Nguyên lý tạo chùm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế sensor thủy âm chủ động cho hệ thống liên lạc và điêu khiển dưới nước (Trang 48)

2 = (.10) Trong đó Upeak là công suất đỉnh

2.5.1 Nguyên lý tạo chùm

Có thể bố trí các sensor chủ động hoặc thụ động dưới nước một cách riêng rẽ hoặc thành các mạng để có các đặc trưng đẳng hướng hoặc định hướng, tùy thuộc vào kích thước góc mở hiệu dụng, dạng hình học và các chế độ rung sử dụng. Ở tần số cao, vì bước sóng ngắn nên có thể thiết kế các thiết bị cá nhân định hướng cao. Ở tần số thấp hơn, nhiều sensor dưới nước được sử dụng thành mạng có cấu hình phẳng, hình trụ, hình cầu, hoặc khối.

Tính định hướng rất cần trong các hệ sensor thăm dò bằng âm thanh dưới nước vì nó vừa cho phép truyền định hướng vừa xác định hướng tới của tín hiệu khả dĩ. Cũng như ở các anten rađa hoặc truyền thông, làm giảm tiếng ồn so với tín hiệu từ những hướng khác. Các mạng có thể được lái bằng cơ nhờ quay hoặc bằng điện nhờ các mạng định pha hoặc trễ thời gian. Hướng nhạy cực đại của mạng phẳng các phần tử sensor có thể xoay theo một hướng nằm ở góc θ0 so với hướng chuẩn bằng cách làm trễ vi sai đầu ra. Từ đó có thể biến đổi có hiệu quả các mạng không đều thành mạng thẳng.

Dưới dạng đơn giản nhất, các mạng được bố trí với các phần tử dọc theo một đường hoặc phân phối dọc theo mặt phẳng. Trục âm thanh của mạng đường hoặc mặt phẳng như vậy sẽ vuông góc so với đường thẳng hoặc mặt phẳng. Giản đồ chùm của mạng có dạng ống hình xuyến có dạng ống hình xuyến và có thêm búp bên của giản đồ. Giản đồ ba chiều của mạng phẳng là loại hình đèn pha với đối xứng quay quanh trục, vuông góc với mặt phẳng của các búp trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế sensor thủy âm chủ động cho hệ thống liên lạc và điêu khiển dưới nước (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w