Hoạt động thương mại phát triển khá sôi động. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế trên địa bàn thành phố năm 2008 đạt 8.836 tỷ đồng chiếm 29,3% tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của toàn tỉnh. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân trên 10%/năm thời kỳ 2006-2008. Cho thấy mức thu nhập thực tế của dân cư
và sức mua trên địa bàn thành phố tăng khá từ năm 2005 trở lại đây. Trong tổng mức bán lẻ năm 2008, thương nghiệp chiếm 74,5% (tương đương 6.583 tỷ đồng), khách sạn - nhà hàng 13,5% (1.193 tỷ đồng), dịch vụ 11,8% (1.042 tỷđồng) và ngành du lịch 0,2%.
Nhìn chung năm 2008, trên địa bàn thành phố có 15.968 cơ sở KD, trong đó thương mại chiếm 54,7% số cơ sở, khách sạn - nhà hàng chiếm 23,3%, dịch vụ chiếm 12,0%. Đa phần các cơ sở KD thương mại thuộc loại hình cá thể, chiếm đến 97,4% và có quy mô nhỏ.
Mạng lưới chợ, cửa hàng và siêu thị: Thành phố có gần 20 chợ các loại, phân bố tương đối đều ở các phường, xã trên địa bàn. Những năm gần đây, loại hình cửa hàng bách hóa tổng hợp phát triển khá nhanh, góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Bên cạnh đó còn có hệ
thống mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại chuyên doanh hay KD tổng hợp như: siêu thị Vinatex chuyên KD hàng may mặc, siêu thị Cường Thắng chuyên doanh hàng nội thất, siêu thị Minh Phát chuyên doanh nông ngư cơ
và siêu thị AA, trung tâm thương mại Long Xuyên KD tổng hợp. Tuy nhiên, hệ thống phân phối chủ yếu là các chợ truyền thống, quy mô nhỏ.
Hoạt động thương mại rất đa dạng: nhiều mô hình liên doanh, liên kết tạo nên sức mạnh tổng hợp trong thương mại - dịch vụ càng trở nên phổ biến, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực như: Cty Nam Việt, Sao Mai, Agifish... các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động, bằng việc bố trí các đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều khu vực, rõ nét nhất là dịch vụ tín dụng, ngân hàng; dịch vụ giao thông vận tải cũng phát triển vượt bậc so với trước đây, cả về chất lượng và số
lượng phục vụ, như: Mai Linh, Tô Châu, Đoàn kết...
Vừa qua hoạt động thương mại, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao kết hợp với quảng bá, mời gọi đầu tư, khai thác du lịch phục vụ lễ hội, lễ
kỷ niệm,...diễn ra phong phú trên địa bàn thành phố vừa hỗ trợ, vừa tác
động các doanh nghiệp tham gia tiếp thị hàng hóa, trao đổi ký kết hợp
đồng mua bán, làm đại lý, nhiều mặt hàng sản xuất tại địa phương đã có
được uy tín trên thị trường, được khách hàng trong, ngoài nước biết đến. Mạng lưới hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, góp phần phát triển thị trường hàng hóa, hệ thống thị trường bán lẻ, đáp ứng nhu cầu về
nguyên liệu của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.
Vấn đề sức khỏe luôn luôn là vấn đề quan trọng, cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe toàn diện của con người ngày càng trở nên bức thiết hơn. Vì vậy, nắm bắt xu thế chung của nhu cầu khu vực KTTN ở TPLX đã đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng
đông đúc hơn, nhiều cơ sở kinh doanh y dược tư nhân ra đời đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động đảm bảo vấn đề an sinh xã hội đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân sách của tỉnh An Giang nói chung của TPLX nói riêng. Với phương châm: “luôn đem lại sức khỏe và hạnh phúc cho mỗi con người” đó là điều mà công ty TNHH bệnh viện đa khoa Hạnh Phúc luôn luôn mong đợi, cũng với phương châm đó mà từ năm 2005-2009 bệnh viện đạt loại xuất sắc. Bệnh viện Hạnh Phúc do Bác sỹ Lư Đình thành lập vào ngày 27/11/1997, với vốn điều lệ 39 tỷđồng, mức doanh thu hàng năm là 40 tỷ đồng trụ sở được đặt tại số 110 Lê Văn Nhung - phường Mỹ Bình - TPLX An Giang. Hiện nay, bệnh viện do bác sỹ Lư Quốc Hùng là người
đại diện pháp nhân.
