IV Đất nuôi trồng thủy sản
3.4.2. Một số tồn tại, khó khăn
Trong những năm gần đây, chính sách bồi thường của Nhà nước đã có nhiều điều chỉnh và thay đổi cho sát với thực tế, tạo điều kiện cho tỉnh Nghệ An nói chung mà huyện Tân Kỳ nói riêng chủ động mở rộng theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật nên đã tạo được sự đồng thuận của đa số nhân dân. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những chính sách chế độ đã cũ không đúng với thực tế mà chỉ được áp dụng riêng cho từng công trình.
Tân Kỳ là một huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An với thành phần đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kéo theo đó là tập quán sinh hoạt và canh tác mang đặc thù của vùng núi, tư liệu sản xuất của đồng bào đồng thời cũng ẩn chứa trong đó một nguồn tài nguyên tiềm tàng rất phong phú và vô cùng quý giá. Nắm được thế mạnh đó, trong những năm qua đã có rất nhiều công trình, dự án được tiến hành trên địa bàn huyện Tân Kỳ, góp phần không nhỏ vào sự phát triểnkinh tế - xã hội chung cho toàn huyện.
Một số khó khăn giải quyết việc làm cho lao động, các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ở địa phương đã và đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể như: Người dân chưa kịp chuẩn bị để chuyển đổi nghề mới, cả về tư tưởng, thái độ, ý thức, nghề nghiệp. Do vậy, khi đột ngột mất đất, mất việc làm thì hầu như
người dân không có khả năng nhanh chóng tìm việc làm và thu nhập ổn định. Tình trạng thất nghiệp đang ngày một gia tăng.
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện