- Theo thành phần kinh tế:
4.3.2. Rủi ro thanh khoản:
Rủi ro về thanh khoản – là những rủi ro phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức, hoặc trong tình huống dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường.
Bảng 21: Rủi ro thanh khoản
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Dư nợ (triệu đồng) 773.605 703.561 806.680
Vốn huy động (triệu đồng) 415.124 502.536 424.949
Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động (%) 186,35 140 189,83
(Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ)
Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm tăng giảm không đều. Năm 2005 tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng là 186,35%. Năm 2006 tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng giảm xuống còn 140% điều này chứng tỏ tính thanh khoản của Ngân hàng cao hơn năm 2005 dẫn đến rủi ro của Ngân hàng cũng cao hơn năm 2005. Đến năm 2007 thì tỷ lệ dư nợ / vốn huy động của Ngân hàng là 189,83% chứng tỏ khả năng của Ngân hàng sử dụng tiền gởi để cho vay đạt hiệu quả hơn năm 2005 và năm 2006. Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thấp chứng tỏ Ngân hàng đã chủ động được khả năng thanh toán của mình.
- Khi Ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết kịp thời
có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán
- Hệ số thanh khoản càng thấp càng khiến cho ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu giữ mức tài sản thanh khoản lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng