0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ưu và nhược điểm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA POLYETHYLENE (PE) NHẰM ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT BAO BÌ MỀM (Trang 31 -31 )

d. Các câu hỏi cần trả l ời và các đề nghị chỉnh sử a:

2.2.1.2. Ưu và nhược điểm

Bảng 2.2: Ưu và nhược điểm in ống đồng

STT Ưu điểm Công nghệ in ống đồng Nhược điểm

1 Độ cao hơn so với in flexo và offset chính xác và phục chế hình ảnh chất lượng Giá thành làm khuôn cao nên yêu cầu số lượng in lớn

2

Độ bền của trục in cao từ 12 đến 20 triệu lượt in trước khi thay trục, có thể sử dụng để in tái bản

Chi phí phát sinh ban đầu khá cao trong việc khắc bản in

Trang 10

3 Mực in đều và có độ phủ lên bề mặt sâu Khó tái tạo đường biên chữ, tạo ra đường thẳng - không trơn nét.

4 Tốc độ các dòng máy in có thể đạt trên 200m/phút trên tất cả Việc chế tạo khuôn in không thân thiện với môi trường

5

In ống đồng áp dụng được trên rất nhiều các chất liệu khác nhau như giấy, màng nhựa dẻo, kim loại mỏng, PE, OPP, MPET, PET… và trên các bao bì màng ghép

Thời gian để chế tạo khuôn in lâu. Công nghệ chế bản phức tạp, chi phí cao

6 Tái sản xuất với chi phí thấp Dung môi dễ không tốt cho môi trường cháy nổ, 7 Có thể tích hợp các đơn vị inline như cấn bế, dập chìm nổi, cắt,…. Khi một bản in đã được khắc, những thay đổi hay chỉnh sửa là điều rất khó khăn

2.2.1.3. Ứng dụng

Đầu vào của phương pháp in ống đồng thường là dạng cuộn, nên có thể in trên nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy, màng, nhựa dẻo, màng kim loại. Ngoài ra, in

ống đồng được in trên màng OPP, màng này ngoài tác dụng để in những hình ảnh chi

tiết của sản phẩm nó còn có tác dụng tăngcường, tăng độ bền cơ học của bao bì. Do vậy, trên thị trường bao bì hiện nay, sựcạnh tranh trong ngành này là rất quyết liệt.

Công nghệ in ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì nhựa: bao đựng OMO, bánh kẹo bibica, hộp cà phê Trung nguyên hay bao thuốc lá. Bằng cách sử

Trang 11

dụng công nghệ in ống đồng, sản phẩm bao bì làm ra bắt mắt hơn, phù hợp với thị hiếu người dùng hơn.

Bảng 2.3: Ứng dụng in ống đồng Sản phẩm Hình ảnh Decal In tem bảo hành Bao bì nhựa Màng kim loại

Trang 12

2.3. Sản phẩm “xanh”

2.3.1. Đặc điểm

Sản phẩm “xanh” còn được gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường hay sản phẩm sinh thái. Ngày nay sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được sử dụng phổ biến tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển.

Một sản phẩm được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường nếu đáp ứng được 4 tiêu chí sau:

1. Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường.Sản phẩm chứa các vật liệu tái chế, có thể tái sử dụng nhiều lần. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần (sử dụng để lót nều) hay sử dụng túi vải cotton thay vì túi nilong được xem là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì được tạo ra từ vật liệu nông nghiệp, có sẵn trong tự nhiên

2. Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đối với môi trường và sức khoẻ con người, thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống. Ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư.

3. Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong qua trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì). Người tiêu dùng châu Âu nhiều năm qua đã quay lại sử dụng chai sữa thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong chai nhựa sử dụng 1 lần rồi bỏ. Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng tái chế

4. Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ con người. Vật liệu xây dựng thân thiện môi trường là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhà, không gian sống bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn,…) và cải thiện chất lượng chiếu sáng. Với vật liệu thân thiện môi trường, sự chọn lựa sản phẩm được đặt mục tiêu là giảm thiểu ô

Trang 13

nhiễm, giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm lượng chất thải sinh ra trong quá trình sử dụng sản phẩm. Một phương pháp mua sản phẩm thân thiện môi trường là mua sản phẩm địa phương khi có thể. Sản phẩm được mua từ nguồn địa phương hoặc khu vực sẽ giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Đối với thị Việt Nam, các sản phẩm thân thiện với môi trường được chứng nhận là nhãn sinh thái hay còn gọi là nhãn xanh Việt Nam. Để được chứng nhận là nhãn xanh Việt Nam, sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành theo điều 1, Thông tư số 41/2013/TT – BTNMT ngày 2/12/2013.

Hiện nay, nhiều bao bì thực phẩm chứa chất lỏng như sữa, nước trái cây, đều có logo FSC. Vậy FSC là gì, tầm quan trọng của FSC đối với bao bì giấy và carton?

FSC (Hội đồng quản lý rừng – Forest Stewardship Council) dường như vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập và hoạt động với mục đích giúp người tiêu dùng, các công ty, doanh nghiệp phân biệt sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ trồng ở những khu rừng có được cấp phép khai thác hay không. (FSC - Forest Stewardship Council)

Chứng chỉ FSC trong ngành sản xuất bao bì và carton là chứng chỉ chứng nhận quá trình theo dõi, truy nguyên nguồn gốc gỗ từ nguồn rừng được quản lý nghiêm nghặt và khai thác đi kèm với duy trì và trông mới. Quá trình này được thể hiện trong suốt các công đoạn sản xuất, bao gồm tất cả giai đoạn chế biến, biến đổi, sản xuất và cuối cùng là phân phối sản phẩm.

Truy nguyên được nguồn gốc của nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo lượng bột giấy được đưa vào sản xuất không bị nhầm lẫn với các loại bột giấy chưa được cấp phép. Việc đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào là yếu tố đầu tiên tác dộng tới chất lượng thành phẩm bao bì giấy

Giấy và bìa carton có chứng chỉ FSC gián tiếp phần nào bảo vệ được môi trường và tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên. Rừng được tái tạo giúp hạn chế khí CO2 và chất lượng tốt giúp giấy có thể được tái chế và sử dụng được nhiều lần

Trang 14

2.3.2. Lợi ích

Bao bì từ PE tái tạo ít chất độc hại, thân thiện với môi trường có thể giảm thiểu tác động đến con người, cải thiện chất lượng không khí trong nhà và giảm ô nhiễm nước. Sử dụng các sản phẩm hay bao bì “xanh” có thể trả lại nhà sản xuất giúp giảm thiểu rác thải bao bì và giảm chi phí xử.

Thay vì sử dụng các sản phẩm truyền thống thì các sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ có tái chế. Các sản phẩm làm từ vật liệu tái chếsẽ hạn chế lượng chất

thải thải ra mỗi năm, giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Chất lượng

không khí, nước được cải thiện, giảm các tác nhân gây bệnh cho con người.Một số

nghiên cứu cho thấy cải thiện chất lượng không khí trong nhà trong môi trường làm việc có thể cải thiện năng suất chung hơn 8%.

2.4. Các giải pháp công nghệ in “xanh”

Mặc dù không có tiêu chuẩn chính thức để xác định quy trình và công nghệ in “xanh” nhưng việc sử dụng nguyên vật liệu in nên thân thiện với môi trường: giảm mực thải, dung môi và hoá chất độc hại.

Mục tiêu của công nghệ in “xanh”: xanh hoá sản xuất, giảm cường độ phát thải khí nhá kính và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa có ít tác động đến môi trường và sức khoẻ con người. Có nhiều giải pháp về công nghệ in “xanh”.

• Mực gốc dầu thực vật: mực gốc dầu thực vật chứa các thành phần có thể tái tạo được như linseed, cottonseed. Vì các thành phần tự nhiên nên mực thải có thể dễ dàng tái chế và tạo thành loại mực mới

• Soy ink: tương tự như mực gốc dầu thực vật. Soy ink không chứa hoá chất dễ bay hơi nên ít ảnh hưởng đến môi trường và vẫn có thể tạo ra hình ảnh chất lượng cao.

• Mực in gốc nước: Tuy hiệu quả mang lại không giống như mực gốc dầu, nhưng những nghiên cứu gần đây đã phát triển để mực gốc nước vừa mang lại hiệu quả kinh tế và ít ảnh hưởng đến con người

Trang 15

• Giấy không chứa Clo (Process Chlorine Free – PCF): là loại giấy được tẩy trắng bằng các hợp chất tự nhiên. Mặc dù vẫn còn một lượng clo nhỏ từ các loại giấy tái chế.

• Bao bì có chứng nhận FSC: thể hiện quy trình sản xuất như giấy không ảnh hưởng đến môi trường và có thể tái chế được

• In trên biopolymer: khi in trên nhựa, biopolymer là lựa chọn tối ưu nhất vì thành phần chính của chúng được sản xuất từ bã mía và các loại thực vật khác

Đôi với bao bì giấy, giải pháp thân thiện với môi trường là từ nguyên vật liệu in: in trên vật liệu in (được chứng nhận FSC), màng biopolymer và mực in gốc nước

2.5. Nhu cầu sử dụng vật liệu “xanh”

2.5.1. Xu hướng tiêu dùng “xanh”

Tiêu dùng bền vững hay tiêu dùng “xanh” là khái niệm được đưa ra sau khi xu thế sản xuất và tiêu dùng chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên tránh dẫn đến tác động đối với môi trường.

Tiêu dùng “xanh” đang được xem là xu hướng tiêu dùng của nhân loại. Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vi sử dụng sản phẩm của bản thân. Hiện nay, có khoảng 82.3% người sẵn sàng trả thêm chi phí cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. Qua đó cho thấy ý thức và xu hướng tiêu dùng của con người ngày càng tăng cao

2.5.2. Nhu cầu sử dụng sản phẩm “xanh” hiện nay.

Thị trường bao bì “xanh – sạch” trên thế giới hiện nay được chia thành 5 khu vực chính: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương và RoW (các khu vực còn lại), các khu vực trên được phân bố dựa theo các phân đoạn về bao bì thực phẩm và đồ uống, đóng gói mỹ phẩm, bao bì y tế và các loại bao bì khác, ngoài ra còn được phân bố dựa theo địa lý và các yếu tố khác.

Khi nhận thức về tiêu dùng nâng cao, khách hàng thường quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc sản phẩm và quá trình mà sản phẩm được tạo ra. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết nắm bắt tâm lý chung của khách hàng, thể hiện sự quan tâm

Trang 16

hơn đến quy trình sản xuất, sao cho giảm thiểu tối đa tác động đến thiên nhiên và môi trường sinh thái. Thậm chí có thể coi đó như một thế mạnh cạnh tranh trong kinh doanh, bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có được chứng chỉ rừng FSC sẽ có những lợi thế tốt hơn khi gia nhập thị trường quốc tế, có doanh thu cao hơn, nhìn thấy những thay đổi rõ rệt trong việc gia tăng hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng.

Vấn đề lo ngại về ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chính, thúc đẩy nhu cầu sử dụng bao bì “xanh – sạch” trên toàn cầu. Tất cả những hành động này nhằm góp phần giảm thiểu chất thải nguy hại ra môi trường.

Việc sử dụng bao bì “xanh – sạch” tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành sản xuất bao bì vì người tiêu dùng đang có xu hướng thích sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường. Mặc dù vậy vẫn có một vấn đề đáng quan ngại, đó là tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất bao bì sẽ bị giảm hơn so với trước do phải tăng chi phí sản xuất, trở ngại chuyển đổi công nghệ là một trong những yếu tố kiềm chế sự phát triển của thị trường bao bì “xanh – sạch”. Ngoài ra hiện nay số lượng người tiêu dùng nhận thức cần phải sử dụng bao bì “xanh – sạch” vẫn chiếm đa số, trên 80% người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có cam kết tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Có 80% người tiêu dùng lo ngại các tác hại lâu dài của nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn. Việc này khiến công ty sản xuất bao bì chuyển đổi hoàn toàn sang cung cấp bao bì “xanh -sạch”. (Tạp chí môi trường)

Chính vì thế, đây chính là thập kỉ để mọi người thay đổi thói quen sử dụng bao bì có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho môi trường.

