MỐT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam tại cần thơ (Trang 80)

- Theo thành phần kinh tế:

5.3. MỐT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

5.3.1. Về công tác phát vay

Trong thực tế, một ngân hàng có hiệu quả không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng năng lực của khách hàng để giảm bớt rủi ro.

- Đối với khách hàng là cá nhân món vay phục vụ là nhỏ, lẻ phù hợp với sản xuất thì mức độ rủi ro sẽ được phân tán, hạn chế.

- Khâu thẩm định hồ sơ xin vay cần thực hiện chặt chẽ, chi nhánh ngân hàng cần thắt chặt việc chấp hành quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan, theo sự hướng dẫn của hệ thống ngành, các văn bản pháp luật có liên quan. Khâu thẩm định dự án cho vay tiến hành mang tính thực chất hơn. Thẩm định bao gồm đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn giải ngân cho đến khi thu hồi được hết nợ, hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản thế chấp, tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, uy tín của dự án của khách hàng, năng lực của chủ dự án, bằng việc thu nhập, phân tích điều tra, đánh giá khách hàng, thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng, nên đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng thẩm định. Kết hợp nắm bắt thông tin của địa phương nơi người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề của người xin vay vốn các thông tin khác có liên quan đến khách hàng vay vốn,...là những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay.

5.3.2. Về công tác thu nợ

Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách đúng mục đích hay không, quản lý vốn vay đầu tư có chặt chẽ và hiệu quả hay không, đồng thời phải đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và có biện pháp thu hồi vốn kịp thời nhằm hạn chế rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán.

5.3.3. Hạn chế và xử lý nợ quá hạn

- Khi phân tích khách hàng cán bộ tín dụng cần phân tích một cách sâu sắc tránh tình trạng khách hàng chỉ có nợ tốt ở ngân hàng còn các ngân hàng khác là nợ xấu.

- Cần chú ý hơn việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian thi công các công trình. Tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, chuyển nợ quá hạn đối với khách hàng đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng để gia hạn nợ. Cương quyết trong vấn đề gia hạn nợ vay, như buộc khách hàng phải trả hết nợ rồi mới cho vay lại mà không giải quyết cho gia hạn nợ. Tuy nhiên đối với nhóm khách hàng thực sự chưa thể trả được nợ vì lý do khách quan, nếu ngân hàng buộc họ phải trả hết nợ rồi cho vay lại nợ mới thì họ phải đi vay nóng từ những người cho vay nặng lãi hay đi vay của (Tổ chức tín dụng) TCTD khác để trả nợ cho ngân hàng, việc làm này không những chỉ gây khó khăn cho chính khách hàng vay vốn mà ngay cả các TCTD cũng khó tránh khỏi. Vì thế khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng để có giải pháp thích hợp, khi đã tìm ra nguyên nhân ngân hàng có thể thực hiện những công việc:

+ Đối với các doanh nghiệp có nợ sắp đến hạn nhưng chưa có nguồn thanh toán, thì ngân hàng tiến hành nhắc nhở, xúc tiến ngay thủ tục gia hạn nợ nếu có lý do chính đáng.

+ Đối với doanh nghiệp mới phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng yêu cầu gửi ngay kế hoạch trả nợ khả thi và thường xuyên đốc thúc doanh nghiệp tìm nguồn trả nợ.

- Đối với các khoản quá hạn phát sinh kéo dài, ngân hàng cần tiến hành kết hợp với các cơ quan có liên quan đồng thời đến tại đơn vị doanh nghiệp để trực tiếp cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn và lập kế hoạch trả nợ tùy theo tình trường hợp: + Đối với doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không đủ tiền trả nợ, nhưng có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể đề nghị người vay thanh lý bớt tài sản không sử dụng, giải phóng hàng tồn kho, tổ chức lại sản xuất để phục hồi khả năng trả nợ của khách hàng. Hay ngân hàng có thể hướng dẫn cho khách hàng lập kế hoạch trả dần.

+ Trường hợp khách hàng lừa đảo, cố tình lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích, không còn sản xuất kinh doanh, mất khả năng trả nợ, lúc này ngân hàng cần nhanh chóng phong tỏa tài sản, tiến hành khởi kiện ra tòa và tập trung hồ sơ liên hệ với các ban ngành liên quan, phát mãi tài sản để thu hồi nợ gốc và lãi.

