Thực trạng hoạt động của kinh tế tư nhân về sản xuất, thương mại

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân ở thành phố long xuyên, thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 36)

Vốn là thành phố còn non trẻ nên tình hình hoạt động sản xuất của thành phố chủ yếu là hàng gia công may mặc, buôn bán nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp, ngay từ sau khi đổi mới thì tình hình hoạt động sản xuất của thành phố cũng chỉ đơn điệu với sản xuất gia công buôn bán nhỏ lẻ

rải rác trên toàn thành phố tập trung trong các ngành CN-TTCN, thương mại dịch vụ quy mô nhỏ dưới dạng hộ gia đình. KTTN trên toàn thành phố nhìn chung phát triển chậm.

Đến năm 2000 với sự ra đời của Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Trên cơ sở đó KTTN TPLX đã thật sự

chuyển mình. Thật vậy số lượng KTTN đã không ngừng tăng lên trong tất cả các loại hình. Nếu năm 2006 các hộ đăng ký KD trong các ngành thương mại - dịch vụ là 14.664 cơ sở thì đến năm 2008 đã tăng lên 15.552 cơ sở.

Tuy nhiên trong tổng số cơ sở KTTN của TPLX số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần vẫn chiếm số lượng không lớn lắm. Đa số các doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ dưới dạng hộ

cá thể. Trong nền thị trường mang tính rủi ro cao nên các cơ sở vẫn chưa mạnh dạn đầu tư thành quy mô doanh nghiệp. Mặt khác từ năm 2000 có một số chính sách Nhà nước chưa thật sự khuyến khích các doanh nghiệp như: thuế môn bài,…Bên cạnh đó việc quy định quá nhiều sổ sách, trong khi nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp không có đã làm cho các doanh nghiệp ngán ngại. Vì vậy năm 2008 số doanh nghiệp trong toàn thành phố là 15.966 trong khi đó hộ kinh doanh cá thể là 15.552.

Từ năm 2000 đến nay với sự phổ biến rộng rãi các chính sách khuyến khích kinh tế của Đảng và Nhà nước mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, KTTN đã được phục hồi trở lại. Hầu hết các loại hình KTTN kể cả hộ cá thể và các doanh nghiệp đều tăng lên về số lượng trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Từđó đã tạo đà cho sự phát triển kinh tế của toàn thành phố.

Cùng với sự gia tăng về số lượng, loại hình KTTN, nguồn vốn đầu tư sản xuất, giá trị sản xuất KD và mức thuếđóng góp vào ngân sách của thành phố cũng có xu thuế gia tăng kéo theo sự nâng cao toàn diện trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của TPLX trong giai đoạn 2005 - 2010. Có được thành quả đó trước hết phải kể đến lợi ích từ các chính sách kinh tế mang lại cho thành phần kinh tế này.

GTSX gia tăng trong các ngành nghề đã thúc đẩy xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong toàn TPLX. Kinh tế TPLX từ năm 2005 đến nay không còn hoạt động sản xuất gia công nhỏ lẻ mà phát triển mạnh mẽ ngày càng lớn dần tập trung vào các ngành CN-TTCN mũi nhọn hướng vào thị trường xuất khẩu như: may mặc, chế biến thủy sản,…nâng GTSX năm 2008 lên 3.900 tỷ đồng, tăng 50% so cùng kỳ. Trong đó khu vực cá thể tăng gần 6%, khu vực doanh nghiệp tăng gần 60%. Bên cạnh đó thương mại - dịch vụ cũng ngày càng được mở rộng : các trung tâm thương mại và chợ được cải tạo và nâng cấp như: chợ Mỹ

Bình, Mỹ Phước; đang thi công khu Bách hóa công nghệ - chợ Long Xuyên, xúc tiến mời gọi đầu tư, cải tạo, nâng cấp chợ, cái sắn, Mỹ quý. Có 1.100 cơ sở thương mại - dịch vụ đăng ký KD với tổng số vốn đăng ký ban đầu trên 70 tỷđồng, thu hút 4.500 lao động tham gia. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng trên 27% so cùng kỳ. Giá cả hàng hóa tăng bình quân khoảng 20% (cùng kỳ là 8,5%), trong đó tăng cao nhất là các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, vật tư nông nghiệp.

Trong những năm qua khu vực KTTN còn đóng góp đáng kể vào ngân sách của thành phố qua việc thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách về thuế của Nhà nước như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo tình hình thu chi ngân sách Nhà nước TPLX tính đến năm 2006 tổng thu ngân sách thuế ngoài quốc doanh là 109.874 triệu đồng.

