Áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [50], Lê Trần Chấn (1999)[6] và của Nguyễn Nghĩa Thìn có chỉnh lí (2008) [39] khi phân tích phổ dạng sống của họ Đậu ở phía nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, kết quả cho thấy tại địa điểm nghiên cứu có 8 kiểu dạng sống thuộc 3 nhóm là cây chồi trên (Ph), cây chồi 1 năm (Th) và cây chồi sát đất (Ch), các nhóm cây chồi ẩn (Cr), Chồi nửa ẩn (Hm) chưa gặp trong quá trình nghiên cứu. Trong nhóm cây chồi trên (Ph) có nhóm chồi trên to (Mg), nhóm cây chồi trên vừa (Me), nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) và nhóm cây chồi trên lùn (Na). Kết quả được trình bày tại bảng 3.7 và hình 3.4.
Bảng 3.7. Tỷ lệ các dạng sống của họ Đậu ở phía Nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Dạng
sống Mg Me Mi Na Lp Hp Ch Th Tổng
Số loài 6 21 12 16 39 1 3 6 104 Tỷ lệ % 5,77 20,19 11,54 15,38 37,50 0,96 2,88 5,77 100 Từ kết quả bảng trên cho thấy, phổ dạng sống của các loài thuộc họ Đậu có 3 nhóm chính, trong đó nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất với 95 loài và dưới loài chiếm 91,35% tổng số loài, nhóm cây chồi một năm (Th) có 6 loài chiếm 5,77% và nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) có 3 loài chiếm 2,88%.
Hình 3.4. Tỷ lệ các nhóm dạng sống cơ bản của họ Đậu
Trong nhóm cây chồi trên: nhóm cây dây leo (Lp) chiếm tỷ lệ cao nhất với 39 loài chiếm 37,50%, tiếp đến nhóm cây chồi trên vừa (Me) chiếm 20,19%, nhóm cây chồi trên lùn (Na) chiếm 15,38%, nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) chiếm tỷ lệ 11,54%, nhóm cây chồi to (Mg) chiếm 5,77% và thấp nhất là nhóm cây thảo sống lâu năm (Hp) với 0,96%.
Từ đó chúng tôi có công thức phổ dạnh sống của họ Đậu ở phía nam huyện Tĩnh Gia là:
SB = Ph(Mg 5,77% + Me 20,19% + Mi 11,54% +Na 15,38% + Lp 37,50% + Hp 0,96%) + Ch 2,88% + Th 5,77%
Như vậy, họ Đậu nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng thì dạng sống chủ yếu là cây thân leo và nhóm cây chồi lớn, chồi lùn và phù hợp đặc điểm thảm thực vật ở đây chủ yếu là núi đá vôi và núi đất đá và đang bị tác động của con người, các nhóm cây này chỉ gặp dưới dạng tái sinh hoặc thân nhỏ.