Rủi ro về lãi suất:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam tại cần thơ (Trang 75)

- Theo thành phần kinh tế:

4.3.3 Rủi ro về lãi suất:

Bảng 22: Rủi ro lãi suất

Đơn vị: triệu đồng

KHOẢN MỤC Số tiền2005 Số tiền2006 Số tiền2007

Tiền gửi tiết kiệm < 12 tháng 245.172 346.370 390.282

Tiền gửi của các TCKT <12 tháng - 4.600 22.700

Phát hành giấy tờ có giá < 12 tháng 37.119 39.153 6.636

Vốn điều chuyển 3.370 3.970 4.018

Tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 285.661 394.093 423.636

Tín dụng ngắn hạn 215.623 312.838 358.746

Tổng tài sản nhạy cảm lãi suất 215.623 312.838 358.746

(Nguồn: Phòng nguồn vốn của Ngân Hàng đầu tư và phát triển Cần thơ)

Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Năm 2005 đến năm 2007 tổng tài sản tăng liên tục trong 3 năm: năm 2005 là 215.623 triệu, năm 2006 là 312.838 triệu đồng, năm 2007 là 358.746 triệu đồng. Bên cạnh đó tổng nguồn vốn cũng tăng theo trong 3 năm: năm 2005 là 285.661 triệu, năm 2006 là 394.093 triệu, năm 2007 là 423.636 triệu. Qua đó ta thấy được sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn. Nguồn vốn lớn hơn tài sản đều này cho thấy ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần có những giải pháp để phòng ngừa rủi ro này.

CHƯƠNG 5:

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TẠI CẦN THƠ

5.1. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1. Những tồn tại

- Qua phân tích cho thấy vấn đề đáng lưu ý là nợ quá hạn thuộc thành phần kinh tế nhà nước, đối tượng khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tăng cao trong năm 2006 và có xu hướng ngày càng tăng.

- Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn còn chưa cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

- Cho vay thành phần kinh tế Nhà nước giảm và có tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn.

5.1.2. Nguyên nhân

- Nợ quá hạn nói trên tăng vì do một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng chủ yếu là từ phía khách hàng như:

+ Từ sự tác động của yếu tố khách quan: Thị trường biến động, giá cả tăng giảm không ổn định, nhu cầu của người tiêu dùng lại thay đổi bất thường, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất, hay do sản xuất thua lỗ, các khoản thu nhập sai chu kỳ…, hoặc những nguyên nhân bất khả kháng không lường trước được ảnh hưởng đến năng suất kinh doanh như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh bùng phát...

+ Hoặc do yếu tố chủ quan khách hàng vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Hay do khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng bằng cách đem cùng một tài sản thế chấp ở nhiều ngân hàng để được vay nhiều hơn.

+ Do từ phía ngân hàng: phạm sai lầm ở khâu thẩm định, thẩm định chưa kỹ hoặc nới lỏng ở khâu tái thẩm định, nguồn trả nợ có đảm bảo và ổn định hay không và tình hình quá tải của cán bộ tín dụng trong ngân hàng.

+ Việc xử lý nợ còn nhiều khó khăn do việc hỗ trợ xử lý nợ của chính quyền địa phương còn thiếu kiên quyết, nhiều hộ cố tình chây ỳ nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ.

- Cho vay kinh tế Nhà nước giảm là do trong khu vực này những năm trước đây, qua kết quả kiểm toán biết được phần lớn các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài. Vì thế ngân hàng rất thận trọng và hạn chế cho vay khách hàng thuộc thành phần kinh tế này.

5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGNGẮN HẠN NGẮN HẠN

5.2.1. Ngân hàng cần tập trung vốn cho vay ngắn hạn nhiều hơn.

- Ngân hàng phải theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, xem khách hàng có thực hiện được đầy đủ những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi có nghĩa là người sử dụng vốn cũng có lợi mà ngân hàng cũng có lợi.

- Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay; trong cho vay cần lập chữ “tín” làm đầu để gắn chặt ngân hàng với khách hàng của mình. Đồng thời, phải có phong cách tiến bộ, tế nhị, hòa nhã với khách hàng có nghĩa là không thực hiện biện pháp hành chính cứng nhắc đối với người vay, nên tạo cho khách hàng có một cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng, tạo điều kiện cho họ sản xuất tốt, ngược lại họ sẽ làm tròn trách nhiệm cho ngân hàng.

