IV Đất nuôi trồng thủy sản
3.4.3. xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyệ n
Tân Kỳ 3.4.3.1 Giải pháp về hiệu quả sử dụng đất
Về công tác quy hoạch: cần rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các công trình theo đúng quy hoách đã đưuọc phê duyệt, thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp tập trung với phát triển các ngành nghề tại chỗ, đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục các ngành nghề của địa phương. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Pháp luật về đất đai, Pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, đặc biệt tập trung vào các dự án sử dụng sai mục đích, đang gây ô nhiễm môi trường; chống lãng phí, tiêu cực trong việc sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
3.4.3.2 Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm.
Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được xết duyệt để điều tra, lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất, đưa công tác đào tạo nghề đi trước một bước so với tiến độ thu hồi đất. Kế hoạch này phải được trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai trước khi ra quyết định thu hồi đất, hoặc chậm nhất cũng phải trình đồng thời với việc trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư nhằm cho người dân khi bị thu hồi đấy có thể nhanh chóng có nghề để tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống. Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau:
+ Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương …
+ Đối với lao động từ 35 tuổi trở lên và lao động có trình độ học vấn thấp, số này chiếm quá nửa số lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi ở địa phương, nhóm đối tượng này chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, khi bị thu hồi đất khó thích nghi với môi trường mới và thị trường lao động, không đủ trình độ văn hóa để tham gia các khóa học đào tạo chuyển nghề; tâm lý ngại xa gia đình, ngại chi phí cho đào tạo. Vì vậy nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách cho vay vốn ưu đãi; miễn, giảm thuế đối với người lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm được điều này, địa phương cần kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nông miễn phí. Ngoài việc đào tạo nghề để thu hút lao động vào các doanh nghiệp, cần tăng cường đầu tư, phát triển các làng nghề, dịch vụ tại các địa phương nhằm thu hút lao động từ các gia đình có đất bị thu hồi. Các nghề thu hút được nhiều người vào làm phát triển kinh tế của điạ phương như: mây tre đan, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, hàng thêu, thảm… Những nghề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mô sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được trao đổi và mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách cho địa phương. Ngoài ra các chính sách thu hút lao động
vào các khu công nghiệp cần được nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp. Phải có cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề tại địa phương để đào tạo nghề có địa chỉ uy tín và chất lượng cao. Khuyến khích các hộ sử dụng tiền bồi thường để cho con em học nghề, học ngoại ngữ,… tạo điều kiện cho họ đi xuất khẩu lao động. Giúp nông dân khắc phục những hạn chế, tiếp cận các cơ hội làm việc một cách bền vững. Một trong những nguyên nhân khiến người nông dân thiếu việc làm hoặc thất nghiệp là do những hạn chế từ chính bản thân họ hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động, tác phong lao động. Nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ nhằm đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở địa phương. Phát triển các khu đô thị - dịch vụ liền kề gắn với các khu công nghiệp để người dân có thể có việc làm; hỗ trợ mạnh mẽ để tận dung quỹ đất nông nghiệp còn lại, chuyển sang phát triển nông nghiệp đô thị đạt giá trị và hiệu quả cao; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi tuyên truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương của Tỉnh, tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác GPMB được thực hiện đúng tiến độ. Có chính sách đền bù phù hợp với từng khi vực, từng đối tượng. Để tạo việc làm một cách bên vững và phát triển mạnh, Nhà nước cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp có sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động của các hộ dân bị thu hồi đất. Quy định thời gian sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức. Thời gian lao động đối với các lao động của hộ bị thu hồi đất nông nghiệp phải từ 5 năm trở lên. Đến thời hạn đó doanh nghiệp mới có quyền sa thải lao động, hoặc người lao động muốn sang làm ở lĩnh vực khác mới được di chuyển. Khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải nghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người có đất bị
thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện..
3.4.3.3 Về khung giá bồi thường
Giá đền bù thấp hơn nhiều so với giá thị trường và có sự chênh lệch lớn giữa đất ở nông thôn và đất ở đô thị, chênh lệch giữa giá do Nhà nước quy định và giá thị trường. Người dân khó có thể chuyển đổi nghề với số tiền ít ỏi và không có tư liệu sản xuất trong tay. Cần có khung giá hợp lý để đảm bảo ổn định đời sống cho người dân khi bị thu hồi.
3.4.3.4 Tái định cư
Một công tác luôn đi đôi với thu hồi đất là tái định cư. Đối với những người bị thu hồi đất ở thì việc cấp đất tái định cư là việc làm cần thiết để ổn định đời sống. Tuy nhiên, một thực trạng chung không chỉ riêng huyện Tân Kỳ mà rất nhiều địa phương trên cả nước, người dân vẫn xây dựng nhà trên đất sản xuất nông nghiệp, khi dự án tiến hành giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Những trường hợp này không rơi vào diện mất đất ở để được xét cấp đất tái định cư. Số tiền bồi thường đất nông nghiệp thấp, không đủ để mua đất ở. Do vậy, ngoài những quy định chung của Chính phủ, của tỉnh, địa phương cần có những quy chế "mở". Ví dụ quy định mất diện tích đất nông nghiệp bao nhiêu thì sẽ được cấp đất ở tái định cư. Điều này sẽ góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng đồng thời cuộc sống của người dân cũng phần nào được cải thiện hơn. Ngoài những đền bù, chuyển đổi nghề cho những hộ bị mất đất hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp cũng cần quan tâm đúng mức vì ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề an sinh xã hội và đời sống của người dân.
3.4.3.4 Các giải pháp về bảo vệ môi trường
Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử, giáo dục,… xoay quanh con người và con người
lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến và hưởng thụ. Khi các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, vô hình chung môi trường xã hội sẽ có nhiều thay đổi. Do vậy, doanh nghiệp cần phối kết hợp với địa phương, cở sở tạo môi trường xã hội tốt nhất. Ngoài công tác bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề, cần đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, trường học, trung tâm văn hóa, thẻ thao, để cho nhân dân có thể tham gia. Tránh tình trạng khi dự án đầu tư vào địa phương, người dân mất tư liệu sản xuất rơi vào tình trạng thất nghiệp, với số tiền bồi thường trong tay rất dễ xa ngã vào các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, … ảnh hưởng để môi trường xã hội chung của địa phương.