Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc và tập tính dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ dân tộc thiểu số tại huyện na hang, tuyên quang năm 2016 (Trang 29)

núi phía Bắc

Xuất phát từ đời sống kinh tế còn thấp kém, trình độ học vấn thấp, đa số phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) các tỉnh phía Bắc nói chung còn chưa ý thức rõ rệt về CSSK và CSSKSS. Cũng như phần lớn người DTTS ở khu vực này, người phụ nữ phụ nữ DTTS các tỉnh phía Bắc chưa quen với việc sử dụng các dịch vụ và các hình thức chăm sóc sức khỏe của xã hội hiện đại. Có một bộ phận lớn phụ nữ DTTS ở khu vực này vẫn quen với việc khi ốm đau thì tự chăm sóc sức khỏe bản thân bằng những cây thuốc lá sẵn có trong rừng. Kết quả bệnh nặng không được cứu chữa kịp thời khiến người phụ nữ DTTS khu vực này, trong đó có phụ nữ và trẻ em bị tử vong (Hoàng Thị Lịch, 1993)

Mặt khác, do không nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn ở, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh nên tỷ lệ mắc bệnh và khả năng lây lan các loại dịch bệnh là khá cao. “Thiếu ăn đã gây nên tình trạng suy dinh dưỡng”.

Khi mang thai, đa số phụ nữ phụ nữ DTTS chỉ xem đó là việc hết sức bình thường nên không có chế độ bồi dưỡng thai phụ hay chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Một số dân tộc lại có chế độ ăn kiêng lạc hậu và những quy định khá ngặt nghèo với phụ nữ mang thai và sinh nở. Ví dụ như tục lệ kiêng ăn một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khi phụ nữ mang thai và sinh nở. Chế độ kiêng trong ăn uống này là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ bà mẹ và trẻ em phụ nữ DTTS bị suy dinh dưỡng cao. “ Ở người Nùng Dín, trong suốt thời kỳ có thai tới lúc sinh đẻ kiêng không ăn thịt vịt, thịt dê, ba ba vì quan niệm ăn thịt các loài độn vật này sẽ khó đẻ hoặc sinh con ra sẽ không có bộ phận sinh dục hoặc dị tật”.

Một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất sẵn có ở vùng rừng núi là địa bàn người dân tộc sinh sống cũng bị kiêng đối với phụ nữ mang thai, như thịt gà rừng, nhộng ong, nhộng tằm; các thực phẩm giàu Vitamin như quả bí, rau cải, quả chua… đối với người Dao đỏ ở Lào Cai.

Người phụ nữ thường phải lao động cho đến tận giờ sinh và sinh con ngay trên nương rẫy. Họ không có thời gian hay tiền bạc để đi khám thai hay thực hiện chế độ nghỉ ngơi trong thời kỳ thai nghén. Chính điều này gây nguy hiểm cho họ và đứa trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu tiến hành năm 2000, mẫu nghiên cứu có 4/10 dân tộc thiểu số là thuộc nhóm các dân tộc thiểu số trong mẫu nghiên cứu đề không được chăm sóc về dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Họ phải lao động đến tận khi sinh nở và trở lại làm việc ngay sau khi sinh”.

Về chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ: Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà khá cao (53,5%) , trong đó cao nhất là người Mông – Mù Kang Chải (98,9%) . Tỷ lệ trẻ đẻ tại

nhà được CBYT đỡ thấp (23%) , thấp nhất là người Mông (0,5%) . Tỷ lệ đẻ được các bà đỡ đỡ khá cao (32,8%) . Tỷ lệ đẻ được người khác đỡ đỡ cũng khá cao (44,3%) , cao nhất là người Mông (98,4%) . Tỷ lệ bà mẹ người DTTS được khám thai đầy đủ thấp (31,1%) . Tỷ lệ bà mẹ người DTTS được tiêm phòng uốn ván tương đối cao (79%) [16].

Về chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm cao (80, 4%) . Tỷ lệ trẻ ăn sam đúng khá cao (67,9%), cao nhất là người Tày (83,9%), thấp nhất là người Thái (48,8%). Tỷ lệ trẻ được cai sữa đúng (>18 tháng) thấp (67,9%). Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ cao (96, 9%). Tỷ lệ trẻ có sẹo lao cũng khá cao (91,5%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ 2 con) cao (42,2%), cao nhất là người Mông (64,5%) [16].

