KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ đậu (Fabaceae) ở một số xã phía Nam huyễn Tĩnh Gia, Thanh Hóa (Trang 54 - 56)

1. Kết luận

1.1. Qua điều tra đã xác định được 104 loài và dưới loài của họ Đậu (Fabaceae) thuộc 42 chi ở phía Nam của huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Các chi được tìm thấy có từ 1 đến 11 loài, chi giàu loài nhất là Bauhinia với 11 loài. Tiếp đến là: Dalbergia, Millettia cùng có 9 loài (chiếm 8,65% tổng số loài), Acacia

có 8 loài (chiếm 7,69% tổng số loài), Desmodium có 7 loài (chiếm 6,73% tổng số loài), có 2 chi cùng có 4 loài (chiếm 3,85%) là Ormosia, Senna; chi có 3 loài là Caesalpinia, Callerya, Derris, Mucuna, Pueraria chiếm 2,89% tổng số loài. Chi có 2 loài là Archidendron, Crotalaria, Galactia, Gleditsia, Mimosa, Peltophorum, Uraria (chiếm 1,92% tổng số loài), có 23 chi chỉ có 1 loài (chiếm 0,96%) như chi Abrus, Adenanthera, Albizia, Amphicarpa ...

1.2. Yếu tố địa lý: các loài thực vật trong Fabaceae ở phía Nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa mang tính chất nhiệt đới điển hình, bởi yếu tố nhiệt đới châu Á có số lượng loài nhiều nhất với 72 loài và dưới loài (chiếm 69,23%), tiếp đến là yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu Việt Nam với 13 loài (chiếm 12,50%). Yếu tố cây trồng chiếm một tỷ lệ đáng kể với 11,54%.

1.3. Giá trị sử dụng: số lượng loài có giá trị làm thuốc nhiều nhất với 50 loài (chiếm 48,08%), tiếp đến nhóm cây cho gỗ với 20 loài (chiếm 19,23%), nhóm cây làm phân xanh với 18 loài (chiếm 17,221%), các nhóm công dụng khác (làm cảnh, ăn được, có độc, cho tanin,...) chiếm từ 1,92% đến 5,77%.

1.4. Phổ dạng sống: Họ Đậu ở phía Nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa gồm 3 nhóm chính là nhóm cây chồi trên (Ph), nhóm cây chồi sát đất (Ch) và nhóm cây chồi 1 năm (Th). Trong đó, nhóm cây chồi trên có số loài nhiều nhất với 95 loài và dưới loài (chiếm 91,35%), tiếp đến là nhóm cây chồi 1 năm với 6 loài (chiếm 5,77%) và thấp nhất là nhóm cây chồi sát đất 3 loài (chiếm 2,88%).

2. Kiến nghị

Theo chúng tôi cần tiếp tục điều tra, xác định thành phần loài của họ Đậu trên toàn huyện Tĩnh Gia nhằm đánh giá, giá trị tài nguyên thực vật đồng thời đề xuất giải pháp khải thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên vốn có này.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ đậu (Fabaceae) ở một số xã phía Nam huyễn Tĩnh Gia, Thanh Hóa (Trang 54 - 56)