Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc và tập tính dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ dân tộc thiểu số tại huyện na hang, tuyên quang năm 2016 (Trang 36 - 38)

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã là xã Thanh Tương, xã Năng Khả và xã Sơn Phú thuộc huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang là tỉnh Biên giới nằm phía Bắc của Tổ Quốc toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, 01 thành phố, 141 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 5 thị trấn và 129 xã trong đó có 35 xã đặc biệt khó khăn. Gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông 2,16%, dân tộc Kinh 48,21%, dân tộc Tày 25,45%; dân tộc Dao 11,38%; dân tộc Sán chay 8%; dân tộc Nùng 1,9%; dân tộc Sán Dìu 1,62%; còn lại các dân tộc khác chiếm 1,28%

Đời sống kinh tế, xã hội các dân tộc tỉnh Tuyên quang cũng có sự chênh lệch nhất định, có thể chia làm 3 khu vực: khu vực I; ở thành phố Tuyên Quang và các thị trấn thuộc huyện thì đời sống nhân dân có điều kiện kinh tế tốt hơn, trình độ dân trí cao hơn. Những nơi đây tập trung chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức, công nhân và những người làm ăn buôn bán. Khu vực II; ở các xã ven các thành phố và thị trấn, những nơi có đường giao thông thuận lợi, những nơi có các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: quặng, tài nguyên từ sông, hồ hoặc những xã có đất đai trồng cây công nghiệp thì điều kiện kinh tế, xã hội ở mức trung bình cho đến khá. Khu vực III; có 35 xã đặc biệt khó khăn (vùng 135) đây là những xã ở vùng sâu vùng xa thuộc các huyện như Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn. Đồng bào dân tộc nơi đây sống chủ yếu bằng trồng lúa nước, ngô và sống dựa và rừng núi và thiên nhiên, điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí chậm phát triển.

Huyện Na Hang: Một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang cách thành phố Tuyên Quang 105 km về hướng bắc. Huyện bao gồm một thị trấn là thị trấn Na Hang và 11 xã: Côn Lôn, Đà Vị, Hồng Thái, Khâu Tinh, Năng Khả, Sinh Long, Sơn Phú, Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Nông, Yên Hoa. Diện tích: 865,50 km2 Dân số: 41868 người, gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’mông… sinh sống, với 70% diện tích là rừng núi đời sống khó khăn, kinh tế chậm phát triển, thu ngập bình quân đầu người thấp.

- Xã Thanh Tương: Được chia làm 13 thôn, trong đó 5 thôn có trên 80% dân tộc Dao sinh sống và 8 thôn trên 80% dân tộc Tày sinh sống. Tổng dân số là 3276 người, phụ nữ từ 20 đến 35 tuổi là 735 người, trong đó: Dân tộc Dao là 216 người, Tày là 411 người, H.Mông: 5 người, Thái:1 người, Nùng: 1 người, Hoa: 2 người, Kinh: 99 người

- Xã Sơn Phú: Có 8 thôn, trong đó dân tộc Tày sống tập trung ở 2 thôn. Tổng dân số là 3144 người. Tổng số phụ nữ từ 20 đến 35 tuổi là 481 người trong đó: Dân tộc Dao là 329 người, dân tộc Tày là 118 người, dân tộc kinh là 19 người, H’Mông là 15 người.

- Xã Năng Khả: Có 16 thôn trong đó dân tộc Dao sống tập trung ở 4 thôn. Tổng dân số là 5902 người. Tổng số phụ nữ 20 đến 35 tuổi là 893 người, trong đó: Dân tộc Dao là 253 người, Tày: 578 người, Thái: 2 người, Sán chay: 2 người, Kinh: 58 người

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ từ 20 đến 35 tuổi thuộc dân tộc Dao và dân tộc Tày đang sinh sống tại địa bàn chọn nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ - Phụ nữ có thai

- Phụ nữ đang cho con bú

- Những đối tượng khó khăn trong giao tiếp (người mắc bệnh nặng tại thời điểm nghiên cứu, câm, điếc…)

-Những phụ nữ không thuộc dân tộc Dao và dân tộc Tày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc và tập tính dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ dân tộc thiểu số tại huyện na hang, tuyên quang năm 2016 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w