1.4.3. Chính sách hỗ trợ miền núi và cộng đồng các dân tộc thiểu số

Việc đầu tư phát triển kinh tế -xã hội ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954). Nhờ đó, ngoài việc khôi phục, mở mang một số tuyến giao thông nối liền hoạt động kinh tế -văn hoá giữa miền núi và miền xuôi ngày càng thuận lợi ; các khu trung tâm công nghiệp lớn được khôi phục hoặc mở mới như than (Hòn Gai), gang thép (Thái Nguyên), thiếc Tĩnh túc (Cao Bằng), Apatít (Lào Cai)…các nông, lâm trường quốc doanh được xây dựng ở hầu hết các tỉnh miền núi như nông trường chè, bò (Mộc Châu), Lâm trường Púng Luông (Yên Bái), Lâm trường Ca Liệng (Cao bằng)…đã thu hút một lực lượng công nhân tại chỗ và gia đình là người dân tộc vào làm việc.

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/96) nhất là từ khi có Nghị quyết 22 -TW của Bộ chính trị và quyết định 72-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế -xã hội miền núi, việc đầu tư cho miền núi và vùng dân tộc được tăng cường một cách mạnh mẽ, ngoài nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách nhà

nước giao cho các địa phương quản lý, còn có vốn Trung ương đầu tư qua các Bộ chức năng của Chính phủ theo những chương trình, dự án trong nước và các dự án đầu tư nước ngoài… Kể từ năm 1968 đến nay, công tác định canh định cư đã tiến hành được 31 năm, lấy số liệu từ năm 1992 - 1998 đã thực hiện được 209.000 hộ với số dân là 1.190,979 người. Tỷ lệ hoàn thành so với tổng diện định canh định cư mới chỉ đạt 30,2% số xã, 49,8% số hộ, 46,6% số nhân khẩu, nhìn chung qua 31 năm thực hiện cuộc vận động này mới đạt khoảng 50% diện vận động định canh định cư. Từ năm 1993 đến nay, đầu tư vào 743 dự án gồm 842 xã, 272.000 hộ, 1.561.000 người, bình quân một dự án chi 1.336 triệu đồng, mỗi hộ 4,3 triệu đồng, chi rải ra trong 5 năm.

Nhờ có định canh định cư, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển hướng được sản xuất, ổn định được cuộc sống, đã xuất hiện nhiều mô hình ở các vùng như Tân Châu, Chư Pông, Viễn Sơn -Đại Sơn, Mô Cổng... đã góp phần hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung, có sản phẩm hàng hoá tương đối cao, xuất hiện không ít gia đình làm ăn giỏi, giàu có. Cơ giới nông nghiệp cũng đã xuất hiện ở một số vùng nông thôn miền núi và vùng đồng bào dân tộc trước kia còn là du canh du cư. Chỉ tính từ giai đoạn 1991 -1995, Chính phủ đã đầu tư cho miền núi bằng 35,4% tổng số vốn đầu tư của cả nước, đó là chưa kể vốn nước ngoài như ODA, FDI… Nhờ được đầu tư như vậy, nên:

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào miền núi nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng được tăng nhanh. Nhất là kết quả mở mang giao thông vận tải đã góp phần to lớn trong việc nâng cao đời sống, thu hẹp khoảng cách xa xôi giữa miền núi với miền xuôi, giữa vùng sâu, vùng xa với các trung tâm, đô thị ở miền núi. Nếu trước đây chúng ta muốn đến huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang ) phải mất cả tháng thì bây giờ chỉ trong một, hai ngày.

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh miền núi và có dân tộc đạt hàng năm 6-7%, trong đó nông nghiệp có mức tăng trưởng 3-4%, công nghiệp 8- 10%, dịch vụ 10-11%. Một số tỉnh nhịp độ tăng trưởng bình quân cao hơn bình quân cả nước như Lào Cai, Lâm Đồng, ĐăkLăk, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh…

Cơ cấu kinh tế ở các tỉnh miền núi và vùng dân tộc đang được chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ. Năm 1990 sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 70% GDP của vùng núi, công nghiệp chiếm 11%, dịch vụ 19% thì nay con số đó là 55%, 20% và 30%.