Nhìn chung KTTN TPLX trong giai đoạn 2005-2010 có xu thế phát triển rõ nét cả về số lượng, cơ cấu lẫn quy mô, đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển, tạo ra sản phẩm ngày càng tăng. Tuy nhiên nó vẫn còn nhiều hạn chế

như: quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ quản lý, nguồn lao động còn yếu nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

KTTN TPLX phát triển gắn với quá trình đổi mới và phát triển KT - XH của thành phố và phát triển mạnh từ khi có luật doanh nghiệp ra đời

đến nay.

Số lượng cơ sở KTTN tăng lên nhanh chóng với nhiều loại hình, nhưng phần lớn vẫn là cơ sở tiểu chủ, chủ yếu dùng vốn tự có để đầu tư

sản xuất KD, quy mô nhỏ, sử dụng lao động gia đình là chính.

Với vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận, TPLX có thuận lợi rất lớn để phát triển KTTN. Đẩy mạnh kết hợp với sản xuất lúa - tôm hướng tới xuất khẩu và khai thác các tiềm năng du lịch như: Du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng, khu du lịch bãi bồi

phường Bình Đức. Đây là những điều kiện để KTTN thành phố phát triển trên tất cả các ngành nghề: nông nghiệp, CN-TTCN, thương mại - dịch vụ, du lịch….

Sự phát triển các ngành nghề truyền thống đã thúc đẩy KTTN trong thành phố hình thành các cụm CN-TTCN trên địa bàn các phường, xã. Trong đó cụm CN-TTCN Mỹ Quý, Vàm Cống nằm trên Quốc Lộ, và tỉnh lộ 943 được xem tuyến đường huyết mạch và là trung tâm đầu mối quan trọng tập trung hàng hóa để chuyển đến TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Dựa trên những đặc điểm KT-XH sẵn có cho thấy TPLX có tiềm năng rất lớn để phát triển KTTN. Bên cạnh đó những năm qua được sự

quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước trong các chính sách kinh tế, thành phần kinh tế này ngày có nhiều chiều hướng phát triển mạnh. Luật doanh nghiệp ban hành và có hiệu lực năm 2000 là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho KTTN phát triển. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết của Đảng về khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN

đã thổi một luồng sinh khí mới vào khu vực kinh tế này, thúc đẩy sự tăng lên về số lượng cơ sở, loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, sản phẩm ngày càng thêm phong phú đa dạng.

Tính đến năm 2008 số lượng KTTN trong toàn thành phố về thương mại - dịch vụ là 15.966 cơ sở, số doanh nghiệp tư nhân 217, công ty cổ

phần - công ty TNHH 197, cá thể là 15.552. Điều này cho thấy tâm lý còn e dè trong hoạt động kinh tế của nhân dân. Bởi vì họ chưa thật sự an tâm khi đầu tư vốn với quy mô lớn vào các loại hình doanh nghiệp, công ty trong khi các chính sách thuế còn cao, còn phải nộp quá nhiều sổ

sách…Đến năm 2002 với sự ra đời của Nghị quyết trung ương 5 và tạo

điều kiện cho KTTN phát triển được phổ biến rộng rãi trong nhân dân đã tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ cá thể mạnh dạn chuyển sang các loại hình doanh nghiệp.

Ngành CN-TTCN theo số liệu thống kê, sản xuất CN trên địa bàn tăng trưởng rất cao trong giai đoạn 2005 - 2008. GTSX CN (tính theo giá so sánh 1994) năm 2008 đạt 7.427 tỷ đồng, gấp 2,63 lần so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 38%. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước năm 2008

đạt 901 tỷ đồng, tăng bình quân 18,5%/năm; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2008 đạt 6.488 tỷ đồng, tăng 42,1%/năm, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2008 đạt 38,4 tỷđồng, tăng 20,4%/năm. Dự báo GTSX CN năm 2010 là 10.000 tỷđồng, tăng bình quân 28,7%/năm thời kỳ

2006 - 2010.

Sản xuất CN của tỉnh An Giang phần lớn nằm trên địa TPLX, với các ngành, sản phẩm quan trọng như: chế biến thủy sản đông lạnh, thực phẩm và đồ uống, quần áo may sẵn, cơ khí - chế tạo máy, vật liệu xây dựng…GTSX CN trên địa bàn (tính theo giá hiện hành) năm 2008 là 12.183 tỷđồng, tăng gần 8.000 tỷđồng so với năm 2005. Một số ngành, sản phẩm CN chiếm tỷ trọng cao trong tỉnh như: chế biến thực phẩm và đồ

uống từ 50 - 60% GTSX; thủy sản đông lạnh từ 85 - 90% sản lượng.

