xuyên 10 Huyện, Thị khác
Động thái tăng trưởng kinh tế từ năm 2000-2008 cho thấy thành phố đã nổ lực rất lớn để đạt được thành tựu về tăng trưởng kinh tế một cách ấn tượng: đạt tốc độ tăng cao, liên tục trong nhiều năm liền và cao hơn mức tăng chung của tỉnh An Giang. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tác động trực tiếp đến sản xuất, KD, hoạt động xuất khẩu nên tăng trưởng của năm 2009 ước 12,1% và phục hồi nhanh vào năm 2010 với tốc độ 15,7%.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TP.LONG XUYÊN 2000-2010 % 6,2 4,5 10,5 11,6 9 13,5 14,2 8,7 14,5 9 9,1 14.8 12.5 10.6 9.8 13.5 16.6 14.2 14.9 15.9 16.6 11.5 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Long xuyên An Giang
Và hơn bao giờ hết trong những năm qua, thành phố đã phát huy khá tốt lợi thế của trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ của tỉnh An Giang, của vùng ĐBSCL cũng như lợi thế vềđịa lý kinh tế như nằm trên
trục giao thương của vùng ĐBSCL với Phnompênh, Campuchia và các nước ASEAN để phát triển kinh tế dịch vụ.
Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu GTGT của thành phố - chiếm 70,5% vào năm 2008 - và đóng góp đến 59,1% vào tăng trưởng kinh tế thành phố trong thời kỳ (2006-2010).
Tổng GTSX các ngành dịch vụ năm 2008 đạt 8.685 tỷ đồng, tăng 4.150 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 32,3% GTSX dịch vụ toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 608 triệu USD, chiếm 81,1% của toàn tỉnh An Giang. Dự báo đến năm 2010, GTSX dịch vụ 12.115 tỷ đồng, tăng 7.580 tỷ đồng so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 700 triệu USD [9, tr.18]. Đây là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp cũng như hộ cá thể tiểu chủ mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
Ngoài ra, lực lượng lao động xã hội vốn là tiềm năng kinh tế của TPLX chưa được khai thác, với dân số trung bình của TPLX năm 2008 là 278,7 ngàn người, chiếm 12,38% dân số toàn tỉnh, tăng 8,7 ngàn người so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng khoảng 3.000 người. So với các huyện thị khác trong tỉnh An Giang, Long Xuyên đứng thứ hai về
quy mô dân số, sau huyện Chợ Mới (369 ngàn người) nhưng đứng thứ
nhất về mật độ dân cư, 2.418 người/km2, nhiều gấp 3,8 lần con số của tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động năm 2008 là 181,8 ngàn người, chiếm 65,9% dân số, tăng khoảng 10.000 người so với năm 2005. Đây là nguồn nhân lực dồi dào để khu vực KTTN khai thác, sử dụng có hiệu quả trong tất cả các ngành nghề, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao tốc độ phát triển KT-XH của thành phố nói chung của KTTN nói riêng.
Mặc dù là đô thị loại II nhưng diện tích đất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất năm 2008, chiếm 60,65% diện tích tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi về quỹđất để Long Xuyên thực hiện quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH nền kinh tế trong thời kỳ quy hoạch, mà còn tạo thuận lợi cho nông nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập cho nông dân và còn tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế cá thể tiểu chủ, các loại hình doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp .
Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã tác động đến quá trình phát triển của KTTN TPLX, đem lại sự thay đổi đáng kể về KT-XH của thành phốđặc biệt là trong giai đoạn 2005 - 2010.
2.2. Thực trạng hoạt động của kinh tế tư nhân về sản xuất, thương mại - dịch vụở TPLX.