- Đối với các món vay dù lớn hay nhỏ, nhất là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nhằm thu hồi nợ cũ và đồng thời thực hiện phân loại đánh giá khách hàng để tránh phát sinh nợ quá hạn mới.

5.3.4. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên

- Hiện nay, việc chuẩn bị đầy đủ về nguồn nhân lực là điều kiện hết sức quan trọng để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh ngân hàng có cạnh tranh. Bởi đứng trước yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ không những phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài khổng lồ hơn hẳn về nhiều mặt, đặc biệt là nguồn nhân lực.

Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu các nghiệp vụ chủ chốt như tín dụng, công nghệ thông tin, nghiệp vụ thẻ, … nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhân viên là những việc cần xúc tiến thực hiện nhằm hiện đại hóa Ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Trong đó, ngân hàng chú trọng nâng cao nghiệp vụ tín dụng, trong đó có kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phân tích tín dụng thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng

- Đẩy mạnh hơn nữa việc trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để từng bước hiện đại hóa ngân hàng, nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Ngân hàng ĐT- PT Chi nhánh Cần Thơ luôn quan tâm đến cho vay ngắn hạn. Dù lãi suất không cao như cho vay trung hạn, nhưng nó có thể hạn chế được rủi ro tín dụng. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế và theo đối tượng nhìn chung tăng đều qua ba năm, doanh số thu nợ tăng chứng tỏ ngân hàng có nhiều khách hàng uy tín, mặt khác ngân hàng có nhiều phương pháp thu hồi nợ linh hoạt phù hợp.

Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tại Cần Thơ luôn phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng. Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn đầu tư cho kinh tế - xã hội, bảo đảm đáp ứng cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ nông dân, góp phần đáng kể trong ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh tại Cần Thơ, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Về huy động vốn: vốn huy động qua các năm tăng giảm không đều. Năm 2006 đạt 502.536 triệu đồng, tương đương tăng 21,06% so với năm 2005, năm 2007 giảm 77.586 triệu đồng tương đương giảm xuống 15,44% so với năm 2006 trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất. Do có nhiều sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn, bên cạnh do sự biến động của lãi suất thị trường. Ngân hàng không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thị trường và giới thiệu đến nhiều khách hàng

- Về hoạt động tín dụng: Đây là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất cũng như đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như cá nhân, hộ gia đình được tiến hành thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp cho công tác thu nợ tại ngân hàng cũng đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên nợ quá hạn vẫn còn tương đối cao vào năm 2006, do đó ngân hàng nên có nhiều biện pháp để có thể vừa tăng trưởng

vốn vay, vừa đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng, tạo điều kiện đưa ngân hàng ngày càng phát triển mạnh.

- Về kết quả kinh doanh: do chi nhánh thực hiện những chính sách kinh doanh hợp lý và luôn cố gắng để đạt kết quả cao nên thu nhập nhìn chung qua các năm đều tăng cao. Các dịch vụ thanh toán ngày càng nhanh gọn và tăng mạnh, thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

6.2. KIẾN NGHỊ

- Mở thêm các phòng giao dịch ở các khu vực tiềm năng, tập trung nhiều dân cư như: khu công nghiệp, thị xã, thị trấn, vùng kinh tế …để thu hút khách hàng gửi tiền và cho vay.

- Phát triển ngày càng nhiều máy rút tiền tự động ATM giúp người dân có thói quen thanh toán qua ngân hàng nhằm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

- Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho nhiều đối tượng khách hàng, nhất là thành phần kinh tế tập thể, các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ và thành phần kinh tế Nhà nước nhiều hơn, để góp phần kích thích nền kinh tế địa phương phát triển.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân thấy được ưu điểm cũng như sự tiện ích khi đến giao dịch với ngân hàng.

1) PGS. TS. Lê Văn Tề, TS. Hồ Diệu (2004). Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

2) ThS. Nguyễn Thanh Nguyệt, ThS. Thái Văn Đại (2004). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.

3) ThS. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.

4) Mai Siêu, Đào Minh Phúc, Nguyễn Quang Tuấn (2002). Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam tại cần thơ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w