Bệnh viện gồm có các khoa như: Khoa nội - nhi, khoa ngoại, khoa sản, khoa phẩu thuật - gây mê hồi sức, khoa khám bệnh, khoa mắt, khoa tai mũi họng, với 207 y, bác sỹ và 55 giường bệnh. Về hoạt động công
đoàn của bệnh viện: công đoàn luôn trải qua từng nhiệm kỳ
Khó khăn: Là một bệnh viện tư nên số lượng nhân sự luôn thay đổi liên tục do chưa có sự thỏa thuận hợp lý về lương giữa Ban Giám đốc với nhân viên và việc trang bị hoàn toàn các thiết bị hiện đại vào trong quá trình khám chữa bệnh.
Thuận lợi: Bệnh viện cũng gặp được nhiều thuận lợi luôn được bệnh viện đa khoa An Giang hỗ trợ về các trang thiết bị cũng nhưđội ngũ các bác sỹ khi cần thiết; trong suốt thời gian qua nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên bệnh viện và với một sự nhanh nhạy tài tình và năng động của ban Giám đốc đã nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và cũng với phương châm “luôn đem lại sức khỏe và hạnh phúc cho mỗi con người” bệnh viện Hạnh Phúc đã mở thêm một chi nhánh nữa, trụ sở được đặt tại: số 243 đường Trần Hưng Đạo - phường Mỹ Thới - TPLX - An Giang; bệnh viện đang chờ được cấp giấy phép.
Phương hướng KD: thời gian tới bệnh viện sẽ dồn hết kinh phí vào
để đầu tư các trang thiết bị hiện đại để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc khám chữa bệnh cho mọi người dân, và bệnh viện sẽ có nhiều ưu đãi hơn đối với các bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và sẽ có chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút các chuyên gia, đội ngũ bác sỹ có tay nghề cao hơn.
Đây là loại hình dịch vụ rất nhạy cảm gắn liền với sinh mạng con người giá như các cơ sở, doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tưđến nơi
đến chốn sẽ phát huy hết mọi khă năng và tiềm năng sẵn có của các cơ
sở, các doanh nghiệp ở TPLX, sẽ góp phần giải quyết tốt hơn về việc làm, tăng thêm thu nhập cải thiện của sống cho mọi người dân, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng cho chính quyền thành phố
cũng như tỉnh An Giang.
* Dịch vụ hàng tiêu dùng:
Hàng thực phẩm tiêu dùng là một thứ hàng hóa thiết yếu và trong những năm gần đây các cơ sở tư nhân cũng như các nhà doanh nghiệp vừa và nhỏở TPLX đã đầu tư vào lĩnh vực này rất nhiều vì đa số
khách hàng trong lĩnh vực này chủ yếu là khách hàng nội địa nên không khó tính, nhờ vậy mà không ít các cơ sở, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng “phất lên” điển hình là công ty TNHH Ngọc Phát, là một công ty chuyên phân phối sỉ và bán lẻ các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng ( sữa, mì, nước ngọt, dầu ăn, bia,...); trụ sở của công ty được đặt tại 82/CDE - Trần Hưng Đạo - Mỹ Bình - TPLX - An Giang. Công ty được thành lập vào ngày 14/6/2006 với tổng diện tích của công ty là 2.000m2 và một văn phòng do ông Võ Minh Duy là người đại diện pháp nhân. với số
vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Hiện cơ cấu tổ chức của công ty gồm có một Giám đốc là ông Võ Minh Duy, một phó Giám đốc là bà : Đỗ Trần Thanh Thư với số lượng lao động hiện có của công ty gồm: Nhân viên văn phòng: 8 nhân viên (nữ), 7 trình độ trung cấp và 1 trình độ đại học; công nhân: 20 công nhân (Nam), 13 trình độ trung học cơ sở, 7 trình độ
phổ thông.
