Áp dụng hệ thống phân loại các yếu tố địa lý của Lê Trần Chấn (1999) [6] và Nguyễn Nghĩa Thìn có chỉnh lí (2008) [39], chúng tôi đã xác định được sự phân bố yếu tố địa lý của 104 loài và dưới loài thuộc họ Đậu ở phía Nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, kết quả được thể hiện theo bảng 3.5.
Bảng 3.5. Yếu tố địa lý của các loài trong họ Đậu (Fabaceae)
Các yếu tố địa lý Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Toàn thế giới 1 0 0 0 0 Liên nhiệt đới 2 2 1,92 Liên
nhiệt đới
Các yếu tố địa lý Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)
Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu
Mĩ 2.1 0 0
Nhiệt đới châu Á, châu Phi và
Châu Mỹ 2.2 0 0 2
Nhiệt đới châu Á và Châu Mỹ 2.3 0 0
Cổ nhiệt đới 3 0 0 Cổ nhiệt đới
2,88 Nhiệt đới châu Á và châu Úc 3.1 2 1,92
Nhiệt đới châu Á và châu Phi. 3.2 1 0,96 3 Nhiệt đới châu Á 4 21 20,19
Nhiệt đới châu Á
69,23 Đông Dương - Malêzi 4.1 10 9,62
Lục địa châu Á nhiệt đới 4.2 10 9,62
Lục địa Đông Nam Á 4.3 15 14,42 72 Đông Dương - Nam T.Quốc 4.4 6 5,77
Đông Dương 4.5 10 9,62
Ôn đới Bắc 5 0 0 Ôn đới 1,92 Đông Á-Bắc Mỹ 5.1 0 0
Ôn đới cổ thế giới 5.2 0 0 Ôn đới Địa Trung Hải-Châu Âu-
Châu Á 5.3 0 0 2
Đông Á 5.4 2 1,92
Đặc hữu Việt Nam 6 7 6,73
Đặc hữu Việt Nam
12,50
Các yếu tố địa lý Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Cây trồng 7 12 11,54 12 11,54 Tổng 104 100 104 100
Qua bảng 3.5 cho thấy, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ nhiều nhất 69,23% tương ứng 72 loài và dưới loài, tiếp đến yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu Việt Nam 13 loài (chiếm 12,50%), yếu tố Cổ nhiệt đới 3 loài (chiếm 2,88%), yếu tố Liên nhiệt đới và Ôn đới chiếm tỷ lệ như nhau (1,92%). Yếu tố cây trồng chiếm một tỷ lệ đáng kể với 11,54%.
Qua đó chứng minh cho tính độc đáo của họ Đậu ở phía Nam huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đặc trưng cho khu hệ thực vật nhiệt đới Việt Nam. Trong đó, các yếu tố đặc hữu Việt Nam là 7 loài (chiếm 6,73%) bao gồm các loài: Bauhinia ornata var. balansae (Gagnep.) K. & S. Larsen, Bauhinia oxysepala Gagnep., Bauhinia saigonensis Pierre ex Gagnep., Gleditsia pachycarpa Bal. ex Gagnep., Dalbergia assamica Benth. var. laccifera
(Eberth. & Dubard) Niyomdham, Ormosia tonkinensis Gagnep., Placolobium crassivalve (Gagnep.) Yakovl. Các yếu tố địa lý cơ bản của họ Đậu được thể hiện qua hình 3.2.
Hình 3.2. Tỷ lệ các yếu tố địa lý cơ bản của họ Đậu ở phía Nam Tĩnh Gia
3.4. Đa dạng giá trị sử dụng của các loài trong họ Đậu ở phía Nam huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Giá trị sử dụng của các loài trong họ Đậu ở Tĩnh Gia dựa vào các tài liệu: “1900 cây có ích của Việt Nam” Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [31], “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997, 2012) [7], [10], “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (tập 1, 1999) [21], “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (tập 2, 2003) [3], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003) [29], “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” của Triệu Văn Hùng (2007) [24], “Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” của Nguyễn Tập (2007) [34] … đã xác định được 75 loài và dưới loài chiếm 72,12% tổng số loài trong họ Đậu (Fabaceae) được sử dụng vào các mục đích khác nhau như làm thuốc, cho gỗ, làm phân xanh, ăn được,… Trong đó, 1 loài có thể có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau như: 55 loài có 1 giá trị sử dụng; 16 loài có 2 giá trị sử dụng và 4 loài
cho 3 giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của các loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae) được trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.3.