Phân theo thành phần kinh tế: năm 2008 khu vực kinh tế trong nước chiếm đến 99% GTSX CN trên địa bàn thành phố; khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài chiếm khoảng 1% (năm 2008 là 0,8%, tỷ lệ này của tỉnh An Giang là 0,5%). Cho thấy khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CN trên địa bàn thành phố nói riêng và cả tỉnh An Giang nói chung còn rất hạn chế.

Năm 2008 trên địa bàn có 1.901 cơ sở sản xuất CN các loại, trong

đó thành phố quản lý 1.893 cơ sở (loại hình cá thể có 1.808 cơ sở, chiếm 96%; doanh nghiệp có 85 cơ sở, chiếm 4%). Các cơ sở sản xuất CN- TTCN phân bố rộng khắp trên các phường, xã của thành phố; các phường có nhiều cơ sở nhất là Mỹ Hòa (228 cơ sở), Mỹ Phước (208 cơ

sở), Bình Đức (199 cơ sở), Mỹ Long (176 cơ sở), ít nhất là phường Đông Xuyên (30 cơ sở).

Tổng số lao động CN-TTCN trên địa bàn năm 2008 là 27.002 người, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước là 5.605 lao động, chiếm 20,8%, khu vực kinh tế khác là 21.323 lao động, chiếm 79,2%. Các cơ sở

CN cá thể thu hút 5.391 lao động, chiếm 25,3% tổng lao động CN trên

địa bàn; các doanh nghiệp CN thu hút 15.932 lao động, chiếm 74,7%. Bình quân có 3 lao động trên một cơ sở sản xuất cá thể, có 187 lao

động/doanh nghiệp CN (riêng loại hình công ty TNHH hay cổ phần là 286 lao động/doanh nghiệp).

Lao động trong ngành CN tăng khá nhanh trong thời kỳ 2001-2005, từ 12.395 lao động năm 2000 lên 24.173 lao động năm 2005 và tăng chậm lại trong thời kỳ 2006-2008, chỉ đạt 3,8%/năm so với 14,3%/năm thời kỳ 2001-2005. Những ngành thu hút nhiều lao động là ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống (chủ yếu là chế biến thủy sản đông lạnh) với 13.887 lao động (năm 2008), chiếm 65,0%; ngành may mặc 3.615 lao

động, chiếm 16,9%; ngành cơ khí 1.659 lao động, chiếm 7,8%.

Bình quân GTSX/cơ sở tăng nhanh, từ 630 triệu đồng năm 2000 lên 6.409 triệu đồng năm 2008; trong đó, GTSX/doanh nghiệp CN năm 2008 là 136.835 triệu đồng (năm 2000 là 17.367 triệu đồng). Bên cạnh

đó theo số liệu thống kê của phòng tài chính TPLX KTTN trong ngành nông nghiệp chiếm 3% (2009), thương mại - dịch vụ là 15.966 (2008). Qua đó cho thấy sự thay đổi về số lượng cơ sở giữa các ngành theo hướng giảm dần trong nông nghiệp và tăng mạnh trong thương mại - dịch vụ là phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, CN-TTCN,

đồng thời còn tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành cơ cấu kinh tế

mới trong quá trình CNH, HĐH của thành phố.

Trong thương mại - dịch vụ, nơi có nhiều cơ sở nhất là phường Mỹ

Long 3.446, Mỹ Xuyên 2.074, Mỹ Bình 1.793, xã có cơ sở ít nhất là xã Mỹ Khánh 342, riêng phường Mỹ Quý có sự tăng vọt từ 550 (năm 2006) lến đến 717 (năm 2008) cơ sở. Như vậy các phường Mỹ Long, Mỹ

Xuyên, Mỹ Bình nơi tập trung đông dân cư sớm phát triển ngành nghề

dịch vụ, có nghề truyền thống.

KTTN TPLX sản xuất, KD nhiều loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Trong nông nghiệp, thủy sản có các sản phẩm lúa, rau đậu, cây lâu năm, nuôi cá Tra, cá Basa, nhiều tư nhân thực hiện KD tổng hợp, CN- TTCN tập trung chủ yếu là phát triển mạnh ở các ngành chế biến thủy sản, lương thực thực phẩm, may mặc, thêu rua xuất khẩu, sản xuất giấy, tập…cụ thể hóa ở các lĩnh vực sau:

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân ở thành phố long xuyên, thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)