huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa
- Đa dạng bậc taxon: Từ bảng danh lục các loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae), tiến hành phân tích sự đa dạng bậc chi, loài. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Sự phân bố số lượng chi, loài trong các phân họ của họ Đậu
Họ Chi Loài
Tên Latinh Tên Việt Nam Số
lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Caesalpinoiadeae Phân họ Vang 10 23,81 27 25,96 Mimosoideae Phân họ Trinh nữ 6 14,29 15 14,42 Papilionoideae Phân họ Đậu 26 61,90 62 59,62
Tổng cộng 42 100 104 100
Qua bảng 3.2 cho thấy, tại địa điểm nghiên cứu họ Đậu (Fabaceae) có mặt cả 3 phân họ của, trong đó phân họ Đậu (Papilionoideae) có số loài và số chi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số loài và chi của họ Đậu với 62 loài và dưới loài (chiếm 59,62% tổng số loài) và 26 chi (chiếm 61,90% tổng số chi), tiếp đến là phân họ Vang (Caesalpinoideae) với 27 loài và dưới loài (chiếm 25,96% tổng số loài) và 10 chi (chiếm 23,81% tổng số chi), thấp nhất là phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) chỉ với 15 loài và dưới loài (chiếm 14,42%) và 6
chi (chiếm 14,29% tổng số chi). Cụ thể được thể hiện qua hình 3.1.
Hình 3.1. Tỷ lệ các bậc taxon của các phân họ thuộc họ Đậu
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Hoàng Hộ (1999) [21], Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003) [3], Ngô Trực Nhã và Hồ Thị Liễu (2001) [32], …. Phân họ Đậu (Papilionoideae) là phân họ có số chi và loài chiếm ưu thế nhất trong Fabaceae
- Tỷ lệ của họ Đậu tại địa điểm nghiên cứu so với họ Đậu của cả nước: Để thấy được tính đa dạng về thành phần loài của họ Đậu ở một số xã phía Nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, tiến hành so sánh thành phần loài họ Đậu của cả nước (số liệu theo Nguyễn Tiến Bân và cộng sự, 2003 [3]). Kết quả được thể hiện tại bảng 3.3.
TT Chỉ tiêu so sánh Phía Nam huyện Tĩnh Gia Việt Nam(1) (km2) Tỷ lệ phía Nam Tĩnh Gia/Việt Nam 1 Diện tích 141,07 330.000 0,05 2 Số chi 42 132 31,82 3 Số loài 104 568 18,31
(1)Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003) [3]
Qua bảng cho thấy, mặc dù diện tích tại địa điểm nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 0,05% diện tích của Việt Nam nhưng số lượng chi chiếm 31,82% tổng số chi và số loài chiếm 18,31% tổng số loài họ Đậu của Việt Nam. Chứng tỏ, sự phân bố của họ Đậu tại phía Nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa khá đa dạng.
- Sự phân bố loài trong các chi: Trong 3 phân họ của họ Đậu (Fabaceae) là Phân họ Đậu (Caesalpinoideae), phân họ Vang (Papilionoideae) và phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) đã xác định được 104 loài có trong 42 chi ở khu vực phía nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Trong đó các loài phân bố trong các chi có sự khác nhau. Cụ thể được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Phân bố số lượng loài trong các chi của họ Đậu
Chi Sự phân bố loài
Số lượng Tỷ lệ % Bauhinia 11 10,58 Dalbergia, Millettia 9 8,65 Acacia 8 7,69 Desmodium 7 6,73 Ormosia, Senna 4 3,85
Caesalpinia, Callerya, Derris, Mucuna, Pueraria 3 2,89
Archidendron, Crotalaria, Galactia, Gleditsia, Mimosa,
Peltophorum, Uraria 2 1,92
Abrus, Adenanthera, Albizia, Amphicarpa, Bowringia, Cajanus, Canavalia, Cassia, Enterolobium, Erythrina,
Chi Sự phân bố loài Số
lượng
Tỷ lệ %
Erythrophleum, Flemingia, Indigofera, Lens, Phylacium, Phyllodium, Placolobium, Saraca, Sindora, Sophora, Tamarindus, Tephrosia, Vigna
Trong số 42 chi thuộc họ Đậu ở khu vực nghiên cứu, số lượng loài trong mỗi chi là không đều nhau, cụ thể: Bauhinia là chi giàu loài nhất với 11 loài và dưới loài (chiếm 10,58% tổng số loài), tiếp đến là Dalbergia, Millettia cùng có 9 loài (chiếm 8,65% tổng số loài), Acacia có 8 loài (chiếm 7,69% tổng số loài),
Desmodium có 7 loài (chiếm 6,73% tổng số loài), có 2 chi cùng có 4 loài (chiếm 3,85%) là Ormosia, Senna; chi có 3 loài là Caesalpinia, Callerya, Derris, Mucuna, Pueraria chiếm 2,89% tổng số loài. Chi có 2 loài là Archidendron, Crotalaria, Galactia, Gleditsia, Mimosa, Peltophorum, Uraria (chiếm 1,92% tổng số loài), có 23 chi chỉ có 1 loài (chiếm 0,96%) đó là các chi Abrus, Adenanthera, Albizia, Amphicarpa, Bowringia, Cajanus, Canavalia, Cassia, Enterolobium, Erythrina, Erythrophleum, Flemingia, Indigofera, Lens, Phylacium, Phyllodium, Placolobium, Saraca, Sindora, Sophora, Tamarindus, Tephrosia, Vigna.