- Thực hiện tốt quy trình tín dụng:

Để tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần phải

+ Xem xét năng lực pháp lý của đơn vị vay vốn.

+ Năng lực trả nợ của khách hàng vay vốn, nguồn trả nợ của đối tượng vay vốn ngân hàng chủ yếu từ lợi nhuận của phương án xin vay cũng như khả năng rủi ro tiềm tàng của đơn vị vay khi phương án xin vay bị phá sản.

+ Uy tín của khách hàng

+ Vốn tự có của doanh nghiệp, mức vốn này có đủ để bù đắp rủi ro, thua lỗ xảy ra. - Tiếp tục chú trọng cho vay vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là xu hướng phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Duy trì và mở rộng khách hàng thuộc thành phần kinh doanh cá thể.

- Tiếp cận và tìm cách thu hút các khách hàng lớn kinh doanh có hiệu quả.

5.2.2. Mở rộng mạng lưới hoạt động

Việc hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào việc huy động vốn, và nhu cầu đa dạng của khách hàng vay vốn. Kinh tế Cần Thơ ngày càng phát triển, do đó ngân hàng cần mở thêm phòng giao dịch của mình trên các địa bàn, những địa bàn quan trọng tập trung nhiều dân cư và khu công nghiệp, để cung ứng các sản phẩm của mình tại các khu vực đông dân cư như khu đô thị Nam sông Cần Thơ, Trung Tâm Thương Mại Cái Khế, Khu công nghiệp Hưng Phú…. phải nghiên cứu, đẩy mạnh công tác marketing, tìm hiểu xem người dân hiện nay cần cái gì, nhu cầu như thế nào để đưa ra sản phẩm tương ứng, đáp ứng yếu cầu của người dân và doanh nghiệp, nhằm huy động nhiều vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế địa phương.

5.2.3. Mở rộng quan hệ với khách hàng

- Tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống. Mở rộng công tác quảng cáo, tiếp thị, quảng bá sâu rộng đến mọi thành phần, mọi tầng lớp kinh tế, công tác quảng cáo tiếp thị dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên truyền hình, báo chí… để cho người dân biết về các hình thức huy động vốn cũng như những chương trình khuyến mãi và tặng thưởng tại ngân hàng.

- Cần mở rộng cho vay đối với nhiều tổ chức kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, các thành phần được Chính phủ và Nhà Nước khuyến khích phát triển. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước, từ năm 2005 Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế,

sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhằm thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

- Giữ quan hệ tốt với khách hàng cũ, cán bộ của tín dụng có thể bám sát khách hàng, nắm bắt được tình hình thực tế của từng khách hàng, để thuận tiện cho công tác thẩm định, quản lý, thu hồi vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt được những nhu cầu vốn, những định hướng trong tương lai để chi nhánh có kế hoạch kịp thời hoặc có những sản phẩm, dịch vụ đón đầu đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế hiện nay.

- Thủ tục giao dịch của hệ thống phải thuận tiện, đơn giản, phục vụ nhanh, tạo được thiện cảm cho người dân, thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Thủ tục cho vay cần được tiến hành nhanh chóng với thời gian tiếp nhận, duyệt cho vay và giải ngân trong vòng 1 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đặc biệt đối với khách hàng là cá nhân để họ có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay. Nhưng vẫn đảm bảo cho vay theo đúng quy trình chỉ đạo của Trung ương.

5.2.4. Trang bị công nghệ thông tin, phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụmới đa dạng mới đa dạng

- Cung cấp thêm các ứng dụng, tiện ích mới đi kèm với các dịch vụ truyền thống để có thể phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn như: Tài khoản tiết kiệm đa năng (cho phép rút tiền linh hoạt).

- Cán bộ tín dụng cần xây dựng hệ thống thông tin chuyên môn phục vụ cho công tác tín dụng. Trong hệ thống thông tin trên, nguồn thông tin trên báo chí là không thể thiếu như các báo điện tử, các website liên quan đến các doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng có quan hệ với ngân hàng và sử dụng hiệu quả những thông tin trên trong thẩm định sẽ giảm bớt được yếu tố chủ quan trong việc thẩm định khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng.

5.3. MỐT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 5.3.1. Về công tác phát vay 5.3.1. Về công tác phát vay

Trong thực tế, một ngân hàng có hiệu quả không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá đúng năng lực của khách hàng để giảm bớt rủi ro.

- Đối với khách hàng là cá nhân món vay phục vụ là nhỏ, lẻ phù hợp với sản xuất thì mức độ rủi ro sẽ được phân tán, hạn chế.

- Khâu thẩm định hồ sơ xin vay cần thực hiện chặt chẽ, chi nhánh ngân hàng cần thắt chặt việc chấp hành quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan, theo sự hướng dẫn của hệ thống ngành, các văn bản pháp luật có liên quan. Khâu thẩm định dự án cho vay tiến hành mang tính thực chất hơn. Thẩm định bao gồm đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn giải ngân cho đến khi thu hồi được hết nợ, hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản thế chấp, tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, uy tín của dự án của khách hàng, năng lực của chủ dự án, bằng việc thu nhập, phân tích điều tra, đánh giá khách hàng, thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng, nên đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng thẩm định. Kết hợp nắm bắt thông tin của địa phương nơi người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề của người xin vay vốn các thông tin khác có liên quan đến khách hàng vay vốn,...là những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay.

5.3.2. Về công tác thu nợ

Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách đúng mục đích hay không, quản lý vốn vay đầu tư có chặt chẽ và hiệu quả hay không, đồng thời phải đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và có biện pháp thu hồi vốn kịp thời nhằm hạn chế rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán.

5.3.3. Hạn chế và xử lý nợ quá hạn

- Khi phân tích khách hàng cán bộ tín dụng cần phân tích một cách sâu sắc tránh tình trạng khách hàng chỉ có nợ tốt ở ngân hàng còn các ngân hàng khác là nợ xấu.

- Cần chú ý hơn việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian thi công các công trình. Tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, chuyển nợ quá hạn đối với khách hàng đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng để gia hạn nợ. Cương quyết trong vấn đề gia hạn nợ vay, như buộc khách hàng phải trả hết nợ rồi mới cho vay lại mà không giải quyết cho gia hạn nợ. Tuy nhiên đối với nhóm khách hàng thực sự chưa thể trả được nợ vì lý do khách quan, nếu ngân hàng buộc họ phải trả hết nợ rồi cho vay lại nợ mới thì họ phải đi vay nóng từ những người cho vay nặng lãi hay đi vay của (Tổ chức tín dụng) TCTD khác để trả nợ cho ngân hàng, việc làm này không những chỉ gây khó khăn cho chính khách hàng vay vốn mà ngay cả các TCTD cũng khó tránh khỏi. Vì thế khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng để có giải pháp thích hợp, khi đã tìm ra nguyên nhân ngân hàng có thể thực hiện những công việc:

+ Đối với các doanh nghiệp có nợ sắp đến hạn nhưng chưa có nguồn thanh toán, thì ngân hàng tiến hành nhắc nhở, xúc tiến ngay thủ tục gia hạn nợ nếu có lý do chính đáng.

+ Đối với doanh nghiệp mới phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng yêu cầu gửi ngay kế hoạch trả nợ khả thi và thường xuyên đốc thúc doanh nghiệp tìm nguồn trả nợ.

- Đối với các khoản quá hạn phát sinh kéo dài, ngân hàng cần tiến hành kết hợp với các cơ quan có liên quan đồng thời đến tại đơn vị doanh nghiệp để trực tiếp cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn và lập kế hoạch trả nợ tùy theo tình trường hợp: + Đối với doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không đủ tiền trả nợ, nhưng có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể đề nghị người vay thanh lý bớt tài sản không sử dụng, giải phóng hàng tồn kho, tổ chức lại sản xuất để phục hồi khả năng trả nợ của khách hàng. Hay ngân hàng có thể hướng dẫn cho khách hàng lập kế hoạch trả dần.

+ Trường hợp khách hàng lừa đảo, cố tình lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích, không còn sản xuất kinh doanh, mất khả năng trả nợ, lúc này ngân hàng cần nhanh chóng phong tỏa tài sản, tiến hành khởi kiện ra tòa và tập trung hồ sơ liên hệ với các ban ngành liên quan, phát mãi tài sản để thu hồi nợ gốc và lãi.

- Đối với các món vay dù lớn hay nhỏ, nhất là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nhằm thu hồi nợ cũ và đồng thời thực hiện phân loại đánh giá khách hàng để tránh phát sinh nợ quá hạn mới.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam tại cần thơ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w