Đời sống của người dân miền núi trong đó có đồng bào dân tộc đã được cải thiện qua các chương trình đầu tư chung cho miền núi cũng như qua những chương trình đầu tư đặc thù theo chương trình, dự án như: Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, chương trình dự án định canh định cư đối với đồng bào các dân tộc trong diện thực hiện Nghị quyết 38-CP về định canh định cư; chương trình hỗ trợ các dân tộc đặc biệt có khó khăn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế cây thuốc phiện; chương trình xây dựng trung tâm cụm xã; trợ cước trợ giá những mặt hàng thiết yếu cho vùng miền núi và dân tộc; xoá đói giảm nghèo…Từ năm 1999, Chính phủ đầu tư cho chương trình 135 với 1000 xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa với khoảng 410 tỷ đồng.

Có thể nói đến nay, nạn đói kinh niên ở nhiều vùng dân tộc trước đây đã được giảm đáng kể. Nhiều hộ gia đình dân tộc đã từ du canh du cư chuyển sang định canh định cư, làm ăn khá giả, có hộ xây được nhà ở kiên cố thay vì nhà tranh tre tạm bợ xưa kia, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt gia đình như xe máy, cát xét, ti vi, quạt điện và máy móc phục vụ sản xuất như máy cày, máy kéo, máy bơm nước, xay xát…nhiều mô hình hộ sản xuất giỏi có trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản hoặc trồng rừng, có

hộ đã có thu nhập hàng năm tới vài ba trăm triệu trở lên. Nhiều mô hình định canh định cư phát triển bền vững như những điểm đồng bào Dao ở xã Viễn Sơn, xã Đại Sơn (Yên Bái) , xã Tân Dân, Phong Dụ (Quảng Ninh); Đồng bào Mông thôn Mô Cổng, xã Phỏng Lái, xã Tà Xùa, Lao Khô (Sơn La), Khe Cạn (Thái Nguyên); Đồng bào K'Ho ở Tân Châu, Liên Đầm (Lâm Đồng); Đồng bào Ê đê ở Ea tul, Eapok, Chư đăng, Chừ Cáp (Đăk Lăk); Đồng bào Gia rai, Ba Na ở Hà Bầu, Gla (Gia Lai)…Nhờ có sự đầu tư phát triển như vậy, tỷ lệ đói nghèo ngày một giảm, ví dụ như tỉnh Lai Châu nếu năm 1995 tỷ lệ đói nghèo của tỉnh là 42,2% thì đến nay chỉ còn 36,3%; tỉnh Kon Tum năm 1995 tỷ lệ đói nghèo là 73% nay còn 33,17%.

Các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, văn hoá cũng có nhiều mặt tiến bộ rõ rệt tác động tốt đến đời sống đồng bào các dân tộc:

- Đến nay, hầu hết các xã miền núi và dân tộc đều đã có trường cấp I, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đã đạt gần 90%, nhiều tỉnh, nhiều huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Theo Bộ Giáo dục, hiện chỉ còn 6 tỉnh có dân tộc và miền núi chưa đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mà thôi.

- Mạng lưới y tế đã được thiết lập đến xã và thôn buôn, nhiều bệnh tật kinh niên ở miền núi và vùng dân tộc đã được đẩy lùi như sốt rét, kiết lỵ, sức khoẻ của cộng đồng dân cư được chăm sóc khá hơn trước, nhiều tỉnh miền núi và vùng dân tộc đã có tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch cao hơn bình quân chung của cả nước như tỉnh ĐăkLăk 44%, tỉnh Kon Tum 40%...

- Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy, mức hưởng thụ văn hoá của cư dân miền núi và vùng dân tộc tăng hơn trước; 40% số xã miền núi đã có điện; 75% số xã đã được phủ sóng truyền hình ; 90% được phủ sóng phát thanh ; 769 xã miền núi đã được xây dựng điểm bưu điện -văn hoá xã; nhiều nơi đang xây dựng làng văn hoá mới.

