2. Môi trường hoạt động 1 Khách hàng
2.1.2.4 Thị trường lao động
Lực lượng lao động của Đà Nẵng chiếm gần 50% dân số thành phố. Theo số liệu
thống kê của Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố, năm 2011 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 18% lực lượng lao động thành phố, công nhân kỹ thuật
chiếm 9%, trung cấp chiếm 5% và 68% lực lượng lao động khác
Tính đến năm 2009, số lao động trong lĩnh vực Du lịch tại Đà Nẵng chỉ mới đạt
đến năm 2015, số lao động dịch vụ sẽ cần khoảng 19.000 người mới có thể đáp ứng được hơn 15.500 phòng khách sạn. Tuy nhiều trường đại học đã mở thêm
ngành đào tạo cử nhân du lịch - dịch vụ như các trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, ĐH Duy Tân, ĐH Quảng Nam, ĐH Đông Á, ĐH Huế và hàng chục trường cao đẳng,
trung cấp nghiệp vụ du lịch nhưng lượng sinh viên tốt nghiệp ở địa phương chỉ
cung cấp 10% yêu cầu về nguồn nhân lực. Các học viên về du lịch chủ yếu tập
trung vào các ngành học như hướng dẫn viên, lễ tân, quản trị... (chỉ chiếm 5-15% lượng nhân viên ngành khách sạn, du lịch) và các vị trí khác như phục vụ buồng
phòng, đầu bếp, phục vụ, bảo vệ... chiếm 30-70% nguồn nhân lực làm du lịch lại ít
người theo học.
Ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết: Sự phát triển
quá nhanh về phần cứng của các cơ sở lưu trú trong thời gian gần đây đã dẫn đến
một hệ quả là các khách sạn, khu nghỉ mát mới đi vào hoạt động thiếu nguồn nhân
lực trầm trọng, vì các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo
chuyên ngành du lịch tại Đà Nẵng hiện chỉ đáp ứng khoảng 1/10 yêu cầu về nguồn
nhân lực và từ đây đã nảy sinh tiếp hệ lụy là các đơn vị tìm đủ mọi cách lôi kéo
nhân lực có kinh nghiệm của nhau hoặc phải chọn giải pháp tuyển người từ nước
ngoài hoặc từ Hà Nội, TP HCM và các tỉnh lân cận với mức lương rất đắt đỏ.Thêm một hệ quả nghiêm trọng nữa là để có đủ nhân viên, các đơn vị lưu trú
trên địa bàn bắt buộc phải tuyển cả những lao động chưa từng qua đào tạo vào làm việc. Hiện nay, con số này đang chiếm đến 40% tổng lao động trong ngành,
điều này sẽ kéo chất lượng phục vụ đi xuống, gây mất điểm đối với du khách.
Tình trạng chung là thừa lao động lớn tuổi, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ,
chất lượng đào tạo ở các trường chưa cao, thiếu thực hành thực tế.
Đó mới chỉ là vấn đề nan giải trong mảng dịch vụ lưu trú, còn đối với các Cty lữ
hành, tổ chức sự kiện du lịch, khu vui chơi giải trí phục vụ du khách thì nguồn
nhân lực vừa hiếm vừa yếu cũng đang làm đau đầu các nhà quản lý. Ông Cao Trí Dũng - TGĐ Cty CP Du lịch VN (Vitours) - đơn vị có hơn 30 năm kinh nghiệm
trong mảng lữ hành tại Đà Nẵng cho biết: theo thống kê tại Đà Nẵng, 90% lực lượng lao động du lịch được đào tạo ngoại ngữ nhưng chủ yếu chỉ có trình độ A, B, đặc biệt thiếu đội ngũ biết các ngôn ngữ hiếm như Thái, Trung Quốc, Nhật, Đức, Hàn... điều này gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị kinh doanh lữ hành như
Vitours vì với 7 HDV tiếng Thái, 10-13 HDV tiếng Tây Ban Nha và Nhật cùng 24 HDV tiếng Trung của Đà Nẵng hiện không thể đáp ứng nổi nhu cầu của hàng nghìn khách du lịch quốc tế đến thành phố này trong mùa cao điểm..
Cơ hội
- Nguồn nhân lực tại Đà Nẵng trẻ và dồi dào. Số lao động có trình độ cao ngày càng chiểm tỷ trọng lớn
-Khó khăn trong việc tìm kiếm các nhân viên có trình độ chuyên môn.
-Bên cạnh đó, khách sạn sẽ phải chi ra một khoản tiền lớn để đào tạo lại những
nhân viên chưa có kinh nghiệm
-Sau khi đào tạo được nhân viên, còn có khả năng lâm vào tình huống các resort và khách sạn khác lôi kéo nhân viên
-Trình độ ngoại ngữ của lao động trong ngành lữ hành sẽảnh hưởng đến việc phụ
vụ khách du lich. Như vậy không những bản thân ngành lữ hành chịu tác động xấu mà còn kéo cảngành lưu trú.