Mặc dù là một công ty còn non trẻ với quy mô hoạt động KD là loại vừa nhưng con số doanh thu mà công ty thu được từ lợi nhuận hàng năm là 15 tỷ đồng/ năm, doanh thu 300 triệu đồng/ ngày, thị trường thu mua nguồn nguyên liệu của công ty ở Cần Thơ và TPHCM, và thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty chủ yếu là trong nội ô TPLX.
Thời gian qua trong quá trình KD công ty cũng gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với các mặt hàng của các đối thủ hoặc bán phá giá. Nhưng với sự năng động và nhạy bén công ty đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng của mình để có thể trụ vững trước các đối thủ cạnh tranh và ngày càng giữ được uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường, ngoài ra công ty chưa nhận được sự giúp đỡ từ
chính quyền địa phương và gặp không ít khó khăn về vấn đề thuế, mặt bằng. Mặc dù trước những khó khăn công ty vẫn có nhiều lợi thế như: công ty nằm ngay trên Quốc lộ 91, và tỉnh lộ 943 rất thuận lợi cho việc mua bán, vận chuyển hàng hóa và các hàng mặt của công ty KD đều là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên rất phù hợp với nhu cầu của thị
trường.
Sắp tới công ty sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ của mình sang các tỉnh lân cận và có thể xuất khẩu sang thị trường Campuchia đây vốn là thị trường đầy tiềm năng được công ty nghiên cứu rất kỹ.
Trước sự tăng trưởng kinh tế nhanh, đời sống được cải thiện khá, sức khỏe được chăm sóc tốt, thì nhu cầu làm đẹp lại được nảy sinh, nắm bắt được nhu đó nên BEAUTY & SPA Candice Hồng ra đời với mong muốn “mang lại sự thoải mái và nụ cười cho khách hàng”. Doanh nghiệp tư nhân Candice Hồng được thành lập vào tháng 9 năm 2009, do bà
Đoàn Thị Xuân Điệp là người đại diện pháp nhân trụ sở được đặt tại số
32/2 Trần Hưng Đạo, phường mỹ Xuyên - TPLX, với vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng, địa chỉ email: candicediep@gmail.com, mặc dù vừa mới thành lập nhưng doanh thu của công ty rất cao 150 triệu đồng/tháng, số lượng nhân viên hiện có của doanh nghiệp là 15 nhân viên và 2 quản lý, hình thức dịch vụ chính của doanh nghiệp tư nhân Candice Hồng là làm đẹp, xông hơi, chăm sóc điều trị da, căn da mặt bằng công nghệ sinh học,
ngoài ra doanh nghiệp còn kinh doanh thêm quần áo may sẵn. Tất cả các máy thẩm mỹ cũng như các phụ liệu dùng trong quá trình trị liệu chăm sóc da đều nhập khẩu hoàn toàn từ Singapo, Đài Loan.
Là một loại hình dịch vụ khá mới mẻ nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và rất kén chọn khách hàng, bởi vì chi phí để phục vụ hơi “cao” so với thu nhập bình quân trong xã hội và thành phố, mặt khác chính sách thuế và thủ tục hành chính cũng gây nhiều bất lợi cho việc hoạt động KD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển cuộc sống của con người ngày càng được nâng lên thì nhu cầu được làm đẹp, được chăm sóc toàn diện cũng được nâng lên theo, nắm bắt được thị hiếu chung của khách hàng nên doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào Spa, mặc dù đây là lĩnh vực dịch vụ không mấy phổ biến ở TPLX. Qua đó ta thấy doanh nghiệp đã năng động và nhanh chóng nắm bắt nhu cầu chung của khách hàng.
