Tính chất và ứng dụng PE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất của polyethylene (PE) nhằm ứng dụng trong sản xuất bao bì mềm (Trang 27 - 28)

d. Các câu hỏi cần trả l ời và các đề nghị chỉnh sử a:

2.1.2. Tính chất và ứng dụng PE

Polyetylen là polyme không bị hoà tan trong bất cứ loại dung môi nào ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên khi ngâm trong các hydrocarbon thơm, hydrocarbon clo hoá, dầu khoáng và parafin trong một thời gian dài thì PE bị trương lên và giảm độ bền cơ học. Ở nhiệt độ trên 70oC, PE tan một phần trong một số dung môi như xylen, decalin,… Tính chất cơ học của PE phụ thuộc vào trọng lượng phân tử và độ kết tinh của nó. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ cũng làm thay đổi một số tính chất cơ lý của sản phẩm như: kích thước và độ cứng. PE cũng rất nhạy cảm với bức xạ tử ngoại. Hiện tượng này chính là sự phân huỷ quang PE. Tương tự như parafin, PE bắt cháy chậm, cháy không khói. Trong môi trường không có oxy, PE bền tới 2900C. Ở nhiệt độ khoảng 290 ÷ 3500C PE bị phân huỷ thành sản phẩm phân tử khối nhỏ, bề ngoài tương tự như sáp. Ở nhiệt độ trên 3500C sản phẩm phân huỷ là polyme dạng lỏng và các sản phẩm khác như: buten, etylen, etan, hydro, oxit carbon, khí carbonnic và các chất khác. PE có năng lượng bề mặt thấp nên không thấm nước và các dung môi phân cực. Độ bám dính và khả năng hấp phụ của PE thấp, chính vì vậy, PE khó nhuộm mầu, khó kết dính bằng các chất kết dính phân cực.

HDPE trong suốt nhưng mức độ mờ đục cao hơn LDPE, độ bền cơ học, sức bền kéo và sức bền xé đều tương đối cao. Từ các ưu điểm như trên, HDPE có chức năng bảo vệ các lớp bên trong.

LDPE có mật độ thấp nên các tính chất của nó yếu hơn HDPE nhưng khả năng kháng hoá chất cao hơn. Đặc trưng của LDPE thể hiện ở tính kháng hoá tốt, không phản ứng với các axit loãng, bazo cũng như este. Phản ứng tương đối, đối với các hydro cacbon có nhiều chất béo, dầu khoáng, các chất oxy hoá. Vì tính kháng hoá

Trang 6

cao, chịu được các tác nhân hoá học cho nên LDPE được dùng để làm lớp tiếp xúc với thực phẩm có nhiều chất oxy hoá và chất béo như sữa, nước trái cây,…

Bảng 2.1: Tính chất LDPE và HDPE STT Nhựa PE Đặc tính Ứng dụng 1 LDPE - d = 0,915 – 0,935 g/cm3 - Tm: 105 – 1100C - Mạch hỗn độn chứa cả nhánh ngắn và dài

- Có độ bền cao khi nóng chảy - Có độ trong cao, mềm dẻo

- Cán màng

- Các loại túi và lớp lót khi không yêu cầu độ bền, bao bì thực phẩm, màng co...

2 HDPE

- d= 0.94 – 0.97 g/cm3 - Tm: 130 – 1350C

- Có ít hoặc không phân nhánh - Độ bền cơ học cao, độ cứng cao

- Có khả năng chịu nứt ứng suất tốt, chống thẩm thấu hơi tốt - Có khả năng chịu được va đập ở nhiệt độ thấp tốt hơn so với các loại vật liệu cứng khác - Màu trắng đục

- Túi siêu thị, túi đựng hàng tạp phẩm, lớp lót đựng ngũ cốc... - Ống dẫn

- Đồ đựng được

- Chai đựng được đúc thổi: chai, thùng, lọ đựng chất tẩy rửa, thực phẩm, hóa mỹ phẩm...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất của polyethylene (PE) nhằm ứng dụng trong sản xuất bao bì mềm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)