Trang 17

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VỀQUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TÍNH CHẤT

POLYETHYLENE PHÂN HỦY SINH HỌC

3.1. Đặc điểm PE “xanh”

3.1.1. PE “xanh”

Polyethylen “xanh” (còn được gọi là Biopolyethylen) là polyethylen được tạo ra từ ethanol, trở thành ethylen sau quá trình khủ nước. Bã mía là dư lượng xơ mềm

khô còn lại sau khi mía bị nghiền nát. Nó thường được sử dụng làm nhiên liệu sinh

học để sản xuất nhiệt, năng lượng điện và điện. Chính vì thế sản xuất PE “xanh” là quy trình sản xuất tự cung cấp năng lượng.

Polyethylen “xanh” có thể thay thế polyethylen thông thường (một loại nhựa nhiệt dẻo phần lớn được sử dụng để đóng gói trong các ngành công nghiệp sản xuất nhựa tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, túi nhựa,…). Mặc dù nguyên liệu ban đầu là khác nhau, PE có nguồn gốc sinh học về mặt hoá học và vật lý có tính chất giống với polyethylen truyền thống. Tuy không thể tự phân huỷ nhưng có thể tái chế thành các sản phẩm khác, giảm được chất thải nhựa là đặc tính vô cùng quan trọng của PE “xanh”.

Sản xuất 1kg PE “xanh” sẽ hấp thụ 2,5 kg CO2 từ khí quyển. Trong khi nếu so sánh việc khai thác dầu để sản xuất Polyethylen thì mỗi kg PE sẽ thải ra 2,5 kg CO2 ra bầu khí quyển. Ngoài ra việc sản xuất PE “xanh” sẽ giảm thiểu 70% việc tiêu thụ năng lượng trong chu trình (từ mía thành PE) so với việc khai thác dầu (từ dầu thành nhựa PE).

3.1.2. Quy trình sản xuất

Quá trình sản xuất bắt đầu khi cây mía thu giữ CO2 từ khí quyển rồi chuyển hóa nó để tạo ra đường và sau đó thải ra môi trường khí O2 nhờ quá trình quang hợp. Từ mía được chuyển hóa thành đường Glucose sau đó được lên men thành Ethanol. Sử dụng công nghệ khử nước năng suất cao, được sử dụng để tạo monome ethylen, butene từ ethanol và butanol. Từ đây monome sẽ được sử dụng để sản xuất các Polyethylen sinh học thương mại như (HDPE, LDPE) với chi phí cạnh tranh do sủ dụng các công nghệ trùng hợp tiêu chuẩn.

Trang 18

Hình 3.1: Quá trình sản xuất PE “xanh” từ mía

3.1.2.1. Phản ứng quang hợp

Glucose là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, glucose được dùng làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp, glucose được dùng để tráng gương, tráng ruột phích và là sản phẩm trung gian trong sản xuất ethanol từ các nguyên liệu có chứa tinh bột và cellulose.

3.1.2.2. Quá trình sản xuất ethanol từ bã mía

Trang 19

Quá trình chuyển hóa bao gồm sự thủy phân các thành phần chính của bã mía để tạo ra những loại đường có thể lên men và thực hiện lên men chúng để tạo ra ethanol. Giai đoạn tiền xử lý là cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình thủy phân cellulose thành đường. Quá trình thủy phân thường được thực hiện bởi acid hoặc enzyme cellulose và quá trình lên men được thực hiện bởi vi khuẩn hoặc nấm men.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA POLYETHYLENE (PE) NHẰM ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT BAO BÌ MỀM (Trang 31 -31 )

×