- Trật tự an ninh - quốc phòng được giữ vững, hiện tượng "xưng vua", nghe theo lời kẻ xấu đã giảm hẳn. Tóm lại, trong vòng 10 năm đổi mới và thực hiện Nghị quyết 22TW của Bộ Chính trị, bộ mặt miền núi nói chung và đời sống vùng đồng bào các dân tộc đã có những đổi thay nhanh chóng, bất kỳ người dân nào ở miền núi cũng đều thấy điều đó là thực tế.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã là xã Thanh Tương, xã Năng Khả và xã Sơn Phú thuộc huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang là tỉnh Biên giới nằm phía Bắc của Tổ Quốc toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, 01 thành phố, 141 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 5 thị trấn và 129 xã trong đó có 35 xã đặc biệt khó khăn. Gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông 2,16%, dân tộc Kinh 48,21%, dân tộc Tày 25,45%; dân tộc Dao 11,38%; dân tộc Sán chay 8%; dân tộc Nùng 1,9%; dân tộc Sán Dìu 1,62%; còn lại các dân tộc khác chiếm 1,28%

Đời sống kinh tế, xã hội các dân tộc tỉnh Tuyên quang cũng có sự chênh lệch nhất định, có thể chia làm 3 khu vực: khu vực I; ở thành phố Tuyên Quang và các thị trấn thuộc huyện thì đời sống nhân dân có điều kiện kinh tế tốt hơn, trình độ dân trí cao hơn. Những nơi đây tập trung chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức, công nhân và những người làm ăn buôn bán. Khu vực II; ở các xã ven các thành phố và thị trấn, những nơi có đường giao thông thuận lợi, những nơi có các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: quặng, tài nguyên từ sông, hồ hoặc những xã có đất đai trồng cây công nghiệp thì điều kiện kinh tế, xã hội ở mức trung bình cho đến khá. Khu vực III; có 35 xã đặc biệt khó khăn (vùng 135) đây là những xã ở vùng sâu vùng xa thuộc các huyện như Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn. Đồng bào dân tộc nơi đây sống chủ yếu bằng trồng lúa nước, ngô và sống dựa và rừng núi và thiên nhiên, điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí chậm phát triển.

Huyện Na Hang: Một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang cách thành phố Tuyên Quang 105 km về hướng bắc. Huyện bao gồm một thị trấn là thị trấn Na Hang và 11 xã: Côn Lôn, Đà Vị, Hồng Thái, Khâu Tinh, Năng Khả, Sinh Long, Sơn Phú, Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Nông, Yên Hoa. Diện tích: 865,50 km2 Dân số: 41868 người, gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’mông… sinh sống, với 70% diện tích là rừng núi đời sống khó khăn, kinh tế chậm phát triển, thu ngập bình quân đầu người thấp.

- Xã Thanh Tương: Được chia làm 13 thôn, trong đó 5 thôn có trên 80% dân tộc Dao sinh sống và 8 thôn trên 80% dân tộc Tày sinh sống. Tổng dân số là 3276 người, phụ nữ từ 20 đến 35 tuổi là 735 người, trong đó: Dân tộc Dao là 216 người, Tày là 411 người, H.Mông: 5 người, Thái:1 người, Nùng: 1 người, Hoa: 2 người, Kinh: 99 người

- Xã Sơn Phú: Có 8 thôn, trong đó dân tộc Tày sống tập trung ở 2 thôn. Tổng dân số là 3144 người. Tổng số phụ nữ từ 20 đến 35 tuổi là 481 người trong đó: Dân tộc Dao là 329 người, dân tộc Tày là 118 người, dân tộc kinh là 19 người, H’Mông là 15 người.

- Xã Năng Khả: Có 16 thôn trong đó dân tộc Dao sống tập trung ở 4 thôn. Tổng dân số là 5902 người. Tổng số phụ nữ 20 đến 35 tuổi là 893 người, trong đó: Dân tộc Dao là 253 người, Tày: 578 người, Thái: 2 người, Sán chay: 2 người, Kinh: 58 người

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ từ 20 đến 35 tuổi thuộc dân tộc Dao và dân tộc Tày đang sinh sống tại địa bàn chọn nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ - Phụ nữ có thai

- Phụ nữ đang cho con bú

- Những đối tượng khó khăn trong giao tiếp (người mắc bệnh nặng tại thời điểm nghiên cứu, câm, điếc…)

-Những phụ nữ không thuộc dân tộc Dao và dân tộc Tày

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Là một cuộc nghiên cứu dịch tễ học có phân tích qua một cuộc điều tra cắt ngang nhằm:

- Đánh giá một số chỉ số cân nặng, chiều cao, vòng mông, tỷ trọng mỡ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc và tập tính dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ dân tộc thiểu số tại huyện na hang, tuyên quang năm 2016 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w