Đây là một lĩnh vực chứa đựng đầy tiềm năng mà các cơ sở hoặc doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này vì nó có thể đem lại thu nhập rất cao cho doanh nghiệp, khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần góp phần nhỏ vào vấn
đề an sinh xã hội. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất, KD hợp lý hơn.
Bên cạnh dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì dịch vụ vận tải hàng hóa phát triển khá nhanh trong những năm gần đây và chủ yếu của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng bình quân 43,7%/năm thời kỳ 2006-2008, đạt 5.654 ngàn tấn năm 2008; trong đó vận tải hàng hóa đường sông chiếm đến 86,2% tổng số. Khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 31,8%/năm thời kỳ 2006-2008, đạt 862.031 ngàn tấn/km năm 2008, trong đó luân chuyển bằng đường sông chiếm 75,4% tổng số.
Vận tải hành khách chủ yếu là đường bộ. Khối lượng vận tải hành khách năm 2008 là 5.395 ngàn người. Khối lượng hành khách luân chuyển tăng bình quân 5,0%/năm thời kỳ 2006-2008, đạt 150.961 ngàn người/km.
Tóm lại KTTN ở TPLX ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước là nhờ vào những thành tựu và nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Những thành tựu đạt được:
Sự phát triển của KTTN TPLX cả về số lượng cơ sở, lọai hình, quy mô, ngành nghề và hiệu quả sản xuất đạt được trong những năm qua đã
thể hiện sức sống của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Hiện nay theo thống kê trên toàn thành phố, giá trị sản xuất do kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể
mang lại trong các ngành nghềđều rất nhỏ. KTTN là lực lượng chủ yếu trong ngành CN-TTCN, ngành giao thông vận tải cũng như các hoạt
động thương mại - dịch vụ, KD ăn uống…Điều này cho thấy chủ trương của Đảng, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước, TPLX hoàn toàn
đúng đắn đã khai thác được thế mạnh của khu vực kinh tế này, tạo đà phát triển KT-XH địa phương.
Sự phát triển của KTTN TPLX thể hiện được vai trò quan trọng
đối với phát triển KT-XH của thành phố. Huy động được nguồn vốn đầu tư từ trong dân với số lượng ngày càng lớn, chỉ tính riêng lượng vốn tự
có đầu tư cho sản xuất KD, các ngành CN-TTCN, thương mại - dịch vụ
của các cơ sở kinh tế hộ gia đình năm 2005 là 237.026.000 đồng đến năm 2010 tăng 890.000.000 đồng và quy mô đó càng lúc càng tăng, chưa kểđến nguồn vốn trong các ngành nghề khác. Quy mô vốn càng lớn đầu tư đúng hướng, phát triển đúng nhu cầu, phù hợp với quy luật kinh tế
khách quan sẽ mang lại hiệu quả KD càng cao, doanh thu càng lớn lợi nhuận càng nhiều.
Ngoài ra KTTN còn tạo ra công ăn việc làm, sử dụng lao động thuộc nhiều trình độ khác nhau và ở mọi nơi tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ sựđa dạng về ngành nghề và trình độ sản xuất, KD của KTTN, với số lượng cơ sở tăng lên đã thu hút được nhiều lao động vào làm việc; cụ thể: đã giải quyết việc làm cho người lao động khoảng 15.932 người, trong đó các loại hình doanh nghiệp đã tạo việc làm cho khoảng 15.816 lao động. Trong đó doanh nghiệp tư nhân đã giải quyết việc làm cho 384 lao động, công ty TNHH, công ty cổ phần 15.432 lao động
Có thể nói chính sự phát triển khá mạnh của KTTN trong thời gian qua có thể được coi là nhân tố quan trọng mang tính quyết định trong việc gải quyết các việc làm, tạo thu nhập cho người lao động thông qua
đó đóng góp tích cực vào xóa đói giảm nghèo ở thành phố. Bên cạnh đó KTTN TPLX còn đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế
tỉnh An Giang và đóng góp 40% ngân sách của tỉnh.
Từ những thành tựu trên, KTTN đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng của nông nghiệp ngày càng giảm, đồng thời tăng tỷ trọng của công