0
Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Một số đặc điểm cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÀ TẬP TÍNH DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN NA HANG, TUYÊN QUANG NĂM 2016 (Trang 27 -29 )

Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếm 86,2% dân số, còn lại là 53 dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, số dân gần 11 triệu người chiếm 14% dân số cả nước.

Năm dân tộc có trên dưới 1 triệu người là Tày, Thái, Khơ me, Mường và Hoa.

Ba dân tộc có từ 50 vạn đến gần 1 triệu người như Nùng, Mông, Dao. Một số dân tộc có từ 10 vạn đến dưới 50 vạn người là Gia rai, Ê đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Xơ đăng, Sán dìu, HRê, Cơ Ho…

Năm dân tộc tộc có từ hai trăm người đến dưới 1 ngàn người: Ơ đu (Nghệ An) , Bờ Râu, Rơ Măm (Kon Tum), Pu Péo (Hà Giang), Si La (Lai Châu).

Còn lại là những dân tộc khác có dưới 10 vạn người như Răglây, MNông, STiêng, Khơ mú, Vân Kiều, Giáy, Gié triêng, Tà Ôi, Mạ, Hà Nhì, Xinh Mun, La Chí, Phù Lá, La Hủ, Chứt…

Các dân tộc ở nước ta phân bố trải rộng trên địa 3/4 diện tích cả nước. ở vùng như Tây Bắc chủ yếu là các dân tộc Thái, Mông, Mường, vùng Đông Bắc, có các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông ; Bắc Trung bộ có các dân tộc Chứt, Vân Kiều, Pa Cô; duyên hải miền Trung có các dân tộc Ka Tu, Raglai, Chăm ; Tây nguyên có các dân tộc Ê đê, Gia Lai, Ba Na, MNông, Xơ đăng, K'Ho. Cil, Mạ, Chu ru; Đông Nam bộ có các dân tộc Stiêng, Khơ me, Châu ro, Chăm, Mạ; Đồng bằng sông Cửu Long có các dân tộc Khơ me, Chăm, Hoa, Chăm...

Tính chất cư trú của các dân tộc thiểu số phân tán nhưng vừa tập trung theo đồng tộc(dòng tộc ) trong những buôn làng định cư, vừa xen kẽ với các dân tộc khác trên cùng địa bàn miền núi, vùng cao, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Một số ít đồng bào sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị.

Có những dân tộc đã định canh định cư và phát triển tương đối như Tày, Nùng, Thái, Mường, Chăm, Khơ me, Hoa. Những dân tộc trên phần lớn cư trú ở vùng thấp, đồng bằng có điều kiện thuận lợi về đất, nước, khí hậu, thời tiết, gần thị trường. Nhưng cũng còn nhiều dân tộc chưa phát triển như đồng bào dân tộc Mông, Dao, Cơ Ho, La Hủ, Raglai, MNông, Khơ mú, Stiêng và một số dân tộc ít người khá… Phần lớn họ sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trên các tuyến biên giới, giao thông chưa phát triển, sản xuất còn ở trình độ thấp, quảng canh, du canh nương rẫy, tập tục còn lạc hậu, một vài dân tộc ở Tây Nguyên còn mang đậm dấu ấn của chế độ mẫu hệ, thậm chí có dân tộc còn sinh sống dựa vào thiên nhiên, săn bắt, hái lượm như đồng bào La Hủ (Lai Châu), đồng bào Chứt (Quảng Bình)…

Hiện nay, tỉnh có số lượng người dân tộc chiếm tỷ lệ cao so với dân số của tỉnh là Cao Bằng 93%, Hà Giang 90%, Lạng Sơn 86%, Sơn La 82%, Lai Châu 81%, tỉnh có tỷ lệ dân tộc trên 50% như Kon Tum, Gia Lai, Bắc Cạn, Tuyên Quang… tỉnh có tỷ lệ dân tộc thiểu số thấp nhưng về số lượng lại lớn như tỉnh ĐăkLăk dân tộc thiểu số chỉ bằng 28,6% so với số dân của tỉnh nhưng số hộ dân tộc có tới 86.780 hộ, tỉnh Sóc Trăng có 88.800 hộ, Nghệ An có 69.300 hộ. Chỉ riêng số hộ dân tộc của mỗi tỉnh này đã bằng số hộ toàn tỉnh Ninh Thuận, cao hơn dân số tỉnh Kon Tum, tỉnh Bắc Cạn hoặc xấp xỉ bằng dân số của tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lai Châu…

Ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc riêng biệt. Vì đặc trưng của phong thủy núi rừng nên ví dụ như món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khâu nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ…

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÀ TẬP TÍNH DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN NA HANG, TUYÊN QUANG NĂM 2016 (Trang 27 -29 )

×