PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp 9,5 điểm (bài báo cáo được hội đồng đánh giá rất cao) (Trang 37 - 38)

5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sâu Canxi trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và sinh trưởng của gà thịt LH009 nuôi tại huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Tỷ lệ nuôi sống đến 16 tuần tuổi đạt 97,33- 99,33%.

- Sinh trưởng tích lũy tại 16 tuần tuổi: Ở lô ĐC đạt 2529,60gam và lô TN đạt 2802,10 gam.

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của cơ thể gà ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở lô ĐC là 3,26kg và lô TN là 3,12kg.

- Kết quả mổ khảo sát cho thấy: tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt đùi sẻ, tỷ lệ cơ ngực và tỷ lệ mỡ bụng ở hai lô không có sự khác nhau.

- Hiệu quả kinh tế: Kết thúc thí nghiệm, trung bình lãi/lô của lô TN là 4.753.100 đ/lô cao hơn so với lô ĐC (3.020.740 đ/lô). Như vậy bổ sung sâu Canxi đem lại hiệu quả kinh tế cao và giá thành bán gà cũng cao hơn hẳn so với lô ĐC không bổ sung sâu Canxi và sản phẩm rất dễ tiêu thụ trên thị trường.

5.2. Đề nghị

Trong chăn nuôi gà thịt LH009 nên bổ sung sâu Canxi vào khẩu phần thức ăn để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Cần tiếp tục nghiên cứu sử dụng sâu Canxi trên diện rộng với các phương thức khác nhau để tìm ra phương thức ưu thế nhất.

Lặp lại thí nghiệm trên nhiều lần với dung lượng mẫu lớn hơn, nuôi ở các mùa vụ khác nhau để có kết luận chính xác hơn và đầy đủ hơn về mức bổ sung sâu Canxi.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp 9,5 điểm (bài báo cáo được hội đồng đánh giá rất cao) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w