Bảng 3.6. Các nhóm giá trị sử dụng của các loài thực vật họ Đậu ở phía Nam huyện Tĩnh Gia
TT Công dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ %
1 Nhóm cây làm thuốc (Medicine) M 50 48,08 2 Nhóm cây cho gỗ (Timber) T 20 19,23 3 Nhóm cây làm cảnh (Ornamental) Or 3 2,88 4 Nhóm cây ăn được (Edible) Ed 6 5,77 5 Nhóm cây cho độc (Medicine poison) Mp 3 2,88 6 Nhóm cây cho tanin (Tanin) Tn 2 1,92 7 Nhóm cây làm phân xanh (Fertilize) Fe 18 17,31
Hình 3.3. Tỷ lệ các nhóm giá trị sử dụng của họ Đậu ở phía Nam Tĩnh Gia Qua bảng và hình cho thấy:
- Nhóm cây làm thuốc: Trong số 75 loài và dưới loài có 50 loài và dưới loài có giá trị làm thuốc, chiếm 48,08% tổng số loài thuộc họ Đậu tại một số xã phía Nam huyện Tĩnh Gia, cho thấy nguồn tài nguyên cây thuốc của họ Đậu đa dạng. Trong số đó Hòe Bắc Bộ (Sophora tonkinensis Gagnep.) là một trong những loài cây thuốc nằm trong danh lục cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập 2007) [34]. Ngoài ra, còn có những cây thuốc có giá trị khác như Quạch mấu (Bauhinia godefroyi Baker), một số loài trong chi móng bò (Bauhinia), Chùm kết (Gleditsia fera (Lour.) Merr.), Hoàng linh (Peltophorum dasyrrachis (Miq.) Kurz), Muồng trâu (Senna alata (L.) Roxb.), Muồng lạc (Senna tora (L.) Roxb.), Song quả (Amphicarpa edgeworthii Benth.), Kê huyết đằng (Callerya reticulate (Benth.) Schot),
Song lá (Dalbergia polyadelpha Prain), Thóc lép (Desmodium gangeticum
(L.) DC.), Bạch chỉ nam (Millettia pulchra (Colebr. ex Benth.) Kurz), …. - Nhóm cây cho gỗ: Là nhóm có số lượng đứng thứ hai với 20 loài và dưới loài chiếm 19,23%. Trong số đó có những cây gỗ quý nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, như: Cẩm lai (Dalbergia olivieri Gamble ex Prain), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.), Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain), Gụ lau (Sindora tonkinensis
A. Chev. ex K. & S. Larsen). Ngoài ra còn có những cây gỗ có giá trị như: Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (A.P. de Cand.) Back. ex Heyne), Muồng đen (Senna siamea (Lamk.) Irwin & Barneby), …. Các loài cây hiện nay chủ yếu là cây tái sinh hoặc được trồng mới với số lượng khá hạn chế. Nhiều loài được trồng để cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp giấy và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Keo lá tràm (Acasia confuse Merr.), Keo tuyến to (Acasia melagadena Desv.), Keo phấn (Acasia pruinescens Kurz)…
- Nhóm cây làm phân xanh: Nhìn chung đất đai tại phía Nam huyện Tĩnh Gia nghèo dinh dưỡng, nên việc sử dụng các loài cây xanh để góp phần cải tạo đất rất được người dân quan tâm. Nhóm cây này có 18 loài chiếm 17,31% trong tổng số loài hiện biết, gồm những loài điển hình, như: Móng bò nhị dài (Bauhinia saigonensis Pierre ex Gagnep.), Lục lạc ba lá tròn (Crotalaria pallida Ait.), Đậu dao (Canavalia cathartica Thouars), Thiết đậu (Lens culinaris Medik.), Cốt khí lông vàng (Tephrosia vogelii Hook. f.),…
- Nhóm cây ăn được: Trong số 6 loài và dưới loài có giá trị ăn được (chiếm 5,77% tổng số loài), đáng chú ý là loài Sắn dây (Pueraria montanun
var. chinensis (Ohwi) Maesen), Đậu đũa (Vigna unguiculata (L.) Walp. subsp. sesquipedalis (L.) Verdc.).
- Nhóm cây làm cảnh: với 3 loài chiếm 2,88%. Trong đó, loài được sử dụng trồng làm cảnh và che bóng mát nhiều nhất là Vàng anh (Saraca dives
Pierre), tiếp là loài trồng làm hàng rào và làm cảnh là Vông nem hoa hẹp (Erythrina stricta Roxb.).
- Nhóm cây có chứa độc: chỉ có 3 loài (chiếm 2,88%), gồm: Đậu dao (Canavalia cathartica Thouars), Dây mật (Derris eliptica (Roxb.) Benth.) và Keo tuyến to (Acacia melagadena Desv.).
- Nhóm cây cho tannin: nhóm này chỉ có 2 loài (chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,92%), như Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.) và Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. Larsen).